Bạn đang xem bài viết ✅ Sinh học 12 Bài 7: Cấu trúc và chức năng của nhiễm sắc thể Giải Sinh 12 Kết nối tri thức trang 36, 37, 38, 39 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giải Sinh 12 bài 7: Cấu trúc và chức năng của nhiễm sắc thể là tài liệu vô cùng hữu ích giúp các em học sinh lớp 12 có thêm nhiều gợi ý tham khảo để giải các bài tập trong SGK Chương 2: Di truyền nhiễm sắc thể trang 36→39.

Giải Sinh 12 Kết nối tri thức bài 7 Chương 2 được biên soạn đầy đủ, chi tiết trả lời các câu hỏi nội dung bài học trang 36, 37, 38, 39. Qua đó giúp các bạn học sinh có thể so sánh với kết quả mình đã làm. Vậy sau đây là nội dung chi tiết giải Sinh 12 bài 7 Cấu trúc và chức năng của nhiễm sắc thể Kết nối tri thức, mời các bạn cùng theo dõi tại đây.

Trả lời Dừng lại và suy ngẫm trang 37

Câu hỏi trang 37

Dựa vào Hình 7.1, hãy mô tả cấu trúc siêu hiển vi của NST qua các kì trung gian, kì đầu và kì giữa.

Tham khảo thêm:   Toán lớp 5 Bài 1: Ôn tập số tự nhiên và các phép tính Giải Toán lớp 5 Chân trời sáng tạo tập 1 trang 7, 8, 9

Gợi ý đáp án

Kì trung gian:

– NST duỗi xoắn, cấu trúc dạng sợi dài, mảnh, khó nhuộm.

– Gồm 2 cromatit dính nhau ở tâm động.

– NST ở dạng sợi 30nm.

Kì đầu:

– NST bắt đầu co xoắn, dần dần đóng xoắn cực đại.

– NST có thể nhìn thấy rõ 2 cromatit dính nhau ở tâm động.

– NST ở dạng sợi 300nm.

Kì giữa:

– NST co xoắn cực đại, có dạng kép, hình chữ X.

– 2 cromatit tách nhau ở tâm động và đính vào thoi phân bào.

– NST ở dạng sợi 700nm.

Giải Luyện tập và vận dụng Sinh 12 Bài 7

Câu hỏi 1

Giải thích tại sao ở kì trung gian, NST lại cần được dẫn xoắn tối đa tạo ra các vùng nguyên nhiễm sắc có các nucleosome tách rời nhau?

Gợi ý đáp án

Ở kì trung gian, NST lại cần được dẫn xoắn tối đa tạo ra các vùng nguyên nhiễm sắc có các nucleosome tách rời nhau giúp giải phóng ADN, tạo điều kiện thuận lợi cho enzim nhân đôi ADN hoạt động.

Câu hỏi 2

Tại sao NST cần được co xoắn tối đa ở kì giữa của nguyên phân và giảm phân?

Gợi ý đáp án

NST cần được co xoắn tối đa ở kì giữa của nguyên phân và giảm phân vì:

– NST co xoắn tối đa trở nên dày và ngắn, dễ dàng di chuyển trên thoi phân bào.

– Co xoắn tối đa giúp các cromatit tách nhau rõ ràng, đảm bảo phân li đồng đều về hai tế bào con.

Tham khảo thêm:   Lịch sử 9 Bài 8: Liên Xô và các nước Đông Âu từ năm 1945 đến năm 1991 Soạn Sử 9 sách Cánh diều trang 37, 38, 39, 40, 41

– Co xoắn tối đa giúp NST thu gọn lại 15.000 – 20.000 lần, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình phân li NST diễn ra chính xác.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Sinh học 12 Bài 7: Cấu trúc và chức năng của nhiễm sắc thể Giải Sinh 12 Kết nối tri thức trang 36, 37, 38, 39 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *