Sinh 11 bài 16 Chân trời sáng tạo giúp các bạn học sinh rèn các kĩ năng quan sát được hiện tượng cảm ứng ở một số loài cây, thực hiện thí nghiệm về cảm ứng ở một số loài cây. Từ đó có thái độ trung thực, ý thức cẩn thận trong thực hành thí nghiệm để có kết quả chính xác chính xác và đảm bảo an toàn.
Soạn Sinh 11 Chân trời sáng tạo bài 16 là tài liệu vô cùng hữu ích dành cho giáo viên và các em học sinh tham khảo, đối chiếu với lời giải hay, chính xác nhằm nâng cao kết quả học tập của các em. Vậy sau đây là nội dung bài giải Sinh 11 Bài 16 Chân trời sáng tạo mời các bạn cùng theo dõi.
Báo cáo kết quả thực hành Cảm ứng ở sinh vật
1. Mục đích thực hiện thí nghiệm
– Quan sát được hiện tượng cảm ứng ở một số loài cây
– Thực hiện thí nghiệm về cảm ứng ở một số loài cây
*Cách tiến hành
1. Cách đặt câu hỏi nghiên cứu
2. Đề xuất giả thuyết và phương án chứng minh giả thuyết
3. Thiết kế nghiên cứu kiểm chứng giả thuyết
a, Thí nghiệm chứng minh tính hướng sáng ở thực vật
b, Thí nghiệm chứng minh tính hướng trọng lực ở thực vật
c, Thí nghiệm chứng minh tính hướng nước ở thực vật
d, Thí nghiệm chứng minh tính ứng động ở thực vật
e, Quan sát tính hướng tiếp xúc ở thực vật
4. Thảo luận
5. Báo cáo kết quả thực hành
2. Kết quả và giải thích
a, Trong thí nghiệm về tính hướng sáng, sự sinh trưởng của thân cây ở hai chậu thí nghiệm có gì khác nhau? Giải thích.
b, Trong thí nghiệm về tính hướng trọng lực, chiều sinh trưởng của thân và rễ cây như thế nào? Giải thích.
c, Em có nhận xét gì về sự sinh trưởng của rễ cây ở hai chậu trong thí nghiệm chứng minh tính hướng nước?
d, Để chứng minh tính ứng động ở thực vật, có thể thay cây trinh nữ bằng cây nào khác? Hãy thiết kế thí nghiệm chứng minh tính ứng động đối với loài cây đó.
e, Khi trồng các loài cây thân leo, nếu không làm cọc, giàn,… thì thân cây sẽ sinh trưởng như thế nào? Giải thích.
Gợi ý đáp án
a,
– Cây trong hộp carton có khoét lỗ phía trên sẽ có ngọn mọc thẳng lên trên
– Cây trong hộp carton có lỗ khoét mặt bên sẽ có ngọn mọc cong về phía lỗ khoét
– Giải thích: Ở thí nghiệm tính hướng sáng, ở hộp khoét lỗ phía trên, ánh sáng phân bố đều từ trên xuống dưới nên ngọn cây mọc thẳng; ở hộp khoét lỗ phía bên cạnh, ánh sáng lệch về một phía nên ngọn cây cũng mọc lệch về phía có nhiều ánh sáng. Từ đó, có thể kết luận: Ngọn cây có tính hướng sáng.
b, Rễ cây mọc hướng xuống đất, thân cây mọc hướng lên trên. Vì:
+ Thân cây: hoocmon auxin tập trung nhiều ở phía tối nên kích thích tế bào phía tối sinh trưởng nhanh hơn → ngọn cây hướng về ánh sáng.
+ Rễ cây: hoocmon auxin tập trung nhiều ở phía tối gây kìm hãm sinh trưởng các tế bào phía tối → các tế bào phía sáng sinh trưởng nhanh hơn → rễ cây hướng về phía tối.
c, Ở thí nghiệm tính hướng nước, rễ cây có xu hướng hướng về phía nguồn nước: Ở chậu 1, nước phân bố đều nên rễ cây mọc thẳng hướng xuống dưới; ở chậu 2, nước phân bố lệch về phía có chậu nước nên rễ cây mọc lệch về phía đó nhằm tìm kiếm nguồn nước dễ dàng hơn. Từ đó, có thể kết luận: Rễ cây có tính hướng nước.
d, Có thể thay bằng hoa bồ công anh
Thiết kế thí nghiệm:
Bước 1: Chuẩn bị hai chậu cây bồ công anh
Bước 2: Chậu thứ nhất đặt trong phòng tối. Chậu thứ 2 để ngoài trời sáng
Bước 3: Quan sát hoa sau một khoảng thời gian
– Chậu thứ nhất hoa đóng lại
– Chậu thứ hai hoa tiếp tục nở
e, Thân cây vẫn sẽ sinh trưởng nhưng không đứng vững được. Nếu không làm giàn thì cây sẽ không thích nghi tốt với điều kiện sinh trưởng, sẽ ảnh hưởng tới năng suất của cây
3. Kết luận
– Nhận biết được các hiện tượng cảm ứng ở thực vật
– Từ các lý thuyết về cảm ứng ở thực vật có thể áp dụng vào thực tiễn để giúp cây sinh trưởng tốt hơn, tăng năng suất cây trồng,…
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Sinh học 11 Bài 16: Thực hành Cảm ứng ở thực vật Giải Sinh 11 Chân trời sáng tạo trang 98, 99, 100, 101 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.