Bạn đang xem bài viết ✅ Sinh học 10 Bài 3: Các cấp độ tổ chức của thế giới sống Giải Sinh 10 trang 18 sách Kết nối tri thức với cuộc sống ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giải bài tập Sinh 10 Bài 3: Các cấp độ tổ chức của thế giới sống sách Kết nối tri thức với cuộc sống giúp các em học sinh lớp 10 biết cách trả lời được các bài tập Sinh 10 trang 18 →21.

Giải Sinh 10 Bài 3 sách Kết nối là tài liệu vô cùng hữu ích dành cho giáo viên và các em học sinh tham khảo, đối chiếu với lời giải hay, chính xác nhằm nâng cao kết quả học tập của các em. Vậy sau đây là nội dung chi tiết soạn Sinh 10 Bài 3 Các cấp độ tổ chức của thế giới sống, mời các bạn cùng theo dõi và tải tại đây.

Trả lời Dừng lại và suy ngẫm Sinh 10 bài 3 trang 18

Câu 1

Nêu khái niệm cấp độ tổ chức sống.

Trả lời:

Cấp độ tổ chức sống là cấp độ tổ chức có biểu hiện đầy đủ chức năng của sự sống như sinh trưởng, phát triển, sinh sản, cảm ứng, chuyển hóa vật chất và năng lượng,…

Tham khảo thêm:   Hóa học 10 Bài 5: Cấu tạo bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học Giải Hoá học lớp 10 trang 35 sách Chân trời sáng tạo

Câu 2

Quan sát hình 3.1, hãy cho biết những cấp độ tổ chức nào có đầy đủ các đặc điểm của sự sống.

Trả lời:

Các cấp độ cơ bản của tổ chức sống bao gồm: Tế bào -> Cơ thể -> Quần thể -> Quần xã – Hệ sinh thái

Giải Luyện tập và vận dụng Sinh 10 bài 3 trang 21

Câu 1

Nguồn carbon cung cấp cho các tế bào trong cơ thể chúng ta được lấy từ đâu? Giải thích.

Trả lời

Nguồn carbon cung cấp cho các tế bào trong cơ thể chúng ta được lấy từ thức ăn mà chúng ta ăn như hoa quả, các loại rau, sữa, các loại hạt, ngũ cốc,…thông qua con đường tiêu hoá. Carbon là thành phần quan trọng trong Carbohydrate, đây là một thành phần cơ bản trong thức ăn của con người.

Câu 2

Mọi sinh vật đều có thành phần các nguyên tố hoá học trong tế bào về cơ bản giống nhau. Điều này nói lên điều gì về mối quan hệ tiến hoá giữa các sinh vật trên Trái Đất?

Trả lời

Mọi sinh vật đều có thành phần các nguyên tố hóa học trong tế bào về cơ bản giống nhau. Điều này nói lên mọi sinh vật trên trái đất đều tiến hóa lên từ một tổ tiên chung.

Câu 3

Tại sao khi tìm kiếm sự sống trong vũ trụ, các nhà thiên văn học lại tìm kiếm ở những hành tỉnh có dấu vết của nước?

Tham khảo thêm:   Tập làm văn lớp 5: Tả nghệ sĩ hài Xuân Hinh Tả một nghệ sĩ hài mà em yêu thích

Trả lời

Khi tìm kiếm sự sống ở các hành tinh khác trong vũ trụ các nhà khoa học trước hết lại tìm xem ở đó có nước hay không vì: Nước đóng vai trò vô cùng quan trọng trong tế bào đơn vị cấu tạo cơ bản của sự sống:

– Nước là thành phần chủ yếu trong mọi tế bào và cơ thể sống.

  • Nước chiếm từ 70-90% khối lượng cơ thể.
  • Nước là dung môi hòa tan các chất cần thiết của cơ thể.
  • Nước là môi trường cho các phản ứng trao đổi chất của cơ thể.
  • Nước vận chuyển, chuyển hóa các chất giúp cơ thể duy trì sự sống.

– Nước là môi trường sống ban đầu của mọi sự sống trên một hành tinh.

Vậy ở đâu có nước thì ở đó có sự sống, nên các nhà khoa học trước hết tìm xem ở đó có nước hay không.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Sinh học 10 Bài 3: Các cấp độ tổ chức của thế giới sống Giải Sinh 10 trang 18 sách Kết nối tri thức với cuộc sống của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *