Bạn đang xem bài viết ✅ Sinh học 11 Bài 16: Thực hành Cảm ứng ở thực vật Giải Sinh 11 Kết nối tri thức trang 97, 98, 99 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giải Sinh 11 bài 16: Thực hành Cảm ứng ở thực vật là tài liệu vô cùng hữu ích giúp các em học sinh lớp 11 có thêm nhiều gợi ý tham khảo để giải các bài tập trong SGK Sinh học 11 Kết nối tri thức với cuộc sống tập 1 trang 97, 98, 99.

Giải Sinh 11 Kết nối tri thức trang 97, 98, 99 được biên soạn đầy đủ, chi tiết trả lời các câu hỏi nội dung bài học Thực hành Cảm ứng ở thực vật. Đồng thời qua đó các em biết cách viết báo cáo thực hành cảm ứng ở thực vật. Vậy sau đây là nội dung chi tiết giải Sinh 11 bài 16Thực hành Cảm ứng ở thực vật Kết nối tri thức, mời các bạn cùng theo dõi tại đây.

Báo cáo Thực hành Cảm ứng ở thực vật

1. Mục đích

Thí nghiệm chứng minh tính hướng sáng: cây được chiếu sáng đầy đủ phát triển đồng đều, cây trong hộp đục lỗ một bên phát triển về mặt được đục lỗ.

Thí nghiệm chứng minh tính hướng nước và hướng trọng lực: Dãy rốn hạt hướng xuống dưới, rễ và phần thân phát triển bình thường thẳng dọc theo hướng rốn hạt. Dãy rốn hạt hướng lên trên, rễ và phần thân sau một thời gian sẽ cong xuống phía có nguồn nước và trọng lực.

Thí nghiệm chứng minh hướng hoá: Rễ mọc chéo từ thành cốc bên này (nơi đặt hạt ngô) đến thành cốc bên kia (nơi đặt pahan NPK).

3. Trả lời câu hỏi

a) Trong cách bố trí thí nghiệm về tính hướng sáng (Hình 16.1) ở thực vật, nếu hộp giấy được đục lỗ ở phía trên, thẳng với cốc chứa hạt đậu thì có thể quan sát được phản ứng hướng sáng của cây đậu non hay không?

Trong cách bố trí thí nghiệm về tính hướng sáng (Hình 16.1) ở thực vật, nếu hộp giấy được đục lỗ ở phía trên, thẳng với cốc chứa hạt đậu thì vẫn có thể quan sát được phản ứng hướng sáng của cây đậu non. Bởi vì các cây đậu non lúc này chỉ có một vùng nhỏ để cung cấp ánh sáng nên sẽ vươn cao nhanh hơn đến nơi có nguồn sáng, khiến cây dài hơn, gầy hơn, các cây gieo xung quanh cốc sẽ phát triển xiết đến lỗ hổng ở mặt trên hộp.

b) Trong thí nghiệm về tính hướng hoá, có thể thay thế phân bón bằng những chất nào khác để quan sát được phản ứng hướng hoá của rễ cây ngô?

Tham khảo thêm:   Viết: Trả bài văn thuật lại một sự việc - Tiếng Việt 4 Kết nối tri thức Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức tập 2 Bài 16

Gợi ý trả lời

Trong thí nghiệm về tính hướng hoá, có thể thay thế phân bón bằng những chất axit, kiềm, muối khoáng… để quan sát được phản ứng hướng hoá của rễ cây ngô.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Sinh học 11 Bài 16: Thực hành Cảm ứng ở thực vật Giải Sinh 11 Kết nối tri thức trang 97, 98, 99 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *