Bạn đang xem bài viết ✅ Sinh học 12: Ôn tập chương 1 Giải Sinh 12 Chân trời sáng tạo trang 71, 72 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giải Sinh 12 Ôn tập chương 1 Di truyền phân tử và di truyền nhiễm sắc thể là tài liệu vô cùng hữu ích giúp các em học sinh lớp 12 có thêm nhiều gợi ý tham khảo để giải các bài tập trong SGK Sinh học 12 Chân trời sáng tạo tập 1 trang 89, 90.

Soạn Sinh 12 Chân trời sáng tạo trang 71, 72 được biên soạn đầy đủ, chi tiết giúp các bạn hiểu được kiến thức về di truyền phân tử và di truyền nhiễm sắc thể. Đồng thời trả lời các câu hỏi nội dung bài học từ câu 1 đến câu 8, so sánh với kết quả mình đã làm thuận tiện hơn.

Câu hỏi 1

Hãy cho biết các gene quy định màu da, chiều cao, hormone insulin ở người và gene quy định protein lacl ở vi khuẩn E. coli là gene cấu trúc hay gene điều hòa. Giải thích.

Gợi ý đáp án

Các gene quy định màu da, chiều cao, hormone insulin ở người và gene quy định protein lacl ở vi khuẩn E. coli là gene cấu trúc vì mang gene quy định tính trạng.

Câu hỏi 2

Đoạn mạch khuôn của một gene ở vi khuẩn có trình tự các nucleotide như sau: 3’… TAC TCA GCG GCT GCA AT …5′

a) Xác định trình tự các nucleotide của mạch bổ sung với mạch khuôn trên.

Tham khảo thêm:   Bài tập ôn thi giải toán qua mạng vòng 1 môn Toán lớp 2 năm 2018 - 2019 Tài liệu ôn thi giải toán qua mạng môn Toán

b) Có bao nhiêu codon trong đoạn phân tử mRNA do đoạn gene trên mã hóa.

Gợi ý đáp án

a) Mạch bổ sung: 5’…ATG AGT CGC CGA CGT TA …3’

b) Có 5 codon trong đoạn phân tử mRNA do đoạn gene trên mã hóa.

Câu hỏi 3

Ở người, bệnh mù màu đỏ – lục do gene nằm trên vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X quy định, trong đó, gene A quy định khả năng nhìn màu bình thường trội hoàn toàn so với gene a quy định mù màu. Trong trường hợp không phát sinh đột biến mới, các phát biểu sau đây là đúng hay sai? Giải thích.

a) Người mẹ mắc bệnh mù màu có khả năng sinh con trai không mắc bệnh.

b) Để sinh được con gái không mắc bệnh thì người bố phải có kiểu gene XAY.

c) Một cặp vợ chồng đều không mắc bệnh vẫn có khả năng sinh con bị bệnh mù màu.

Gợi ý đáp án

a) Sai vì người mẹ bị bệnh chắc chắn truyền gene gây bệnh cho con trai, mà con trai có kiểu gene XY → Người mẹ mắc bệnh mù màu có khả năng sinh con trai không mắc bệnh là sai.

b) Để sinh được con gái không mắc bệnh thì người bố phải có kiểu gene XAY là sai vì nếu bố có kiểu gene XaY truyền cho con gái Xa và con gái nhận XA từ mẹ thì vẫn không bị bệnh.

c) Đúng vì mẹ mang kiểu gene dị hợp thì con trai chắc chắn sẽ bị mù màu.

Câu hỏi 4

Hãy trả lời các câu hỏi sau:

a) Cả tế bào gan và tế bào a đảo tuy đều có gene mã hoá cho hormone glucagon và protein albumin (một loại protein trong huyết tương). Tuy nhiên, hormone glucagon chỉ xuất hiện trong các tế bào a đảo tuy, còn albumin chỉ xuất hiện trong các tế bào gan. Hãy giải thích hiện tượng trên.

Tham khảo thêm:   Địa lí 11 Bài 23: Kinh tế Nhật Bản Soạn Địa 11 Chân trời sáng tạo trang 122, 123, 124, 125, 126, 127, 128, 129, 130

b) Trong hệ thống lactose ở vi khuẩn E. coli, nếu một đột biến xảy ra ở gene lacl dẫn đến protein điều hòa bị mất hoạt tính thì sự biểu hiện của nhóm gene cấu trúc lacZ, lacY và lacA trên operon lac có thể bị ảnh hưởng như thế nào?

Câu hỏi 5

Ở người, bệnh máu khó đông do đột biến gene lặn nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X dẫn đến thiếu hụt yếu tố antihemophilic A và antihemophilic B tham gia vào quá trình đông máu nên không thể hình thành cục máu đông. Khi phân tích tế bào của sáu bé trai (kí hiệu từ A đến G) mắc bệnh máu khó đông, người ta thấy trên nhiễm sắc thể X của những bé trai này đều bị đột biến mất một đoạn nhỏ thuộc các vùng khác nhau (kí hiệu từ 1 đến 12) (Hình 1).

a) Cho biết gene mã hóa các yếu tố đông máu có thể nằm trên vùng nào của nhiễm sắc thể X. Giải thích.

b) Khi sử dụng các kĩ thuật xét nghiệm, người ta nhận thấy các bé trai này ngoài bị máu khó đông còn mắc một số rối loạn di truyền khác. Giải thích.

c) Tại sao bệnh máu khó đông thường gặp ở các bé trai? Nhiễm sắc thể X mang gene đột biến nhiễm sắc thể ở những đứa trẻ này được di truyền từ bố hay mẹ? Giải thích.

Câu hỏi 6

Ở người, bệnh galactosemia do đột biến gene lặn gây thiếu hụt enzyme trong con đường chuyển hoá galactose, dẫn đến tích tụ galactose trong máu. Hình 2 mô tả tóm tắt con đường chuyển hoá này.

Tham khảo thêm:   Thông tư 35/2012/TT-BCT Sửa đổi Thông tư 36/2010/TT-BCT

a) Hãy cho biết mối quan hệ giữa các gene A, B, C mã hoá cho các enzyme tương ứng là A, B, C trong con đường chuyển hoá galactose (biết mỗi enzyme do một gene quy định).

b) Trường hợp nào sau đây có thể sinh ra con mắc bệnh galactosemia và cho biết đứa trẻ bị thiếu hụt enzyme nào?

(1) AaBBCc x AaBbCC.

(2) AABBCc x AaBbCC.

(3) AaBbCc x AABBCC.

Câu hỏi 7

Khi lai thuận nghịch hai giống lúa đại mạch có lá màu xanh lục bình thường và lục nhạt với nhau thì thu được kết quả như Hình 3. Hãy nhận xét và giải thích kết quả của phép lai.

Câu hỏi 8

Khi nói về di truyền gene ngoài nhân, các phát biểu sau đây là đúng hay sai? Nếu sai, hãy giải thích.

a) Gene trong tế bào chất của tế bào sinh giao tử khi bị đột biến luôn được biểu hiện thành kiểu hình ở đời con.

b) Hiện tượng di truyền gene ngoài nhân còn được gọi là di truyền theo dòng mẹ.

c) Dựa trên cơ sở hiện tượng di truyền gene ngoài nhân, người ta gây bất thụ đực ở ngô nhằm tăng năng suất cây trồng.

d) Tính trạng do gene ngoài nhân quy định biểu hiện không đồng đều ở đời con.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Sinh học 12: Ôn tập chương 1 Giải Sinh 12 Chân trời sáng tạo trang 71, 72 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *