Bạn đang xem bài viết ✅ Sinh học 10 Bài 6: Các phân tử sinh học trong tế bào Giải Sinh 10 trang 24 sách Chân trời sáng tạo ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giải bài tập Sinh 10 Bài 6: Các phân tử sinh học trong tế bào sách Chân trời sáng tạo giúp các em học sinh lớp 10 hiểu được kiến thức về đặc điểm, cấu trúc các phân tử sinh học trong tế bào. Đồng thời biết cách trả lời được các bài tập Sinh 10 trang 24 đến 32.

Giải Sinh 10 Bài 6 sách Chân trời sáng tạo là tài liệu vô cùng hữu ích dành cho giáo viên và các em học sinh tham khảo, đối chiếu với lời giải hay, chính xác nhằm nâng cao kết quả học tập của các em. Vậy sau đây là nội dung chi tiết soạn Sinh 10 Bài 6 Các phân tử sinh học trong tế bào, mời các bạn cùng theo dõi và tải tại đây.

Trả lời câu hỏi Hình thành kiến thức mới Sinh 10 Bài 6

I. Khái quát về các phân tử sinh học trong tế bào

Câu 1 

Phân tử sinh học là gì? Kể tên một số phân tử sinh học trong tế bào.

Gợi ý đáp án

– Phân tử sinh học là các phân tử hữu cơ do sinh vật sống tạo thành, là thành phần cấu tạo và thực hiện nhiều chức năng trong tế bào.

– Một số phân tử sinh học trong tế bào: Carbohydrate, lipid, protein, nucleic acid.

II. Các phân tử sinh học trong tế bào

Câu 2

Dựa vào tiêu chí nào để phân loại carbohydrate?

Gợi ý đáp án

Dựa vào số lượng đơn phân trong phân tử để phân loại carbohydrate:

– Đường đơn: Chỉ gồm 1 đơn phân (1 phân tử đường đơn).

– Đường đôi: Gồm 2 đơn phân (2 phân tử đường đơn liên kết với nhau bằng liên kết glycoside).

– Đường đa: Gồm nhiều đơn phân (nhiều phân tử đường đơn liên kết với nhau bằng liên kết glycoside).

Câu 3: Cấu tạo các loại đường đơn trong Hình 6.1 có đặc điểm gì giống nhau?

Gợi ý đáp án

Đặc điểm giống nhau của glucose, fructose, galactose là:

– Đều có công thức hóa học là C6H12O6.

– Đều có 1 nhóm (C=O) và nhiều nhóm -OH.

Câu 6: Hãy kể tên một số loại thực phẩm có chứa các loại đường đôi.

Gợi ý đáp án

Kể tên một số loại thực phẩm có chứa các loại đường đôi:

– Saccharose có nhiều trong thực vật, đặc biệt là mía và củ cải đường.

– Maltose (còn gọi là đường mạch nha) có trong mầm lúa mạch, kẹo mạch nha.

– Lactose (đường sữa) có trong sữa người và động vật.

Câu 5: Quan sát Hình 6.3a và cho biết các phân tử cellulose liên kết với nhau như thế nào để hình thành vi sợi cellulose.

Gợi ý đáp án

Cấu tạo của các vi sợi cellulose:

– Các phân tử glucose liên kết với nhau bằng liên kết β 1 – 6 glycosidic tạo thành một phân tử cellulose hình sợi dài.

– Các phân tử cellulose hình sợi dài liên kết với nhau bằng các liên kết hydrogen xếp song song nhau hình thành bó sợi sơ cấp được gọi là micel.

– Nhiều bó sợi sơ cấp (michel) sắp xếp thành từng nhóm sợi nhỏ dạng que thẳng gọi là vi sợi.

Tham khảo thêm:   Địa lí 11 Bài 30: Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên dân cư và xã hội Cộng hòa Nam Phi Soạn Địa 11 Kết nối tri thức trang 152, 153, 154, 155, 156, 157, 158

Câu 6: Nêu vai trò của carbohydrate. Cho ví dụ.

Gợi ý đáp án

– Vai trò của carbohydrate:

+ Là nguồn năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống, đồng thời cũng là nguồn năng lượng dự trữ của cơ thể.

+ Tham gia cấu tạo nên một số thành phần của tế bào và cơ thể sinh vật.

+ Tham gia cấu tạo nên các phân tử sinh học khác

– Ví dụ:

+ Glucose là nguồn nguyên liệu chủ yếu của cho quá trình hô hấp tế bào, tạo ra năng lượng cho các hoạt động sống của cơ thể.

+ Tinh bột là nguồn năng lượng dự trữ của cơ thể thực vật, glycogen là nguồn năng lượng dự trữ ngắn hạn ở cơ thể động vật và nấm.

+ Cellulose cấu tạo nên thành tế bào thực vật, chitin cấu tạo nên thành tế bào nấm và bộ xương ngoài của côn trùng, peptidoglycan cấu tạo nên thành tế bào vi khuẩn.

+ Một số carbohydrate còn liên kết với protein hoặc lipid tham gia cấu tạo màng sinh chất và kênh vận chuyển các chất trên màng.

+ Các đường đơn 5 cacbon (ribose, deoxyribose) tham gia cấu tạo nucleic acid.

Luyện tập: Tại sao các vận động viên chơi thể thao thường ăn chuối chín vào giờ giải lao?

Gợi ý đáp án

Các vận động viên chơi thể thao thường ăn chuối chín vào giờ giải lao vì:

– Chuối giúp bổ sung năng lượng một cách nhanh chóng: Chuối đặc biệt phù hợp với những người có quãng thời gian nghỉ ngắn trước hoặc sau buổi tập. Nguồn tinh bột từ chuối giúp đẩy nhanh tốc độ hình thành glycogen trong cơ bắp, giúp cơ bắp nhanh chóng được hồi phục sau khi cạn kiệt năng lượng, đảm bảo việc có thể tiếp tục bắt đầu buổi tập hoặc buổi thi đấu với lượng glycogen dự trữ gần như đã được nạp đầy.

– Ngoài ra, chuối cung cấp một nguồn K dồi dào giúp giảm bớt nguy cơ bị chuột rút và ổn định tinh thần.

Câu 7: Tại sao lipid không hòa tan hoặc rất ít tan trong nước?

Gợi ý đáp án

Trong cấu trúc của lipid chứa nhiều các liên kết C – H không phân cực dẫn đến lipid không tan trong nước. Tuy nhiên, lipid tan trong các dung môi hữu cơ.

Câu 8: Lipid đơn giản được cấu tạo từ những thành phần nào?

Gợi ý đáp án

Lipid đơn giản được cấu tạo từ 2 thành phần là: Glycerol và acid béo.

Câu 9: Cấu tạo của acid béo no và không no có gì khác nhau?

Gợi ý đáp án

Sự khác nhau trong cấu tạo của acid béo no và không no: Các acid béo không no có một hoặc nhiều liên kết đôi được hình thành do loại bỏ các nguyên tử hydrogen từ khung carbon. Ngược lại, trong cấu tạo của các acid béo no không có liên kết đôi.

Luyện tập:  Ở bề mặt lá của một số cây như khoai nước, chuối, su hào có phủ một lớp chất hữu cơ. Lớp chất hữu cơ này có bản chất là gì? Hãy cho biết vai trò của chúng.

Gợi ý đáp án

– Lớp chất hữu cơ này là sáp có bản chất là lipid đơn giản.

– Vai trò của lớp sáp:

+ Hạn chế sự thoát hơi nước cho cây.

+ Chống đọng nước ở bề mặt lá, đảm bảo bề mặt lá được khô ráo.

+ Giúp lá có khả năng chống lại sự tấn công của một số côn trùng gây hại.

Câu 10 Quan sát Hình 6.5 và đọc đoạn thông tin, hãy cho biết cấu tạo của steroid có gì khác so với các loại lipid còn lại.

Gợi ý đáp án

Sự khác biệt trong cấu tạo giữa steroid và các loại lipid khác:

Tham khảo thêm:   Quyết định số 2293/QĐ-TTG Về việc phê chuẩn kết quả miễn nhiệm Thành viên Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên nhiệm kỳ 2004 - 2011

– Steroid được cấu tạo từ alcol mạch vòng liên kết với acid béo.

– Các loại lipid còn lại được cấu tạo từ glycerol liên kết với acid béo hoặc glycerol liên kết với acid béo và nhóm phosphate.

Câu 11:  Kể tên một số thực phẩm giàu lipid.

Gợi ý đáp án

Một số thực phẩm giàu lipid là: Thịt và da của gia súc/gia cầm, tảng thịt động vật có mỡ, sữa nguyên kem, bơ, phô mai, kem, dầu dừa, dầu cọ, bơ, ca cao,…

Câu 12:  Lipid có những vai trò gì đối với sinh vật? Cho ví dụ.

Gợi ý đáp án

– Vai trò của lipid đối với sinh vật:

+ Lipid có vai trò chính là nguồn dự trữ và cung cấp năng lượng cho cơ thể.

+ Ngoài ra, lipid còn tham gia cấu tạo tế bào và tham gia vào nhiều quá trình sinh lí của cơ thể.

– Ví dụ:

+ Mỡ và dầu có vai trò dự trữ năng lượng.

+ Phospholipid, cholesterol cấu tạo nên màng sinh chất.

+ Estrogen, testosterone điều hòa sinh sản ở động vật.

+ Carotenoid tham gia vào quá trình quang hợp ở thực vật.

+ Lớp mỡ dưới da có vai trò cách nhiệt, đảm bảo việc duy trì nhiệt độ ổn định của cơ thể động vật khi nhiệt độ lạnh.

Câu 13 : Tại sao các loại protein khác nhau có chức năng khác nhau?

Gợi ý đáp án

– Cấu trúc hóa học và cấu trúc không gian của protein quyết định chức năng của protein trong cơ thể của chúng ta.

– Mà cấu trúc hóa học (đặc trưng bởi số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp của hơn 20 loại amino acid) và cấu trúc không gian (gồm 6 bậc cấu trúc không gian) của mỗi loại protein là khác nhau.

→ Các loại protein khác nhau có chức năng khác nhau.

Câu 16 : Kể tên các loại thực phẩm giàu protein

Gợi ý đáp án

Một số loại thực phẩm giàu protein như: Thịt, cá, trứng, sữa, phô mai, ức gà,…

Câu 15 : Quan sát Hình 6.8, hãy cho biết:

a) Cấu trúc bậc 1 của protein được hình thành như thế nào?

b) Cấu trúc bậc 2 của protein có mấy dạng phổ biến? Các dạng đó có đặc điểm gì?

c) Sự hình thành cấu trúc bậc 3 và bậc 6 của protein.

Gợi ý đáp án

a) Cấu trúc bậc 1 được hình thành do các amino acid liên kết với nhau bằng liên kết peptit tạo thành chuỗi polypeptide có dạng mạch thẳng.

b)

– Cấu trúc bậc 2 của protein có 2 dạng phổ biến: Xoắn lò xo α hoặc gấp nếp tạo phiến β.

– Đặc điểm của 2 dạng này:

+ Chuỗi polypeptide ở cấu trúc bậc 2 không tồn tại ở dạng mạch thẳng mà xoắn lại hoặc gấp nếp.

+ Cấu trúc này được giữ ổn định nhờ liên kết hydrogen giữa các amino acid đứng gần nhau.

c) Sự hình thành cấu trúc bậc 3 và bậc 6 của protein:

– Cấu trúc bậc 3: Chuỗi polypeptide bậc 2 tiếp tục co xoắn tạo thành cấu trúc không gian ba chiều đặc trưng. Cấu trúc bậc 3 của protein được giữ ổn định nhờ liên kết hydrogen, cầu nối disulfide (S-S),…

– Cấu trúc bậc 6: Sự liên kết từ 2 hay nhiều chuỗi polypeptide bậc 3 tạo thành cấu trúc bậc 6.

Giải bài tập Sinh học 10 bài 6 trang 32

Câu 1

Đặc điểm nào giúp cellulose trở thành hợp chất bền vững có chức năng bảo vệ tế bào?

Gợi ý đáp án

Đặc điểm giúp cellulose trở thành hợp chất bền vững có chức năng bảo vệ tế bào:

– Phân tử cellulose được tạo ra bằng các phân tử glucose liên kết với nhau bằng liên kết β 1 – 6 glycosidic bền vững, khó bị phân giải bởi các enzyme thủy phân.

Tham khảo thêm:   Tập làm văn lớp 5: Tả một người bạn thân của em Dàn ý & 53 mẫu tả bạn thân lớp 5 hay nhất

– Sự hiện diện của các nhóm hydroxyl –OH phóng ra từ mỗi phân tử cellulose theo mọi hướng, từ đó làm tăng mối liên kết giữa các phân tử cellulose liền kề. Chính nhờ mối liên kết mà độ bền kéo của cấu trúc cellulose tăng lên, ngăn không cho tế bào bị vỡ khi nước xâm nhập qua thẩm thấu.

– Cellulose không tan trong nước ngay cả khi đun nóng và các dung môi hữu cơ thông thường.

Câu 2

Phân biệt cấu tạo, chức năng của DNA và RNA.

Gợi ý đáp án

Phân biệt cấu tạo, chức năng của DNA và RNA:

Tiêu chí

Cấu tạo

Chức năng

Phân tử đường

Nitrogenous base

Cấu trúc không gian

DNA

Đường deoxyribose (C5H10O6)

A, T, G, C.

Phần lớn có 2 mạch song song và ngược chiều.

Lưu trữ, bảo quản, truyền đạt thông tin di truyền.

RNA

Đường ribose (C5H10O5)

A, U, G, C.

Phần lớn chỉ có một mạch.

Mang nhiều chức năng khác nhau tùy thuộc vào từng loài RNA. Trong đó, có 3 loại RNA chính có vai trò khác nhau trong quá trình truyền đạt thông tin di truyền từ DNA sang protein.

– mRNA: làm khuôn thực hiện dịch mã.

– tARN: vận chuyển các amino acid.

– rARN: cấu tạo nên ribosome.

Câu 3

Hãy tìm hiểu và giải thích tại sao một số vi sinh vật sống được trong suối nước nóng có nhiệt độ xấp xỉ 100oC mà protein của chúng không bị biến tính?

Gợi ý đáp án

Mỗi loại protein có một giới hạn chịu nhiệt khác nhau. Bởi vậy, một số vi sinh vật sống được trong suối nước nóng có nhiệt độ xấp xỉ 100oC mà protein của chúng không bị biến tính vì các protein của những vi sinh vật này có giới hạn chịu nhiệt cao. Khi ở nhiệt độ cao, chất ức chế protein bị phân hủy từ đó protein không còn bị ức chế nữa và chúng sẽ hoạt động.

Câu 4

Tại sao các loài động vật sống ở vùng cực thường có lớp mỡ dưới da dày hơn so với các loài sống ở vùng nhiệt đới?

Gợi ý đáp án

Các loài động vật sống ở vùng cực thường có lớp mỡ dưới da dày hơn so với các loài sống ở vùng nhiệt đới vì lớp mỡ dưới da có vai trò quan trọng, quyết định sự sống còn của những động vật sống ở vùng cực lạnh giá:

– Lớp mỡ dày dưới da của các loài động vật sống ở vùng cực được xem như lớp cách nhiệt giúp tránh thất thoát nhiệt ra môi trường (giữ ấm cho cơ thể).

– Ngoài ra, lớp mỡ dưới da còn là nguồn dự trữ năng lượng giúp những động vật ở vùng cực sống qua mùa đông lạnh giá, nguồn thức ăn trở nên khan hiếm.

Câu 5

Người ta tiến hành tổng hợp các đoạn DNA nhân tạo trong ống nghiệm, quá trình này được xúc tác bởi enzyme A (có bản chất là protein). Ở nhiệt độ 30oC, sau hai giờ, người ta nhận thấy số lượng DNA tăng lên. Sau đó, tăng nhiệt độ lên 50oC thì trong hai giờ tiếp theo, số lượng DNA không tăng lên nữa. Biết cấu trúc của DNA không bị thay đổi khi nhiệt độ tăng. Hãy giải thích tại sao.

Gợi ý đáp án

Qua thí nghiệm trên cho thấy enzyme A (có bản chất là protein) chỉ hoạt động tốt khi ở nhiệt độ 30oC giúp đẩy nhanh tốc độ nhân đôi DNA. Khi tăng nhiệt độ lên 50oC lúc này enzyme A (có bản chất là protein) bị biến tính và không hoạt động được, kéo theo quá trình nhân đôi DNA không được diễn ra nữa.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Sinh học 10 Bài 6: Các phân tử sinh học trong tế bào Giải Sinh 10 trang 24 sách Chân trời sáng tạo của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *