Bạn đang xem bài viết ✅ Sinh học 11 Bài 27: Sinh sản ở động vật Giải Sinh 11 Kết nối tri thức trang 171, 172, …, 181 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Soạn Sinh 11 bài 27: Sinh sản ở động vật là tài liệu vô cùng hữu ích giúp các em học sinh lớp 11 có thêm nhiều gợi ý tham khảo để giải các bài tập trong SGK thuộc chương 4 Sinh sản ở sinh vật.

Giải Sinh 11 Kết nối tri thức trang 171→181 được biên soạn đầy đủ, chi tiết trả lời các câu hỏi nội dung bài học sinh sản ở động vật. Đồng thời qua đó các em hiểu được các quá trình sinh sản ở sinh vật. Vậy sau đây là nội dung chi tiết giải Sinh 11 bài 27Sinh sản ở động vật Kết nối tri thức, mời các bạn cùng theo dõi tại đây.

I. Sinh sản vô tính ở động vật

Câu hỏi 1

 Phân biệt hình thức sinh sản phân đôi, nảy chồi, phân mảnh và trinh sinh

Gợi ý đáp án

Phân đôi: dựa trên phân chia đơn giản chất tế bào và nhân (tạo ra các eo thắt để chia đều nhân và chất tế bào).

Trinh sinh: dựa trên phân chia tế bào trứng (không thụ tinh) theo kiểu nguyên phân nhiều lần tạo nên cá thể mới có bộ nhiễm sắc thể đơn bội.

Nảy chồi: dựa trên phân bào nguyên nhiễm nhiều lần để tạo thành một chồi non. Sau đó, chồi con lách khỏi mẹ tạo thành cá thể mới.

Tham khảo thêm:   Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ Mẫu giáo Mẫu sáng kiến kinh nghiệm trường Mầm non

Phân mảnh: dựa trên mảnh vụn vỡ của cơ thể, qua phân bào nguyên nhiễm để tạo ra cơ thể mới.

Câu hỏi 2

Tại sao trong sinh sản vô tính ở động vật, các cá thể con giống nhau và giống cá thể mẹ về các đặc điểm di truyền?

Gợi ý đáp án

Trong sinh sản vô tính ở động vật, các cá thể con giống nhau và giống cá thể mẹ về các đặc điểm di truyền bởi vì các cá thể con được tạo ra từ một phần của cơ thể mẹ:

  • Phân đôi: Cá thể mẹ phân đôi thành hai cá thể có kích thước gần bằng nhau
  • Nảy chồi: Chồi mọc ra từ cơ thể mẹ, lớn dần lên, sau đó tách ra thành cơ thể mới
  • Phân mảnh: Cơ thể mới phát triển từ mảnh tách ra từ cơ thể mẹ
  • Trinh sinh: con được phát triển từ trứng không được thụ tinh

II. Sinh sản hữu tính ở động vật

Câu hỏi 1

Trình bày quá trình sinh tinh và sinh trứng?

Gợi ý đáp án

Quá trình sinh tinh: tế bào mầm sinh dục nguyên phân tạo ra hai tinh nguyên bào, tinh bào bậc 1 từ tuổi dậy thì bắt đầu giảm phân tạo ra tinh bào bậc hai, tinh bào bậc 2 thực hiện giảm phân 2 tạo ra 4 tinh tử (tinh trùng)

Quá trình sinh trứng: tế bào mầm sinh dục nguyên phân tạo ra noãn nguyên bào, đến tuổi dậy thì, noãn bào bậc 1 giảm phân tạo thành 1 noãn bào bậc 2 và 1 thể cực. Sau đó chúng tiếp tục quá trình giảm phân 2, 1 thể cực giảm phân thành 2 thể cực, noãn bào bậc 2 giảm phân thành 1 thể cực và 1 trứng.

Câu hỏi 2

Quá trình thụ tinh diễn ra như thế nào?

Gợi ý đáp án

Khi tinh trùng gắn vào thụ thể trên màng sinh chất của tế bào trứng thì gây ra phản ứng vỏ, ngăn không cho các tinh trùng khác xâm nhập vào tế bào trứng. Vì vậy, chỉ có một tinh trùng thụ tinh với một tế bào trứng để tạo thành hợp tử

  • Tinh trùng đi qua lớp tế bào
  • Đầu tinh trùng giải phóng enzyme giúp tinh trùng đi qua màng sáng
  • Tinh trùng gắn vào thụ thể trên màng sinh chất, màng tinh trùng hoà nhập với màng trứng
  • Nhân tinh trùng xâm nhập vào tế bào trứng và kết hợp với nhân của tế bào trứng
Tham khảo thêm:   Tiếng Anh 10 Unit 2: Từ vựng Humans And The Environment sách Kết nối tri thức với cuộc sống

Câu hỏi 3

Cho biết ưu điểm và nhược điểm của mang thai và sinh con ở Thú so với đẻ trứng ở các loài động vật khác.

Gợi ý đáp án

Ưu điểm của mang thai và sinh con ở thú so với đẻ trứng ở các động vật khác: Phôi được nuôi dưỡng và bảo vệ tốt, chất dinh dưỡng từ cơ thể mẹ qua nhau thai để nuôi thai rất phong phú, nhiệt độ trong cơ thể mẹ rất thích hợp cho sự phát triển của phôi.

Luyện tập và vận dụng

Câu hỏi 1

Cho biết sự khác nhau giữa hai hình thức sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính.

Gợi ý đáp án

Sinh sản vô tính

Sinh sản hữu tính

Khái niệm

Sinh sản vô tính là sự sinh ra cơ thể mới với các đặc điểm giống cá thể ban đầu mà không có sự đóng góp vật chất di truyền của các cá thể khác

Sinh sản hữu tính là hình thức sinh sản có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái tạo thành hợp tử, hợp tử phát triển thành cơ thể mới

Cơ sở tế bào học

Nguyên phân

Nguyên phân, giảm phân, thụ tinh

Đặc điểm di truyền

  • Không có sự giảm phân hình thành giao tử, không có sự thụ tinh
  • Cơ thể con được hình thành từ một phần hay một nhóm tế bào của cơ thể mẹ
  • Đời con giống hệt cơ thể mẹ ban đầu
  • Không đa dạng di truyền
  • Có sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp gen trong quá trình phát sinh giao tử đã tạo ra nhiều giao tử khác nhau
  • Các loại giao tử này được tổ hợp lại trong quá trình thụ tinh đã tạo ra nhiều tổ hợp khác nhau làm xuất hiện nhiều biến dị tổ hợp
  • Có sự đa dạng di truyền

Ý nghĩa

Tạo ra các cá thể thích nghi với điều kiện sống ổn định

Tạo ra các cá thể thích nghi tốt với điều kiện sống thay đổi

Ví dụ

Từ một lá của cây sen đá có thể phát triển thành một cây hoặc nhiều cây sen đá mới có đặc điểm giống hệt cây sen đá cung cấp lá

Ở con người, sinh sản là quá trình tinh trùng thụ tinh với trứng tạo thành phôi, nhờ quá trình nguyên phân phát triển thành một thai nhi

Tham khảo thêm:   Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 112 - Kết nối tri thức 10 Ngữ văn lớp 10 trang 112 sách Kết nối tri thức tập 1

Câu hỏi 2

Vai trò của việc hình thành thể cực trong quá trình sinh trứng là gì?

Gợi ý đáp án

Thể cực có tác dụng dự trữ dinh dưỡng cần thiết để nuôi trứng trog khoảng thời gian đầu.

Câu hỏi 3

Tuyến yên giảm sản xuất hormone FSH, LH sẽ ảnh hưởng như thế nào đến quá trình sinh tinh và sinh trứng?

Gợi ý đáp án

Ở quá trình sinh tinh: giảm hormone FSH và LH ảnh hưởng đến quá trình sản xuất tinh trùng và quá trình tiết ra hormone testosterone.

Ở quá trình sinh trứng: giảm hormone FSH và LH ảnh hưởng đến sự phát triển của nang trứng, quá trình tiết estrogen, progesterone và quá trình rụng trứng.

Câu hỏi 4

Tại sao những người tiêm testosterone tổng hợp với mục đích phát triển cơ bắp lại có nguy cơ bị vô sinh?

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Sinh học 11 Bài 27: Sinh sản ở động vật Giải Sinh 11 Kết nối tri thức trang 171, 172, …, 181 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *