Bạn đang xem bài viết ✅ Sinh học 11: Ôn tập chương III Giải Sinh 11 Chân trời sáng tạo trang 156 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giải Sinh 11 Ôn tập chương 3 Sinh trưởng và phát triển ở sinh vật là tài liệu vô cùng hữu ích giúp các em học sinh lớp 11 có thêm nhiều gợi ý tham khảo để giải các bài tập trong SGK Sinh học 11 Chân trời sáng tạo trang 156.

Giải Sinh 11 Chân trời sáng tạo trang 156 được biên soạn đầy đủ, chi tiết giúp các bạn hiểu được kiến thức về cảm ứng ở thực vật, cảm ứng ở động vật. Đồng thời nhanh chóng trả lời các câu hỏi nội dung bài học từ câu 1 đến câu 6 với kết quả mình đã làm thuận tiện hơn.

Mục Lục Bài Viết

Câu 1

Hãy cho biết các loài động vật trong Hình 1 có kiểu phát triển gì? Dựa vào đâu để nhận biết kiểu phát triển đó?

Gợi ý đáp án

– Vòng đời của cua: biến thái không hoàn toàn

– Vòng đời của rùa: không qua biến thái

– Vòng đời của ruồi nhà: biến thái hoàn toàn

Câu 2

Trong trồng trọt, người ta thường áp dụng các biện pháp để ngăn không cho cây mía ra hoa. Hãy cho biết:

a, Việc ức chế sự ra hoa ở cây mía có tác dụng gì?

b, Có thể dùng biện pháp nào để ức chế cây mía ra hoa?

Gợi ý đáp án

a, Vì cây mía khi ra hoa sẽ làm giảm lượng đường trong cây, nên ức chế sự ra hoa sẽ tăng năng suất và thu hoạch cho cây mía

Tham khảo thêm:   Bài tập trắc nghiệm Một số axit quan trọng Trắc nghiệm Hóa 9

b, Có thể sử dụng các biện pháp sau:

– Rút bước gây hạn: thiếu nước vào thời kỳ cảm ứng mầm hoa sẽ không hình thành được. Việc rút nước gây hạn ngăn chặn mía ra hoa là vấn đề cần được xem xét cụ thể, phải nắm được tập tính ra hoa của từng giống và xác định thời kỳ xử lý thích hợp. Qua thời gian xử lý phải tưới nước chăm sóc ngay để mía tiếp tục sinh trưởng cho năng suất.

– Tăng hàm lượng phân đạm vừa phải: bón nhiều đạm có thể ức chế mía ra hoa, do tác dụng kích thích sinh trưởng của đạm. Tuy vậy, nếu kéo dài thời gian bón và với lượng đạm quá dư sẽ làm giảm phẩm chất, hàm lượng đường và độ tinh khiết. Đạm được bón trước cảm ứng mầm hoa ít nhất 10-15 ngày. Tăng đạm kết hợp với gây hạn trước và trong thời kỳ cảm ứng ra hoa và sau đó tưới trở lại để mía tiếp tục sinh trưởng có thể hãm mía ra hoa mà không ảnh hưởng tới sản lượng.

– Cắt lá ngọn: lá ngọn (lá đã mở nhưng phiến lá chưa xòe ngang) là bộ phận cảm ứng mạnh với chu kỳ ánh sáng, kích thích hình thành mầm hoa, lá + 1 và + 2 mầm cảm ứng, mía không ra hoa.

Câu 3

Đọc đoạn thông tin và trả lời câu hỏi:

Hoa cúc là một trong những loài hoa được ưa chuộng, có giá trị kinh tế cao, màu sắc đa dạng, bảo quản và vận chuyển dễ dàng. Hoa cúc trồng được quanh năm, nếu muốn có hoa để bán vào dịp Tết Dương lịch (tháng 12 và tháng 1), người ta phải trồng hoa vào vụ Thu Đông (tháng 8 và 9). Hoa cúc nở vào mùa thu. Do đó, người ta đã sử dụng ánh sáng để làm chậm sự ra hoa của cúc: Dùng bóng điện loại 100W treo cách ngọn cây khoảng 50-60cm (với mật độ 1 bóng/10m2). Hằng ngày, chiếu sáng từ 22 giờ đêm đến 2 giờ sáng, liên tục trong khoảng một tháng sẽ làm cho cây không phân hóa mầm hoa và không nở sớm.

Tham khảo thêm:   Bộ đề ôn thi học kì 2 môn Toán lớp 1 sách Cánh diều 5 đề thi Toán 1 năm 2022 - 2023 theo Thông tư 27 (Có đáp án)

a, Người ta đã ứng dụng nhân tố nào để chi phối sự ra hoa của cây

b, Dựa trên cơ sở khoa học nào mà người ta có thể làm chậm quá trình ra hoa ở cây cúc?

Gợi ý đáp án

a, Dựa vào nhân tố ánh sáng

b, Cơ sở khoa học:

– Cúc ra hoa vào mùa thu ( đêm dài hơn ngày thích hợp cho cúc ra hoa) =:> Hoa cúc là cây ngày ngắn

– Thắp đèn ban đêm vào mùa thu ngăn không cho cúc ra hoa.

Câu 4

Ngoài tác động kích thích quá trình chuyển hóa, hormone thytoxine (có thành phần chính gồm iodine và amino acid tyrosine) còn có tác dụng gây biến thái ở các loài lưỡng cư. Hãy dự đoán điều gì sẽ xảy ra trong các trường hợp sau đây. Giải thích:

a, Cắt bỏ tuyến giáp ở nòng nọc

b, Nuôi nòng nọc trong môi trường có chưa iodine

c, Nòng nọc được cho ăn các mảnh mô của tuyến giáp

Gợi ý đáp án

a, Nếu ta cắt bỏ tuyến giáp của nòng nọc thì nòng nọc sẽ không biến thành ếch bởi vì không còn có thyroxine để kích thích sự biến thái.

b, Quá trình biến thái ở nòng nọc sẽ xảy ra nhanh hơn vì được bổ sung nhiều iodine

c, Quá trình biến thái ở nòng nọc sẽ xảy ra nhanh hơn vì được bổ sung nhiều thyroxine

Câu 5

Vải thiều là một loại trái cây có giá trị dinh dưỡng cao, được xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới và mang lại nguồn thu nhập lớn cho người nông dân. Cây vải sinh trưởng tốt ở những vùng có nhiệt độ trung bình từ 21-25oC, nhiệt độ thuận lợi cho sự phân hóa mầm hoa ở vải là 11-14oC. Hãy cho biết:

Tham khảo thêm:   Soạn bài Tự đánh giá: Tập truyện Quê mẹ của nhà văn Thanh Tịnh Cánh diều Ngữ văn lớp 8 trang 120 sách Cánh diều tập 2

a, Tại Việt Nam, vì sao vải thiều được trồng chủ yếu ở các tỉnh miền Bắc?

b, Một người nông dân đang mong muốn đem giống cây vải thiều vào trồng ở miền Nam nhằm tăng sản lượng vải thiều ở nước ta. Theo em, việc này có khả thi không? Vì sao?

Gợi ý đáp án

a, Tại Việt Nam, vải thiều được trồng chủ yếu ở miền Bắc vì miền Bắc nước ta có điều khiện khí hậu lạnh hơn miền Nam nên vải thiều có thể sinh trưởng và phát triển tốt.

b, Theo em, việc này không khả thi vì: khi đưa vào miền nam trồng khó có thể ra hoa vì đặc điểm về thổ nhưỡng, khí hậu, thời tiết,… của miền nam không phù hợp với điều kiện cần để ra hoa của cây vải.

Câu 6

Ở trẻ em, nhiều trường hợp cơ thể có sự thay đổi thành người trưởng thành sớm hơn bình thường (trước 9 tuổi ở nam và trước 8 tuổi ở nữ).

a, Hiện tượng này được gọi là gì?

b, Cho biết nguyên nhân, hậu quả và cách phòng tránh hiện tượng này.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Sinh học 11: Ôn tập chương III Giải Sinh 11 Chân trời sáng tạo trang 156 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *