Giải Sinh 12 bài 8: Học thuyết di truyền Mendel là tài liệu vô cùng hữu ích giúp các em học sinh lớp 12 có thêm nhiều gợi ý tham khảo để giải các bài tập trong SGK Chương 2: Di truyền nhiễm sắc thể trang 40→45.
Giải Sinh 12 Kết nối tri thức bài 8 Chương 2 được biên soạn đầy đủ, chi tiết trả lời các câu hỏi nội dung bài học trang 40, 41, 42, 43, 44, 45. Qua đó giúp các bạn học sinh có thể so sánh với kết quả mình đã làm. Vậy sau đây là nội dung chi tiết giải Sinh 12 bài 8 Học thuyết di truyền Mendel Kết nối tri thức, mời các bạn cùng theo dõi tại đây.
Trả lời Dừng lại và suy ngẫm trang 43
Câu hỏi 1
Trình bày cách bố trí và tiền hành thí nghiệm lai một tính trạng của Mendel ở đậu hà lan.
Lời giải:
Mendel đã đã tiến hành giao phấn giữa các giống đậu Hà Lan khác nhau về một cặp tính trạng thuần chủng tương phản.
Trước hết, ông cắt bỏ nhị từ khi chưa chín ở hoa của cây chọn làm mẹ để ngăn ngừa sự tự thụ phấn. Khi nhị đã chín, ông lấy phấn của các hoa trên cây được chọn làm bố rắc vào đầu nhụy hoa của các hoa đã được cắt nhị ở trên cây được chọn làm mẹ. F1 được tạo thành tiếp tục tự thụ phấn để cho ra F2.
Các tính trạng của cơ thể như hoa đỏ, hoa trắng, thân cao, thân lùn, quả lục, quả vàng được gọi là kiểu hình.
Dù thay đổi vị trí của các giống làm cây bố và cây mẹ như giống hoa đỏ làm bố và giống hoa trắng làm mẹ, hay ngược lại, kết quả thu được của 2 phép lai đều như nhau.
Mendel gọi tính trạng biểu hiện ngay ở F1 là tính trạng trội (hoa đỏ, thần cao, quả lục), còn tính trạng đến F2 mới được biểu hiện là tính trạng lặn (hoa trắng, thân lùn, quả vàng).
Câu hỏi 2
Giải thích cơ sở tế bào học của qui luật phân li.
Lời giải:
Cơ sở tế bào học của quy luật phân li là sự phân li đồng đều của cặp NST tương đồng trong giảm phân dẫn đến sự phân li đồng đều của các alen trên NST tương ứng và sự tổ hợp tự do trong thụ tinh.
Giải Luyện tập và vận dụng Sinh 12 Bài 8
Câu hỏi 1
Giá sử lai cây hoa đỏ thuần chủng với cây hoa trắng thuần chủng thu được đời F1 tất cả đều có hoa màu hồng thì liệu kết quả này có ủng hộ giả thuyết di truyền pha trộn không? Giải thích.
Lời giải:
– Trong trường hợp này, F1 toàn cây hoa hồng, không phải là kiểu hình trung gian giữa hoa đỏ và hoa trắng.
– Màu hồng là một kiểu hình mới, không xuất hiện ở thế hệ P.
– Kết quả này có thể được giải thích bởi sự tương tác gen hoặc gen đa hiệu.
Câu hỏi 2
Nêu một số ứng dụng thực tiễn của quy luật Mendel.
Lời giải:
Một số ứng dụng thực tiễn:
– Lai tạo các giống cây trồng mới: Sử dụng quy luật Mendel để lai các giống cây trồng thuần chủng, tạo ra các giống cây lai có năng suất cao, chất lượng tốt, khả năng chống chịu sâu bệnh tốt.
– Xác định nguy cơ mắc bệnh di truyền: Sử dụng quy luật Mendel để xác định nguy cơ mắc bệnh di truyền của các cá thể trong gia đình có người mắc bệnh.
– Tư vấn di truyền: Cung cấp thông tin về nguy cơ di truyền và các biện pháp phòng ngừa cho các cá thể có nguy cơ mắc bệnh di truyền.
Câu hỏi 3
Làm thế nào người ta có thể khẳng định được một cây hoặc một con vật có kiểu hình trội là thuần chủng?
Lời giải:
Lai phân tích:
* Cho cây/con vật có kiểu hình trội lai với cây/con vật có kiểu hình lặn (thuần chủng).
Quan sát tỉ lệ kiểu hình ở đời F1:
– Nếu F1 đồng tính (toàn bộ có kiểu hình trội), cây/con vật ban đầu thuần chủng.
– Nếu F1 phân tính (xuất hiện cả kiểu hình trội và lặn), cây/con vật ban đầu không thuần chủng (dị hợp).
Ví dụ:
Cây đậu Hà Lan có hoa đỏ (A-) lai với cây hoa trắng (aa).
– F1 đồng tính hoa đỏ → Cây hoa đỏ ban đầu thuần chủng (AA).
– F1 phân tính hoa đỏ : hoa trắng → Cây hoa đỏ ban đầu không thuần chủng (Aa).
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Sinh học 12 Bài 8: Học thuyết di truyền Mendel Giải Sinh 12 Kết nối tri thức trang 40, 41, 42, 43, 44, 45 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.