Bạn đang xem bài viết ✅ So sánh cương lĩnh chính trị và luận cương chính trị Phân biệt luận cương với cương lĩnh chính trị ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

So sánh Luận cương chính trị và Cương lĩnh chính trị có điểm gì giống và khác nhau là một trong những kiến thức trọng tâm nằm trong chương trình Lịch sử 12.

Phân biệt Luận cương chính trị và Cương lĩnh chính trị mang đến cho các bạn câu trả lời hay chính xác nhất về điểm giống và khác nhau của 2 cương lĩnh này. Qua đó giúp các bạn nắm vững kiến thức, biết cách vận dụng vào giải bài để đạt được kết quả cao trong các bài kiểm tra, bài thi sắp tới. Vậy dưới đây là bảng so sánh cương lĩnh chính trị và luận cương, mời các bạn cùng đón đọc. Ngoài ra các bạn xem thêm các mốc lịch sử Việt Nam.

1. Điểm giống nhau của cương lĩnh và luận cương chính trị

  • Về phương hướng chiến lược của cách mạng, cả 2 văn kiện đều xác định được tích chất của cách mạng Việt Nam là: Cách mạng tư sản dân quyền và thổ địa cách mạng, bỏ qua giai đoạn tư bản chủ nghĩa để đi tới xã hội cộng sản
  • Về nhiệm vụ cách mạng, đều là chống đế quốc, phong kiến để lấy lại ruộng đất và giành độc lập dân tộc.
  • Về lực lượng cách mạng, chủ yếu là công nhân và nông dân. Đây là hai lực lượng nòng cốt và cơ bản đông đảo trong xã hội góp phần to lớn vào công cuộc giải phóng dân tộc nước ta.
  • Về phương pháp cách mạng, sử dụng sức mạnh của số đông dân chúng Việt Nam cả về chính trị và vũ trang nhằm đạt mục tiêu cơ bản của cuộc cách mạng là đánh đổ đế quốc và phong kiến, giành chính quyền về tay công nông.
  • Về vị trí quốc tế, cách mạng Việt Nam là một bộ phận khăng khít với cách mạng thế giới đã thể hiện sự mở rộng quan hệ bên ngoài, tìm đồng minh cho mình.
  • Lãnh đạo cách mạng là giai cấp công nhân thông qua Đảng cộng sản
Tham khảo thêm:   Tiếng Anh 6 Unit 7: Vocabulary and Listening Soạn Anh 6 trang 90 sách Chân trời sáng tạo

2. Điểm khác của cương lĩnh chính trị và luận cương

Gợi ý 1

Nội dung so sánh

Cương lĩnh(2/1930)

Luận cương (10/1930)

Chiến lược sách lược cách mạng

Tiến hành “tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”.

Cách mạng Đông Dương lúc đầu là cách mạng tư sản dân quyền, sau đó tiến thẳng lên xã hội chủ nghĩa, bỏ qua thời kỳ tư bản chủ nghĩa .

Nhiệm vụ

Đánh đổ đế quốc Pháp, phong kiến và tư sản phản cách mạng,

Đánh phong kiến và đánh đế quốc là hai nhiệm vụ có quan hệ khăng khít.

Mục tiêu

Làm cho VN độc lập, thành lập chính phủ công-nông.Tịch thu sản nghiệp của đế quốc và ts phản CM chia cho dân nghèo.

Làm cho ĐD độc lập chính phủ công-nông, tiến hành CM ruộng đất triệt để.

Lực lượng

Công + nông + tiểu tư sản + trí thức, còn phú nông, trung, tiểu địa chủ và tư sản thì lợi dụng hoặc trung lập

Giai cấp công nhân và nông dân.

Lãnh đạo

Đảng cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp vs giữ vai trò lãnh đạo.

Giai cấp vô sản với đội tiên phong là Đảng Cộng sản.

Quan hệ với cách mạng Thế giới

Cách mạng VN là một bộ phận khắng khít của cách mạng thế giới, liên lạc với các dân tộc bị áp bức và vô sản thế giới.

Quan hệ với cách mạng Đông Dương và cách mạng thế giới.

Gợi ý 2

STT CƯƠNG LĨNH CHÍNH TRỊ LUẬN CƯƠNG CHÍNH TRỊ
Phạm vi Cương lĩnh chính trị xây dựng đường lối của cách mạng Việt Nam Luận cương chính trị xây dựng đường lối cách mạng cho Việt Nam nói riêng và các nước Đông Dương nói chung.
Tính chất xã hội

Xã hội Việt Nam là xã hội thuộc địa nửa phong kiến, bao gồm hai mâu thuẫn:

– Mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với đế quốc Pháp (mâu thuẫn cơ bản nhất, gay gắt nhất).

– Mâu thuẫn giữa nhân dân lao động (chủ yếu là nông dân) với địa chủ phong kiến.

Xã hội Đông Dương gồm hai mâu thuẫn dân tộc và giai cấp, trong đó mâu thuẫn giai cấp là cơ bản nhất.
Tính chất cách mạng

Cách mạng trải qua hai giai đoạn: Cách mạng tư sản dân quyền và Cách mạng thổ địa để tiến lên chủ nghĩa cộng sản.

Cách mạng Đông Dương lúc đầu là cách mạng tư sản dân quyền, sau khi thắng lợi tiến lên XHCN không qua giai đoạn phát triển TBCN.
Xác định kẻ thù và nhiệm vụ, mục tiêu cách mạng

Cương lĩnh chính trị xác định kẻ thù, nhiệm vụ của cách mạng là đánh đổ giặc Pháp sau đó mới đánh đổ phong kiến và tay sai phản cách mạng.

Luận cương chính trị xác định kẻ thù là Đế quốc và phong kiến.

Nhiệm vụ cách mạng Mục tiêu của cương lĩnh: Làm cho Việt Nam hoàn toàn độc lập, nhân dân được tự do, dân chủ, bình đẳng, tích thu ruộng đất của bọn đế quốc Việt gian chia cho dân cày nghèo, thành lập chính phủ công nông binh và tổ chức cho quân đội công nông, thì hành chính sách tự do dân chủ bình đẳng phổ thông giáo dục theo hướng công nông hoá. Luận cương chính trị xác định phải tranh đấu để đánh đổ các di tích phong kiến, đánh đổ các cách bóc lột theo lối tiền tư bản và để thực hành thổ địa cách mạng cho triệt để; đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp, làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập.
Vai trò lãnh đạo Giai cấp công nhân thông qua đội tiên phong là Đảng Cộng sản Việt Nam Giai cấp vô sản với đội tiên phong là Đảng Cộng sản Đông Dương
Lực lượng cách mạng Cương lĩnh chính trị xác định lực lượng cách mạng là giai cấp công nhân và nông dân nhưng bên cạnh đó cũng phải liên minh đoàn kết với tiểu tư sản, lợi dụng hoặc trung lập phú nông, trung nông, tiểu địa chủ. Luận cương chính trị xác định giai cấp vô sản và nông dân là hai động lực chính của cách mạng tư sản dân quyền, trong đó giai cấp vô sản là động lực chính và mạnh, là giai cấp lãnh đạo cách mạng, nông dân có số lượng đông đảo nhất, là một động lực mạnh của cách mạng.
Tham khảo thêm:   KHTN Lớp 6 Bài 45: Lực cản của nước Sách Khoa học tự nhiên 6 Kết nối tri thức với cuộc sống trang 160

Nhận xét

– Về phương pháp cách mạng và mối quan hệ giữa cách mạng Việt Nam và thế giới, cả Cương lĩnh chính trị đầu tiên và Luận cương chính trị 10/1930 đều xác định giống nhau.

– Song hạn chế lớn nhất của Luận cương chính trị 10/1930 chưa vạch rõ được mâu thuẫn chủ yếu của 1 xã hội thuộc địa nên k nêu cao được vấn đề dân tộc lên hàng đầu mà nặng về vấn đề đấu tranh giai cấp, chưa xác định được mâu thuẫn dân tộc hay mâu thuẫn giai cấp là chủ yếu, kẻ thù nào là chủ yếu. Đánh giá k đúng khả năng cách mạng của giai cấp tiểu tư sản, trung và tiểu địa chủ…. và khả năng liên minh với giai cấp tư sản dân tộc; không thấy được khả năng phân hóa và lôi kéo 1 bộ phận giai cấp địa chủ trong cách mạng giải phóng dân tộc.

– Sự đúng đắn của Cương lĩnh chính trị đầu tiên thể hiện ở việc xác định đúng đắn mối quan hệ giữa dân tộc và giai cấp, xác định đúng lực lượng và kẻ thù cách mạng, đây là 1 cương lĩnh cách giải phóng dân tộc đúng đắn và sáng tạo của Đảng đã soi đường chỉ lối cho cách mạng Việt Nam trong cuộc đấu tranh cho độc lập tự do.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết So sánh cương lĩnh chính trị và luận cương chính trị Phân biệt luận cương với cương lĩnh chính trị của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

Tham khảo thêm:   Bộ tiêu chí nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 Các tiêu chí nông thôn mới

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *