Bạn đang xem bài viết ✅ Sinh học 10 Bài 9: Trao đổi chất qua màng sinh chất Giải Sinh 10 trang 55 sách Cánh diều ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giải bài tập Sinh 10 Bài 9: Trao đổi chất qua màng sinh chất sách Cánh diều giúp các em học sinh lớp 10 hiểu được kiến thức về sự trao đổi chất ở tế bào, sự vận chuyển thụ động qua màng sinh chất. Đồng thời biết cách trả lời được các bài tập Sinh 10 trang 55 →59.

Giải Sinh 10 Bài 9 sách Cánh diều là tài liệu vô cùng hữu ích dành cho giáo viên và các em học sinh tham khảo, đối chiếu với lời giải hay, chính xác nhằm nâng cao kết quả học tập của các em. Vậy sau đây là nội dung chi tiết soạn Sinh 10 bài 9: Trao đổi chất qua màng sinh chất, mời các bạn cùng theo dõi và tải tại đây.

I. Khái niệm trao đổi chất ở tế bào

Câu hỏi 1. Kể tên các chất mà tế bào lông hút của rễ cây trao đổi với môi trường.

Trả lời:

Các chất mà tế bào lông hút của rễ cây trao đổi với môi trường là nước, các ion khoáng, các chất dinh dưỡng có trong đất.

II. Sự vận chuyển thụ động qua màng sinh chất

1. Sự khuếch tán

Câu hỏi 2. Quan sát hình 9.2 và cho biết:

Tham khảo thêm:   Soạn bài Tác gia Nguyễn Du Kết nối tri thức Ngữ văn lớp 11 trang 6 sách Kết nối tri thức tập 2

a) Nồng độ phân tử ở vùng A so với vùng B.

b) Các phân tử di chuyển theo hướng nào? Vì sao?

c) Sự di chuyển này diễn ra đến khi nào?

Trả lời:

a) Nồng độ phân tử ở vùng A nhiều hơn ở vùng B.

b) Các phân tử di chuyển từ vùng A sang vùng B, theo chiều gradien nồng độ vì nồng độ phân tử giữa 2 vùng đang chênh lệch nhau, các phân tử di chuyển theo quy luật khuếch tán (từ vùng có nồng độ cao sang vùng có nồng độ thấp hơn).

c) Sự di chuyển diễn ra đến khi các phân tử được phân bố đồng đều trong môi trường, sự khuếch tán đạt đến cân bằng.

Câu hỏi 3. Tại sao khi xịt nước hoa ở một góc phòng thì một lúc sau chúng ta có thể ngửi thấy mùi nước hoa khắp phòng?

Trả lời:

Vì nước hoa từ một góc phòng đã khuếch tán sang các khu vực khác trong phòng.

Câu hỏi 4. Khuếch tán là gì?

Trả lời:

Khuếch tán hay khuếch tán phân tử là sự dao động nhiệt của tất cả các phân tử (chất lỏng hay chất khí ) ở nhiệt độ lớn hơn độ không tuyệt đối. Sự khuếch tán dẫn đến sự dịch chuyển các phân tử từ một khu vực có nồng độ cao hơn đến khu vực có nồng độ thấp hơn. Sự khuếch tán cũng xảy ra khi không có gradient nồng độ.

Câu hỏi 5. Giải thích hiện tượng xảy ra khi nhỏ một giọt thuốc nhuộm màu xanh vào cốc nước.

Trả lời:

Hiện tượng này xảy ra là do giọt thuốc nhuộm đã bị khuếch tán trong nước.

Tham khảo thêm:   Thông tư số 24/2012/TT-BGDĐT Sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế tuyển sinh Đại học, Cao đẳng hệ chính quy ban hành kèm theo Thông tư số 09/2012/TT-BGDĐT

Câu hỏi 6. Nếu gradient nồng độ tăng thì tốc độ khuếch tán sẽ thay đổi như thế nào?

Trả lời:

Nếu gradient nồng độ tăng thì tốc độ khuếch tán cũng tăng.

Câu hỏi 7. Quan sát hình 9.4 và giải thích sự khuếch tán khí O2 và CO2 ở phổi.

Trả lời:

– Nồng độ oxi trong không khí phế nang cao hơn máu mao mạch nên O2 bị khuếch tán từ từ không khí phế nang vào máu.

– Nồng độ C02 trong máu mao mạch cao hơn khí phế nang nên CO2 khuếch tán từ máu vào không khí phế nang.

Luyện tập 1. Dựa vào hình 9.3 và 9.5 cho biết đặc điểm chung giữa khuếch tán đơn giản và khuếch tán tăng cường.

Trả lời:

Đặc điểm chung giữa khuếch tán đơn giản và khuếch tán tăng cường là cả hai kiểu khuếch tán này đều nhằm đạt được sự cân bằng nồng độ các phần tử.

2. Sự thẩm thấu

Câu hỏi 8. Quan sát hình 9.6 và trả lời các câu hỏi sau:

a) Các phân tử nước và chất tan di chuyển như thế nào qua màng bán thấm?

b) Thẩm thấu là gì?

c) Hãy nêu những đặc điểm giống và khác nhau giữa khuếch tán và thẩm thấu.

Trả lời:

a) các phân tử nước và chất tan di chuyển bằng cách thẩm thấu qua màng bán thấm.

b) Thẩm thấu là sự di chuyển của dung môi (nước và chất tan) từ vùng có nồng độ cao hơn sang vùng có nồng độ thấp hơn thông qua màng bán thấm để duy trì trạng thái cân bằng.

c) Sự giống và khách nhau giữa khuếch tán và thẩm thấu:

Tham khảo thêm:   Đáp án trắc nghiệm tập huấn Mô đun 2 môn Tự nhiên xã hội Chương trình tập huấn giáo viên - GDPT 2018

Giống nhau:

– Đều là sự vận chuyển thụ động, nhằm cân bằng nồng độ các phần tử trong một môi trường nào đó.

– Xảy ra khi có sự mất cân bằng nồng độ.

Khác nhau:

Cơ sở so sánh

Thẩm thấu

Khuếch tán

Ý nghĩa

Sự di chuyển của chất lỏng (dung môi) đặc biệt là nước từ nồng độ vùng cao hơn đến vùng có nồng độ thấp hơn, thông qua màng bán định được gọi là thẩm thấu.

Sự chuyển động của các phân tử (rắn, lỏng hoặc khí) từ vùng có nồng độ cao hơn sang nồng độ vùng thấp hơn, nhưng không nhất thiết phải qua màng bán thấm được gọi là khuếch tán.

Màng bán thấm

Các chuyển động là thông qua màng bán thấm.

Chuyển động là trực tiếp và không yêu cầu màng bán thấm.

Trung bình

Quá trình này đảm nhận trong môi trường lỏng.

Quá trình này được thực hiện trong bất kỳ phương tiện nào (rắn, lỏng và khí).

Loại phân tử khuếch tán

Sự chuyển động về cơ bản là dung môi (nước).

Sự chuyển động có thể ở dạng rắn, lỏng hoặc khí.

Tỷ lệ quá trình

Thẩm thấu là một quá trình chậm.

Khuếch tán là quá trình nhanh chóng.

Năng lượng miễn phí

Thẩm thấu phụ thuộc vào dung môi này với dung môi khác để giảm năng lượng tự do.

Đó là sự chuyển động của các phân tử từ vùng năng lượng tự do cao hơn của chúng sang vùng năng lượng tự do thấp hơn.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Sinh học 10 Bài 9: Trao đổi chất qua màng sinh chất Giải Sinh 10 trang 55 sách Cánh diều của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *