Bạn đang xem bài viết ✅ Sinh học 11 Bài 1: Khái quát về trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng Giải Sinh 11 Kết nối tri thức trang 5, 6, 7, 8 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giải Sinh 11 Bài 1: Khái quát về trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng là tài liệu vô cùng hữu ích giúp các em học sinh lớp 11 có thêm nhiều gợi ý tham khảo để giải các bài tập trong SGK Sinh học 11 Kết nối tri thức với cuộc sống tập 1 trang 5, 6, 7, 8.

Giải Sinh 11 Kết nối tri thức trang 5, 6, 7, 8 được biên soạn đầy đủ, chi tiết trả lời các câu hỏi nội dung bài học. Qua đó giúp các bạn học sinh có thể so sánh với kết quả mình đã làm. Vậy sau đây là nội dung chi tiết giải Sinh 11 Bài 1 Khái quát về trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng Kết nối tri thức, mời các bạn cùng theo dõi tại đây.

Trả lời câu hỏi phần Mở đầu trang 5 Sinh 11

Điều gì xảy ra nếu cơ thể sinh vật không lấy đủ các chất cần thiết từ môi trường và không thải các chất ra môi trường?

Gợi ý đáp án

– Nếu cơ thể sinh vật không lấy đủ các chất cần thiết từ môi trường thì cơ thể sẽ không được cung cấp đủ nguyên liệu và năng lượng cho các hoạt động sống, ảnh hưởng tới sự tồn tại và phát triển của sinh vật.

– Nếu cơ thể sinh vật không thải được các chất thải ra môi trường thì các chất thải, chất độc hại hoặc dư thừa sinh ra từ quá trình chuyển hóa sẽ ứ đọng lại trong cơ thể, gây rối loạn các hoạt động sống, thậm chí gây tử vong.

Tham khảo thêm:   Viết một đoạn văn về sắc thái nghĩa của từ rượi buồn (buồn rượi) trong bài thơ Nắng mới của Lưu Trọng Lư Những bài văn mẫu lớp 8

Trả lời Dừng lại và suy ngẫm trang 7

Câu hỏi 1

Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng có vai trò như thế nào đối với sinh vật?

Gợi ý đáp án

– Đào thải các chất thải, chất độc hại hoặc dư thừa để duy trì ổn định môi trường trong của cơ thể.

Câu hỏi 2

Những dấu hiệu nào cho thấy trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng diễn ra ở sinh vật?

Gợi ý đáp án

Những dấu hiệu cho thấy trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng diễn ra ở sinh vật gồm:

– Tiếp nhận các chất từ môi trường và vận chuyển các chất: Cơ thể lấy các chất cần thiết (đối với thực vật là chất khoáng, nước, CO2, năng lượng ánh sáng,…; đối với động vật là thức ăn, O2) từ môi trường và vận chuyển các chất này cung cấp cho tế bào trong cơ thể nhờ các cơ quan chuyên trách.

– Biến đổi các chất kèm theo chuyển hóa năng lượng ở tế bào: Các chất tiếp nhận từ môi trường được vận chuyển đến tế bào và tham gia vào quá trình đồng hóa và dị hóa.

– Thải các chất vào môi trường: Các chất không được cơ thể sử dụng, các chất dư thừa, thậm chí độc hại tạo ra từ quá trình chuyển hóa được cơ thể thải ra môi trường.

– Điều hòa: Quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng luôn được điều chỉnh phù hợp với nhu cầu của cơ thể thông qua hormone ở thực vật hoặc hormone và hệ thần kinh ở động vật.

Câu hỏi 3

Dựa vào Hình 1.1, mô tả tóm tắt quá trình chuyển hóa năng lượng trong sinh giới (bắt đầu từ năng lượng ánh sáng).

Gợi ý đáp án

Quá trình chuyển hóa năng lượng trong sinh giới gồm 3 giai đoạn là tổng hợp, phân giải và huy động năng lượng:

Tham khảo thêm:   Đề thi vào 10 môn Tiếng Anh năm 2023 - 2024 sở GD&ĐT Quảng Bình Đáp án đề thi vào lớp 10 môn Anh 2023

– Giai đoạn tổng hợp: Chất diệp lục của cây xanh đã thu nhận và chuyển hóa quang năng thành hóa năng tích lũy trong các chất hữu cơ từ CO2, nước. Động vật lấy năng lượng (hóa năng) sẵn có trong thức ăn.

– Giai đoạn phân giải: Quá trình hô hấp tế bào làm biến đổi các phân tử lớn thành các phân tử nhỏ hơn, đồng thời, hóa năng tích lũy trong phân tử lớn chuyển sang hóa năng tích lũy trong các phân tử nhỏ ở dạng dễ chuyển đổi và sử dụng (ATP).

– Giai đoạn huy động năng lượng: Năng lượng tạo ra từ hô hấp tế bào (chủ yếu là ATP) được sử dụng cho các hoạt động sống. Các liên kết giữa các gốc phosphate trong phân tử ATP sẽ bị phá vỡ, giải phóng năng lượng. Các dạng năng lượng khác nhau cuối cùng đểu chuyển thành nhiệt năng và tỏa ra môi trường.

Trả lời Dừng lại và suy ngẫm trang 8

Câu hỏi 1

Nghiên cứu Hình 1.2, trình bày mối liên quan giữa trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở cấp tế bào và cơ thể sinh vật.

Gợi ý đáp án

Mối liên quan giữa trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở cấp tế bào và cơ thể sinh vật: Chất dinh dưỡng được cơ thể lấy vào và chuyển tới tế bào. Tại đây, các chất tham gia vào quá trình đồng hóa tổng hợp nên chất hữu cơ xây dựng cơ thể và dự trữ năng lượng. Một phần chất hữu cơ được phân giải, giải phóng năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống của tế bào và cơ thể. Chất thải sinh ra từ quá trình dị hóa tế bào được cơ thể thải ra ngoài môi trường. Như vậy, trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở cấp tế bào là cơ sở cho quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng của cơ thể sinh vật.

Tham khảo thêm:   Bộ đề ôn thi học kì 1 môn Toán lớp 1 sách Kết nối tri thức với cuộc sống 22 đề ôn tập học kì 1 môn Toán 1 năm 2023 - 2024

Câu hỏi 2

Tại sao gọi thực vật là sinh vật tự dưỡng và động vật là sinh vật dị dưỡng?

Gợi ý đáp án

– Gọi thực vật là sinh vật tự dưỡng vì thực vật có khả năng tự tổng hợp các chất hữu cơ từ các chất vô cơ: Trong quá trình quang hợp, thực vật sử dụng chất vô cơ, nước, CO2 và năng lượng ánh sáng để tổng hợp nên các chất hữu cơ cần thiết cho cơ thể và tích lũy năng lượng.

– Gọi động vật là sinh vật dị dưỡng vì động vật không có khả năng tự tổng hợp các chất hữu cơ từ các chất vô cơ: Động vật lấy chất hữu cơ trực tiếp từ sinh vật tự dưỡng hoặc từ động vật khác, thông qua tiêu hóa, hấp thụ và đồng hóa các chất để xây dựng cơ thể, tích lũy và sử dụng năng lượng cho mọi hoạt động sống.

Câu hỏi 3

Phân tích vai trò của sinh vật tự dưỡng trong sinh giới.

Gợi ý đáp án

Vai trò của sinh vật tự dưỡng trong sinh giới:

– Cung cấp O2, đảm bảo cho các hoạt động sống của hầu hết sinh vật: Sinh vật quang tự dưỡng thải ra O2 thông qua quá trình quang hợp, cung cấp cho quá trình hô hấp của các sinh vật khác.

– Cung cấp thức ăn, nơi ở và nơi sinh sản cho động vật: Hợp chất hữu cơ được sinh vật tự dưỡng tạo ra được chính các sinh vật tự dưỡng sử dụng cho các hoạt động sống của chúng, đồng thời, cũng là nguồn cung cấp nguyên liệu và năng lượng cho hoạt động sống của các sinh vật khác.

– Điều hòa khí hậu: Hoạt động tự dưỡng còn giúp điều hòa nhiệt độ, độ ẩm thuận lợi cho sự tồn tại và phát triển của sinh vật.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Sinh học 11 Bài 1: Khái quát về trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng Giải Sinh 11 Kết nối tri thức trang 5, 6, 7, 8 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *