Bạn đang xem bài viết ✅ Sinh học 11 Bài 26: Sinh sản ở động vật Giải Sinh 11 Chân trời sáng tạo trang 169, 170, 171,…, 178 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giải Sinh 11 Bài 26: Sinh sản ở động vật là tài liệu vô cùng hữu ích giúp các em học sinh lớp 11 có thêm nhiều gợi ý tham khảo để giải các bài tập trong SGK Sinh học 11 Chân trời sáng tạo tập 1 trang 169, 178.

Giải Sinh 11 Chân trời sáng tạo Bài 26 được biên soạn đầy đủ, chi tiết giúp các bạn hiểu được kiến thức về sinh sản hữu tính và sinh sản vô tính ở động vật. Đồng thời nhanh chóng trả lời các câu hỏi nội dung bài học, rồi so sánh với kết quả mình đã làm thuận tiện hơn.

Hoạt động hình thành kiến thức mới Sinh 11 Bài 26

Câu hỏi 1: Sinh sản vô tính ở động vật là gì? Gồm các hình thức chủ yếu nào?

Gợi ý đáp án

– Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản mà một cá thể sinh ra một hoặc nhiều cá thể mới giống hệt mình, không có sự kết hợp giữa tinh trùng và tế bào trứng.

Tham khảo thêm:   Mẫu Đơn đề nghị cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông

– Cơ thể con được hình thành từ một phần cơ thể mẹ (phân đôi, nảy chồi, phân mảnh) hoặc từ tế bào trứng (trinh sản) nhờ nguyên phân.

Câu hỏi 2: Hãy phân biệt các hình thức sinh sản vô tính ở động vật

Gợi ý đáp án

Hình thức

Đặc điểm

Đại diện

Phân đôi

Cơ thể mẹ phân chia nhân và tế bào chất một cách đơn giản thành 2 phần, mỗi phần sẽ phát triển thành một cá thể. Sự phân đôi có thể theo chiều dọc, ngang hoặc nhiều chiều

Động vật nguyên sinh, giun dẹp

Nảy chồi

Một phần của cơ thể mẹ nguyên phân nhiều hơn các vùng lân cận và phát triển tạo thành cơ thể mới. Cơ thể con có thể sống bám trên cơ thể mẹ hoặc sống tách độc lập

Ruột khoang, bọt biển

Phân mảnh

Cơ thể mẹ tách thành nhiều phần nhỏ, tế bào ở mỗi phần tiếp tục nguyên phân nhiều lần và phát triển thành một cơ thể mới

Bọt biển

Trinh sản

Hiện tượng giao tử cái không qua thụ tinh, nguyên phân nhiều lần phát triển thành cơ thể đơn bội (n). Thường xen kẽ với sinh sản hữu tính

Chân khớp như ong, kiến, rệp

Câu hỏi 3: Hãy trình bày quá trình sinh sản hữu tính ở động vật (lấy ví dụ ở người): Hình thành tinh trùng, trứng; thụ tinh; phát triển của phôi thai; sự đẻ.

Gợi ý đáp án

– Hình thành tinh trùng và trứng

+ Hình thành tinh trùng: 1 tế bào sinh tinh trùng giảm phân và hình thành 4 tinh trùng

Tham khảo thêm:   Bộ đề thi thử vào lớp 10 môn tiếng Anh năm học 2017 - 2018 Có đáp án - Số 2 Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Anh năm 2017

+ Hình thành trứng: 1 tế bào sinh trứng giảm phân tạo 4 tế bào đơn bội: 3 thể cực, 1 tế bào trứng

– Thụ tinh: Bản chất của thụ tinh là sự kết hợp giữa tinh trùng của con đực (n) và trứng của con cái (n) để tạo thành cá thể mới (2n)

Thụ tinh trong ở người: Là hình thức thụ tinh mà trứng gặp tinh trùng và thụ tinh ở trong cơ quan sinh dục của con cái.

– Phát triển phôi thai: Hợp tử tiến hành nguyên phân nhiều lần liên tiếp để phát triển thành phôi thai

– Đẻ con: Trứng được thụ tinh trong cơ quan sinh sản (thụ tinh trong) tạo hợp tử → phát triển thành phôi → con non → đẻ ra ngoài.

Phôi thai phát triển trong cơ quan sinh sản của cơ thể cái nhờ tiếp nhận chất dinh dưỡng từ máu mẹ qua nhau thai (thú).

Giải Luyện tập Sinh học 11 Bài 26

Câu hỏi: Quan sát Hình 26.5, hãy mô tả quá trình sinh sản ở ong

Gợi ý đáp án

Ở ong diễn ra xen kẽ trinh sản và sinh sản hữu tính.

– Ong chúa đẻ ra rất nhiều trứng, trứng không được thụ tinh phát triển thành ong đực (bộ nhiễm sắc thể n – hiện tượng trinh sản)

– Trứng được thụ tinh phát triển thành ong thợ và ong chúa (bộ nhiễm sắc thể 2n – sinh sản hữu tính)

Câu hỏi: So sánh quá trình sinh tinh trùng và sinh trứng ở người

Gợi ý đáp án

– Giống nhau:

+ Đều diễn ra ở các tế bào sinh dục sơ khai.

Tham khảo thêm:   PUBG Mobile: Những điều cần lưu ý ở chế độ FPS để giành TOP 1 trong game

+ Đều trải qua 3 giai đoạn: vùng sinh sản (các tế bào đều trải qua quá trình nguyên phân để tăng số lượng); vùng sinh trưởng (tăng kích thước của tế bào); vùng chín (diễn ra quá trình giảm phân để tạo ra các giao tử, đều có sự khôi phục vật chất di truyền).

– Khác nhau:

Quá trình sinh tinh trứng:

+ Diễn ra tại tế bào sinh dục cái.

+ Tạo ra 1 trứng.

+ Quá trình tạo trứng diễn ra trong thời gian lâu (ở giai đoạn sinh trưởng diễn ra lâu dài vì ở tế bào sinh dục cái phải diễn ra quá trình tích lũy năng lượng nhiều).

+ Có sự tham gia của chọn lọc tự nhiên.

Quá trình sinh tinh trùng:

+ Diễn ra tại té bào sinh dục đực.

+ Tạo ra 4 tinh trùng.

+ Diễn ra trong thời gian ngắn.

+ Không có sự tham gia của chọn lọc tự nhiên.

Giải Vận dụng Sinh học 11 Bài 26

Câu hỏi: Hãy kể một số giống vật nuôi nhập khẩu được sản xuất bằng phương pháp nuôi cấy phôi ở nước ta

Gợi ý đáp án

Một số giống vật nuôi:

– Bò sữa

– Lợn

– Gà…

Câu hỏi: Thiết kế poster hoặc infographic,… để tuyên truyền các biện pháp tránh mang thai và nạo phá thai ở tuổi vị thành niên

Gợi ý đáp án

Học sinh tự hoàn thiện thiết kế poster

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Sinh học 11 Bài 26: Sinh sản ở động vật Giải Sinh 11 Chân trời sáng tạo trang 169, 170, 171,…, 178 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *