Bạn đang xem bài viết ✅ So sánh cách mạng tư sản với cách mạng vô sản Ôn tập Lịch sử 12 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

So sánh cách mạng tư sản với cách mạng vô sản là một trong những kiến thức trọng tâm trong chương trình Lịch sử cấp THPT. Tuy nhiên nhiều bạn học sinh vẫn chưa nắm vững được cách phân biệt. Vì vậy trong bài học hôm nay Wikihoc.com sẽ giới thiệu chi tiết cách so sánh chi tiết giữa hai cuộc cách mạng này.

So sánh điểm giống và khác nhau giữa cách mạng tư sản và cách mạng vô sản mang đến câu trả lời hay, ngắn gọn dễ hiểu nhất. Qua đó giúp các bạn lớp 12 có thêm nhiều gợi ý tham khảo để biết cách tìm ra điểm giống và khác nhau của 2 cuộc cách mạng này. Từ đó biết cách trả lời câu hỏi để đạt kết quả cao trong các bài kiểm tra, bài thi sắp tới.

So sánh cách mạng tư sản với cách mạng vô sản

– Một số cuộc cách mạng tư sản: cách mạng tư sản Hà Lan (1566 – 1648), Anh (1640 – 1688), Chiến tranh giành độc lập ở 13 bang thuộc địa ở Bắc Mĩ (1775 – 1783), Cách mạng tư sản Pháp (1789 – 1794)…

Tham khảo thêm:   Toán 9 Bài 13: Mở đầu về đường tròn Giải Toán 9 Kết nối tri thức tập 1 trang 83, 84, 85, 86

– Cách mạng vô sản: Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917.

a. Điểm giống nhau của cách mạng tư sản và vô sản

– Về nguyên nhân sâu xa: mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất mới phát triển với quan hệ sản xuất cũ đã lỗi thời. Cách mạng nổ ra khi tình thế đã chín muồi.

– Về nhiệm vụ: đều là những cuộc cách mạng xã hội nhằm lật đổ giai cấp thống trị, xóa bỏ giai cấp bóc lột cũ, thành lập một chính thể mới. Vấn đề cơ bản của cách mạng là thiết lập chính quyền mới.

– Về lực lượng: thu hút đông đảo lực lượng quần chúng nhân dân tham gia nhất là nông dân – giai cấp bị bóc lột nặng nề nhất trong các xã hội trước xã hội chủ nghĩa.

b. Điểm khác nhau của cách mạng tư sản và vô sản

Tiêu chí Cách mạng tư sản Cách mạng vô sản
Nguyên nhân

– Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa ra đời trong lòng xã hội phong kiến nhưng bị chế độ phong kiến ngăn cản, kìm
hãm sự phát triển.

– Chế độ phong kiến đã trở nên lỗi thời, lạc hậu.

– Giai cấp tư sản bóc lột nặng nề đối với giai cấp vô sản tại các nước tư bản.

– Giai cấp tư sản ở một số nước tư bản tiến hành xâm lược các nước ở châu Á, châu Phi và Mĩ Latinh, vơ vét bóc lột nặng nề nhân dân lao động thuộc địa.

Kẻ thù Chế độ phong kiến. Chủ nghĩa tư bản
Nhiệm
vụ
Lật đổ chế độ phong kiến chuyên chế, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển. Lật đổ chế độ tư bản chủ nghĩa, xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa, thực hiện quyền lợi cho nhân dân lao
động.
Lãnh đạo Giai cấp tư sản, tầng lớp quí tộc mới (những giai cấp, tầng lớp đại diện cho phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa). Giai cấp vô sản, đứng đầu là Đảng Cộng sản.
Lực
lượng
Tư sản, nông dân, thợ thủ công, nô lệ… Quần chúng nhân dân: công nhân, nông dân, binh lính, dân thành thị, học sinh, sinh viên..
Hình
thức
chính
quyền

Giai cấp tư sản thiết lập chế độ Cộng hòa, nắm quyền thống trị thay cho giai cấp phong kiến. Đó là nền chuyên chính của giai cấp tư sản, duy trì chế độ bóc lột đối với nhân dân lao động. Thực chất, chủ nghĩa tư bản ra đời là sự thay thế chế độ áp bức bóc lột này bằng chế độ áp bức bóc lột khác.

Nền chuyên chính của giai cấp vô sản, xóa bỏ mọi hình thức, chế độ người bóc lột người và các đối kháng giai cấp, xác lập quyền sở hữu toàn dân về tư liệu sản xuất, đem lại quyền lợi cho nhân dân lao động.

Hướng
phát
triển
Xây dựng chế độ TBCN. Xây dựng chế độ XHCN.
Về quan
hệ giữa
các nước
trong
khu vực
Đều là những quốc gia biệt lập, chưa có sự hợp tác chặt chẽ, lâu dài giữa các nước. Các nước đoàn kết hợp tác với nhau trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) nhằm xây dựng Đông Nam Á thành một khu vực hòa bình, hữu nghị hợp tác và cùng phát triển, xây dựng ASEAN thành một cộng đồng vững mạnh.
Tham khảo thêm:   Vị trí tất cả loại gỗ trong Genshin Impact

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết So sánh cách mạng tư sản với cách mạng vô sản Ôn tập Lịch sử 12 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *