Bạn đang xem bài viết ✅ Sinh học 11 Bài 18: Tập tính ở động vật Giải Sinh 11 Kết nối tri thức trang 115, 116, 117, … 123 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giải Sinh 11 bài 18: Tập tính ở động vật là tài liệu vô cùng hữu ích giúp các em học sinh lớp 11 có thêm nhiều gợi ý tham khảo để giải các bài tập trong SGK Sinh học 11 Kết nối tri thức với cuộc sống tập 1 trang 115→123.

Giải Sinh 11 Kết nối tri thức trang 115, 116, 117, 118, 119, 120, 121, 122, 123 được biên soạn đầy đủ, chi tiết trả lời các câu hỏi nội dung bài học Tập tính ở động vật. Đồng thời qua đó các em hiểu được một số đặc tính ở động vật. Vậy sau đây là nội dung chi tiết giải Sinh 11 bài 18Tập tính ở động vật Kết nối tri thức, mời các bạn cùng theo dõi tại đây.

Trả lời Dừng lại và suy ngẫm trang 117

Câu hỏi 1

Khi nào tập tính được biểu hiện? Lấy một số ví dụ về tập tính ở động vật và cho biết mỗi tập tính đó có y nghĩa đối với sinh vật.

Gợi ý đáp án

Động vật thể hiện tập tính khi bị kích thích, kích thích có thể đến từ bên trong hoặc từ bên ngoài cơ thể. Kích thích bên trong cho động vật biết điều gì đang xảy ra bên trong cơ thể. Kích thích bên ngoài cho động vật biết tin về môi trường xung quanh.

Ví dụ: Tín hiệu đói bao tin cho cơ thể biết cần bổ sung năng lượng, từ đó gây ra các hành động tìm kiếm thức ăn; Tiếng động hoặc mùi phát ra từ kẻ săn mồi làm cho con mồi cảnh giác và tìm cách lẩn trốn

Tham khảo thêm:   Đề thi tuyển sinh lớp 6 THCS Lý Thái Tổ, Hà Nội - Năm học 2012 - 2013 Môn: Toán, Tiếng Việt - Có đáp án

Câu hỏi 2

Cho biết sự khác nhau giữa tập tính bẩm sinh và tập tính học được. Tìm thêm ví dụ về hai loại tập tính này.

Gợi ý đáp án

Tập tính bẩm sinh

Tập tính học được

Là tập tính sinh ra đã có, được di truyền từ bố mẹ và đặc trưng cho loài

Là tập tính được hình thành trong quá trình sống của cá thể, thông qua học tập và rút kinh nghiệm, đặc trưng cho cá thể

Số lượng hạn chế

Số lượng nhiều, không bị hạn chế

Thường bền vững và không thay đổi

Không bền vừng và có thể thay đổi nếu không được củng cố và rèn luyện

Gà trống gáy vào mỗi sớm; chó, mèo, hổ, báo,… có tập tính đánh dấu lãnh thổ; ếch đực kêu sau cơn mưa đầu hạ để gọi bạn tình; chuồn chuồn đẻ trứng vào nước; cóc nghiến răng khi trời sắp mưa;…

Gà con thấy có diều hâu sẽ nhanh chóng trốn vào chỗ gà mẹ; sư tử con học tập để săn mồi; chim non học tập để có thể bay; khỉ con học cách leo trèo;…

Trả lời Dừng lại và suy ngẫm trang 119

Câu hỏi 1

Kể tên các dạng tập tính phổ biến ở dạng động vật. Tìm thêm ví dụ cho mỗi dạng tập tính.

Gợi ý đáp án

Tập tính kiếm ăn: Khí đói, thỏ rừng rời khỏi nơi ẩn nấp để tìm kiếm lá cây, củ, quả, … để ăn. Khi kiếm ăn, thỏ luôn cảnh giác trước những kẻ săn mồi như linh miêu, cáo, đại bàng, …

Tập tính bảo vệ lãnh thổ: Ở nhiều loài chim, chim đực đậu trên cành cây cao và cất tiếng hót thông báo cho các chim đực khác cùng loài biết là khu vực này đã có chủ, nếu chim đực khác cố tình hay vô tình bay vào khu vực bảo vệ thì chim chủ nhà by ra xua đuổi kẻ xâm nhập, đôi khi xảy ra những trận chiến dữ dội giữa chim chủ nhà và chim lạ.

Tham khảo thêm:   Giấy chứng nhận đăng ký công ty cổ phần Phụ lục IV-4

Tập tính sinh sản: tìm kiếm ban tình, làm tổ và ấp trứng, chăm sóc và bảo vệ con non, …

Tập tính di cư: cá biển di cư liên quan đến thức ăn và sinh sản. Chim bồ câu định hướng nhờ từ trường Trái Đất, cá định hướng nhờ thành phần hóa học của nước và hướng dòng nước chảy.

Tập tính xã hội: Tập tính thứ bậc, tập tính hợp tác, tập tính vị tha, ….

Câu hỏi 2

Lợi ích khi động vật thực hiện tập tính kiếm ăn, bảo vệ lãnh thổ, sinh sản, di cư, sống theo bầy đàn là gì?

Gợi ý đáp án

Khi động vật thực hiện tập tính kiếm ăn, bảo vệ lãnh thổ, sinh sản, di cư, sống theo bầy đàn sẽ giúp các cá thể trong cùng một loài hỗ trợ nhau cùng sinh sống và phát triển, tạo ra những thế hệ sau giúp duy trì loài, các cá thể sau sẽ được tiến hóa hơn và mang nhiều đặc tính tốt từ đời trước.

Giải Luyện tập và Vận dụng Sinh 11 Bài 18

Câu hỏi 1

Động vật không xương sống hay động vật có xương sống có nhiều tập tính học tập hơn? Giải thích.

Gợi ý đáp án

Tập tính học tập được hình thành nhờ quá trình học tập và rút kinh nghiệm. Tập tính học tập là chuỗi phản xạ có điều kiện được hình thành nhờ sự hình thành các mối liên hệ mới giữa các noron nên ít bền vững và có thể thay đổi.

Sự hình thành tập tính học tập được phụ thuộc vào mức độ tiến hóa của hệ thần kinh và tuổi thọ. Động vật không xương sống có hệ thần kinh chưa phát triển, số lượng tế nào thần kinh ít, khả năng học tập, rút kinh nghiệm ít. Do đó động vật không xương sống có ít tập tính học tập hơn động vật có xương sống.

Tham khảo thêm:   Phim Nhật Bản - Haikyu!!: Trận chiến bãi phế liệu

Câu hỏi 2

Chó sủa khi gặp người lạ và không sủa khi gặp người quen. Đây là hình thức học tập nào? Giải thích.

Gợi ý đáp án

Chó sủa khi gặp người lạ và không sủa khi gặp người quen là hình thức học liên kết. Ở động vật, mỗi con vật đều có lãnh địa của mình. Loài chó khi chưa được thuần chủng như ngày nay là một loài động vật hoang dã thường sống bầy đàn. Khi được con người nuôi, nó sẽ liên kết việc tiếp xúc với con người với tập tính sủa để bảo vệ lãnh thổ, con người nuôi chó trong gia đình, chó coi nhà của chủ là nhà mình, là lãnh địa của mình, do vậy chúng sẽ sủa vang khi có người lạ tới.

Câu hỏi 3

Một số loài sếu có nguy cơ tuyệt chủng, khi nhân giống và ấp trứng bằng lò ấp người ta phải cách li các con sếu non khi mới nở và cho chúng tiếp xúc với hình ảnh và âm thanh của đồng loại và không cho chúng nhìn thấy các đối tượng chuyển động khác, kể cả người. Tại sao người ta phải làm như vậy?

Gợi ý đáp án

Con người làm như thế bởi vì một số loài sếu có tập tính in vết, in vết ở chim có hiệu quả nhất ở giai đoạn vừa mới sinh ra cho đến hai ngày. Khi mới nở ra, chim non có tính bám và đi theo các vật chuyển động mà chúng nhìn thấy lần đầu tiên, thường thì vật chuyển động mà chúng nhìn thấy đầu tiên là chim mẹ, sau đó chúng di chuyển theo mẹ.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Sinh học 11 Bài 18: Tập tính ở động vật Giải Sinh 11 Kết nối tri thức trang 115, 116, 117, … 123 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *