Sau đây, mời quý thầy cô cùng các bậc phụ huynh tham khảo mẫu Sáng kiến kinh nghiệm: Phương pháp dạy học sinh vẽ theo mẫu bậc Tiểu học.
Hy vọng với mẫu sáng kiến kinh nghiệm này sẽ giúp quý thầy cô, các cấp cán bộ quản lý phần nào đạt hiệu quả hơn trong giảng dạy và công tác. Sau đây là nội dung chi tiết, mời các bạn đọc giả cùng tham khảo và tải tài liệu tại đây.
Sáng kiến kinh nghiệm:
Phương pháp dạy học sinh vẽ theo mẫu bậc Tiểu học
I. PHẦN MỞ ĐẦU:
I.1. Lý do chọn đề tài.
Hòa trong xu thế phát triển của toàn thế giới Việt Nam đang tiến nhanh trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Để thực hiện thành công công cụộc đó, phát triển giáo dục là một chiến lược có tầm quan trọng đặc biệt, bởi nó tác động rất lớn đến các lĩnh vực khác.
Đúng vậy! Để có được một nền giáo dục phát triển toàn diện thì việc giáo dục thẩm mĩ cho học sinh, tạo điều kiện cho các em tiếp xúc, làm quen và thưởng thức vẻ đẹp của thiên nhiên, của các tác phẩm mĩ thuật, biết cảm nhận cái đẹp của đường nét, mảng hình, đậm nhạt, màu sắc, bố cục…đồng thời phát triển khả năng quan sát, nhận xét, tư duy sáng tạo, hình thành các kỹ năng sống cho học sinh, góp phần phát hiện những học sinh có năng khiếu mĩ thuật, tạo điều kiện cho các em phát triển tài năng của mình. Thông qua việc vẽ tranh, xem tranh để tìm hiểu cái đẹp, cảm nhận cái đẹp mà hình thành cho học sinh thái độ, hành vi thân thiện với môi trường, bảo vệ môi trường. Các em có thể tham gia các hoạt động bên ngoài nhà trường để thể hiện hiểu biết, tình cảm của mình về bộ môn cũng như tìm hiểu về môi trường và Biến đổi khí hậu thông qua các hoạt động vẽ tranh, các hoạt động xã hội khác.
Vẽ theo mẫu là một phân môn đòi hỏi học sinh tập trung nghiên quan sát mẫu là chính mà giáo viên không chuẩn bị được mẫu thực, và không hướng dẫn kĩ ( kể cả lúc học sinh thực hành) cho nên khi học sinh thường vẽ mẫu trong sách hoặc vẽ theo trí tưởng tượng về một vật mẫu nào đó. Do đó để dạy tốt phân môn vẽ theo mẫu ở tiểu học, giáo viên cần hướng dẫn học sinh theo định hướng tích cực, truyền tải cho học sinh những khái niệm mĩ thuật hết sức cụ thể, đơn giản và dễ hiểu. Kết hợp lời giảng với ví dụ, chứng minh thực tế để học sinh thấy ngay và nhận biết rõ ràng về đường nét, hình khối, mảng chiếu, màu sắc đơn giản từ đó mô phỏng được gần giống với mẫu thực và có ý thức bước đầu về đậm nhạt.
Bộ môn mĩ thuật nhìn chung học sinh đều có ý thức tích cực học tập, yêu thích bộ môn, nhưng xét về chuyên môn thì những ý thức ấy, sở thích ấy cũng chỉ dừng ở trào lưu đơn thuần do học môn này học sinh tự do sáng tạo, không khí học tập thoải mái không gò ép nên mỗi khi đến tiết mĩ thuật là các em rất hào hứng nhưng khi học thực hành thì các em lại không tuân thủ làm theo các bước cơ bản đã được giáo viên hướng dẫn. Tôi nhận thấy một số tiết học vẽ theo mẫu (có mẫu) nhưng học sinh lại vẽ hình mà giáo viên minh họa trên bảng chứ không vẽ theo những gì nhìn thấy. Do ý thức vẽ như vậy nên kết quả bài vẽ thường không vẽ theo hướng tại vị trí mình ngồi ( bên phải, bên trái và ở giữa…) Điều này cho ta thấy học sinh không hề chú ý tới hình dáng của mẫu một chút nào.
Một số học sinh chưa thực sự quan tâm đến môn học cũng như bài vẽ, các em vẫn còn tư tưởng xem nhẹ môn mĩ thuật, coi đây là môn học phụ. Bên cạnh thái độ phân biệt vị trí môn học là khả năng tư duy của học sinh còn yếu.
Nhiều học sinh còn vẽ bài qua loa cho có bài chưa thực sự đầu tư vào bài vẽ, một số học sinh còn vẽ bài chưa học trước ở nhà.
Trong tiết học còn nói chuyện nhiều hay qua lại mượn đồ dùng của nhau làm ảnh hưởng đến sự suy nghĩ tìm tòi, sáng tạo của các bạn khi vẽ bài.
Qua thực tế giảng dạy tôi nhận thấy điểm yếu này của học sinh chiếm tỷ lệ tương đối lớn ( khoảng 20% đến 30%).
Xuất phát từ những lý do trên và một số vấn đề thực tế còn hạn chế, vướng mắc đối với cả giáo viên và học sinh, đã ảnh hưởng không nhỏ tới kết quả dạy học phân môn vẽ theo mẫu của bộ môn mĩ thuật. Vì vậy tôi mạnh dạn đưa ra biện pháp nhằm khắc phục để nâng cao chất lượng cho phân môn vẽ theo mẫu bằng đề tài kinh nghiệm: Một số Phương pháp hiệu quả khi Dạy – Học phân môn vẽ theo mẫu ở tiểu học.
I.2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài.
Nghiên cứu đề tài giúp tôi tự học, tự rèn luyện để nâng cao tay nghề của mình, đồng thời tôi cũng muốn chuyển tải một số kinh nghiệm tích lũy được qua quá trình công tác của mình đến đồng nghiệp để cùng chung tay góp sức nâng cao chất lượng giảng dạy phân môn vẽ theo mẫu và tìm hiểu ưu điểm các phương pháp dạy học để vận dụng vào việc thiết kế bài dạy cho các phân môn khác trong môn mĩ thuật ở trường tiểu học.
I.3. Đối tượng nghiên cứu.
Đề tài tập trung nghiên cứu : Một số phương pháp hiệu quả khi dạy phân môn vẽ theo mẫu bậc tiểu học.
Đối tượng học sinh trường tiểu học …………
I.4. Giới hạn nghiên cứu.
Đề tài nghiên cứu việc dạy và học phân môn vẽ theo mẫu trong phạm vi trường tiểu học …………
I.5. Phương pháp nghiên cứu.
– Phương pháp nghiên cứu tài liệu
– Phương pháp điều tra thực trạng của trường
– Phương pháp thực nghiệm
– Phương pháp so sánh kết quả thực nghiệm với trước kia
II. PHẦN NỘI DUNG:
II.1. Cơ sở lý luận.
Môn mĩ thuật ở tiểu học chúng ta đang hướng dẫn học sinh cảm thụ mĩ thuật ở mức cảm tính thì phân môn vẽ theo mẫu lại đóng vai trò quan trọng hơn cả. Khi học sinh nắm vững kiến thức cơ bản ban đầu của phân môn vẽ theo mẫu một cách vững vàng sẽ là điều kiện và khả năng để phát huy các phân môn khác. Khi nói tới bộ môn mĩ thuật chúng ta hiểu rằng nó được bắt đầu từ “cảm” sau “cảm” mới là “lý” hay nói cách khác nó bắt nguồn từ “cảm tính” dần chuyển thành “lý tính”. Chính vì vậy, ở tiểu học mới chỉ dừng ở mức “cảm tính” mà thôi. Chúng ta dạy học sinh nhằm đạt được mục tiêu là học sinh có kiến thức ban đầu về mĩ thuật. Để bắt đầu cảm nhận mĩ thuật các em sẽ hình thành khái niệm mĩ thuật qua cách quan sát, nhận xét sự vật hiện tượng trong cuộc sống, và những sự vật hiện tượng ấy được sắp xếp, tổ chức trong 45 tiết (bài) vẽ theo mẫu ở tiểu học. Trong những bài này là những mẫu vẽ đã được chủ động nghiên cứu để nó trở thành những mẫu đại diện điển hình cho mọi sự vật hiện tượng.
Vẽ theo mẫu ở tiểu học là phân môn tạo nên ý thức quan sát để cảm nhận cái đẹp của sự vật hiện tượng. Đó sẽ là một trong những kiến thức ban đầu quan trọng của chương trình mĩ thuật tiểu học và từ đây sẽ dần hình thành các kĩ năng cần thiết để giúp học sinh hoàn thành các bài tập theo chương trình và vận dụng những kiến thức ấy vào học tập, sinh hoạt hằng ngày. Kiến thức vẽ theo mẫu ở tiểu học cũng như các phân môn khác của bộ môn mĩ thuật được thiết kế theo chương trình đồng tâm từ dễ đến khó như vẽ nét thẳng, nét cong ( đối với lớp 1,2) vẽ những đồ vật thông dụng như cái xô, cái phích, cái bát, cái chén, lọ hoa… (đối với lớp 4, 5).
Vẽ theo mẫu là một phân môn mà học sinh được quan sát từ mẫu thực và nhận xét mẫu để rồi mô phỏng lại mẫu một cách giống thực. Tức là học sinh sẽ hình thành được kiến thức cơ bản của môn mĩ thuật qua phân môn vẽ theo mẫu. Học sinh sẽ vẽ theo một phương pháp cụ thể, đơn giản. Đó là vẽ hình chung trước( tổng thể mẫu) sau đó mới vẽ chi tiết( các bộ phận nhỏ) và chu trình được vận dụng trong tất cả các phân môn của môn mĩ thuật. Và đây là những kiến thức cơ bản tạo đà để học sinh tiếp tục khám phá và làm chủ cái đẹp trong chương trình mĩ thuật ở các cấp cao hơn, đặt biệt là biết vận dụng cái đẹp vào cuộc sống hằng ngày.
II.2. Thực trạng.
1. Thuận lợi – Khó khăn.
* Thuận lợi.
Trường tiểu học ……….. đóng trên địa bàn thôn Tân Trung xã EaKênh huyện Krông Pắc.
Được sự quan tâm của BGH nhà trường đã trang bị đầy đủ đồ dùng dạy học và cập nhật kịp thời các tài liệu liên quan để phục vụ cho môn mĩ thuật.
Phụ huynh quan tâm đến việc chuẩn bị đầy đủ dụng cụ học tập liên quan đến môn học cho con em mình.
* Khó khăn.
Trường học chưa có phòng chức năng dành cho môn mĩ thuật, một số học sinh chưa quan tâm đến môn học nên khi đến lớp không có đủ đồ dùng học tập. Điều kiện khó khăn nên việc sưu tầm đồ dùng tranh, ảnh cũng hạn chế.
2. Thành công – hạn chế.
Khi thực hiện đề tài này tôi thấy học sinh yêu thích môn học và tự tin hơn khi vẽ bài, kết quả các bài thực hành tăng lên rõ rệt, không những vậy nó giúp học sinh trở thành người thiết kế, tổ chức, hướng dẫn hoạt động độc lập theo nhóm để học sinh tự chiếm lĩnh nội dung học tập, chủ động đạt mục tiêu kiến thức, kĩ năng, thái độ theo yêu cầu của chương trình.
* Hạn chế.
Bậc tiểu học các em ở độ tiểu từ 6 đến 11 do vậy tư duy phát triển chưa toàn diện nên giáo viên cần sáng tạo và vận dụng nhiều phương pháp truyền thống cùng với những phương pháp mới hiện nay nhằm đưa tới học sinh cách học đơn giản và dễ hiểu nhất, nhằm phát huy tính tích cực của học sinh, đưa các em vào tiết học một cách nhẹ nhàng và bổ ích. Từ đó tạo cho các em có cái nhìn và cảm nhận về cái đẹp thông qua phân môn vẽ theo mẫu.
3. Mặt mạnh – mặt yếu.
Qua nghiên cứu đề tài đã giúp cho tôi trang bị kiến thức, rèn luyện tay nghề và vận dụng nhiều phương pháp dạy học giúp học sinh phát triển trí tưởng tượng, biết yêu cái đẹp, có ý thức trân trọng giữ gìn, bảo vệ cái đẹp của thiên hiên, của con người tạo ra.
Học sinh có khả năng hoàn thành tốt các bài vẽ theo mẫu và các phân môn khác của môn mĩ thuật.
* Mặt yếu.
Học sinh đi học quên mang đồ dùng liên quan đến môn học
Trong lớp ít phát biểu ý kiến xây dựng bài.
Một số em chưa hoàn thành bài vẽ ở lớp.
4. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động.
Vẽ theo mẫu rèn luyện cho học sinh khả năng quan sát, nhận xét và kĩ năng vẽ nét, vẽ bố cục và vẽ hình. Vẽ theo mẫu còn giúp học sinh hiểu được vẻ đẹp của mẫu, tạo điều kiện để học sinh học các bài trang trí, vẽ theo đề tài, vẽ tự do, thường thức mĩ thuật thuận lợi và hiệu quả hơn.
Phân môn vẽ theo mẫu xuyên suốt chương trình mĩ thuật tiểu học được thiết kế theo quy trình đồng tâm, các đơn vị kiến thức được lặp lại nhưng có nâng cao hơn qua mỗi bài, mỗi lớp. Từ lớp 1 đến lớp 5 có 45 bài vẽ theo mẫu với những mẫu vẽ đơn giản như hình khối, đường nét quen thuộc như nét cong, nét thẳng, các hình cơ bản như hình tròn, hình vuông, hình tam giác, hình chữ nhật; khối đơn giản như khối cầu, khối hộp…vật dụng phổ biến, gần gũi như cái xoong, cái ấm, cái chén, cặp sách, lá cây, quả cây…Khi vẽ theo mẫu học sinh sẽ nắm được cách vẽ cân đối, vẽ từ bao quát đến chi tiết, từ những hình cơ bản tới những đồ vật cụ thể, bước đầu so sánh kích thước, hình dáng, màu sắc của vật mẫu. Từ đó học sinh sẽ cảm nhận được mẫu, vẽ mẫu theo sự “cảm” và so sánh để hình vẽ gần giống với mẫu hơn.
Vẽ theo mẫu là một phân môn quan trọng và cần thiết cho các phân môn khác của môn mĩ thuật. Bởi vì, nắm vững cách vẽ của vẽ theo mẫu thì các phân môn khác sẽ dễ dàng và thuận lợi hơn nhiều và đặt biệt sẽ hình thành cách nhìn tổng thể ( định hình được trước khi vẽ). Học sinh vẽ theo mẫu theo một quy trình: Quan sát – So sánh – Cảm nhận – Nhận biết mẫu – Hình thành thới quen, kĩ năng khi các em vẽ bài.
5. Thực trạng mà đề tài đặt ra.
Trước thực trạng khó khăn, điều kiện dạy học chưa đủ và đồng bộ, phương pháp giáo dục chưa phát huy mạnh được vai trò của học sinh, để phân môn vẽ theo mẫu thực sự được học sinh quan tâm và vẽ đúng như hướng dẫn và hoàn thành xuất sắc các bài vẽ theo mẫu trong chương trình, tôi đưa ra một số vấn đề cần giải quyết cụ thể sau.
+ Công tác chuẩn bị cần thiết cho bài giảng.
+ Hướng dẫn học sinh quan sát, nhận xét.
+ Hướng dẫn học sinh cách vẽ.
+ Hướng dẫn học sinh thực hành.
+ Nhận xét, đánh giá bài của học sinh.
* Các vấn đề trên được giải quyết tốt thì hiệu quả sẽ đem lại một bài giảng thành công cho phân môn vẽ theo mẫu của bộ môn mĩ thuật.
* Công tác chuẩn bị cần thiết cho bài giảng:
+ Sự chuẩn bị của giáo viên:
* Đối với việc chuẩn bị đồ dùng dạy học:
Đối với môn mĩ thuật nói chung và phân môn vẽ theo mẫu nói riêng, việc sử dụng đồ dùng dạy học (ĐDDH) là đặt biệt cần thiết, bởi dạy mĩ thuật là dạy trên những gì cụ thể, hiện diện một cách rõ ràng trước học sinh. Học sinh phải được quan sát một cách cụ thể về hình dáng, đậm nhạt, màu sắc, đường nét, bố cục và tương quan vật mẫu (đối với bài vẽ hai vật mẫu). Đó chính là kiến thức cơ bản của môn mĩ thuật.
Khi nói tới việc chuẩn bị đồ dùng trực quan ta nghĩ đến nhiệm vụ của môn mĩ thuật ngoài việc cung cấp những tri thức bộ môn và rèn kĩ năng nó còn nhiệm vụ giáo dục thẩm mĩ cho học sinh. Do đó đồ dùng giảng dạy đưa ra cho học sinh học tập ngoài yêu cầu học sinh quan sát phải phù hợp với nội dung bài giảng còn có yêu cầu là phải đẹp để thu hút sự chú ý của học sinh tạo nên không khí nghệ thuật của giờ học. Làm cho học sinh yêu thích vật mẫu bởi vẻ đẹp về hình dáng, màu sắc của mẫu làm phấn chấn tinh thần học tập của các em. Hơn thế vẽ theo mẫu thì phải có mẫu để học sinh quan sát và vẽ theo mẫu chứ không để học sinh vẽ lại hình minh họa trong sách mĩ thuật hoặc hình vẽ minh họa của giáo viên trên bảng như vậy học sinh sẽ không hiểu bài và chất lượng không đạt yêu cầu như mong muốn.
Trong chương trình mĩ thuật ở tiểu học có 45 bài vẽ theo mẫu giáo viên cần chuẩn bị đầy đủ mẫu theo đơn vị bài và trực quan cho các bài đó. Từ những mẫu vẽ đơn giản như: (Khối hộp, khối trụ, khối cầu) tới những mẫu vẽ cụ thể hơn như ( quả cây, ấm tích, chén, bát, lọ hoa, bình đựng nước…)
Sử chuẩn bị của giáo viên còn căn cứ theo từng bài. Một mặt do tiết học thường được tổ chức tại lớp học “ thông thường” một mặt sỹ số học sinh/lớp đông khiến các em khó quan sát mẫu nếu bày một mẫu trên bảng. Do đó giáo viên cần chuẩn bị nhiều mẫu vẽ giống nhau trên một yêu cầu của bài vẽ mẫu đó để cho học sinh hoạt động theo nhóm, theo tổ.
Ví dụ: Để dạy bài “Vẽ quả” (quả dạng tròn) bài 10 mĩ thuật lớp 1 trang 15 vở tập vẽ. Nếu học sinh khoảng 30 em ngồi trong một phòng học bàn ghế kê sát nhau theo hướng nhìn lên bảng thì việc giáo viên bày một mẫu (quả cây) để học sinh quan sát và vẽ là điều không thể, bởi những học sinh ngồi bàn dưới và cuối lớp sẽ không thể nhìn thấy mẫu. Như vậy sẽ vô hiệu khi giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát, nhận xét. Ở bài này quả quan sát khó (vì nhỏ) cho nên tôi chuẩn bị (3,4) mẫu và bày theo nhóm, tổ giúp học sinh quan sát và vẽ hiệu quả hơn.
Đối với bài vẽ này tôi chuẩn bị cho bài giảng những tranh vẽ các bước dựng hình, đến hoàn thành bài vẽ. Cách vẽ cụ thể, rõ ràng, đẹp vẽ trên khổ giấy lớn để học sinh dễ quan sát, việc chuẩn bị trực quan tốt còn giúp cho học sinh hình thành khái niệm mẫu vẽ nhanh nhất, hiệu quả và đơn giản nhất.
Ví dụ: Bài vẽ quả cà chua
VẼ RA GIẤY A4
+ Sự chuẩn bị đối với học sinh:
Học vẽ theo mẫu đối với học sinh tiểu học vốn vẫn là kiến thức trừu tượng nhất trong bộ môn mĩ thuật. Trừu tượng bởi lẽ học sinh dần hình thành khái niệm về khối, về hình thể. Tuy nhiên vẽ theo mẫu ở tiểu học không đòi hỏi học sinh diễn tả được khối rõ ràng mà chỉ yêu cầu học sinh có khái niệm về ‘khối” mà thôi. Vì lý do này, học sinh cần chuẩn bị tốt điều kiện để tham gia vào tiết học một cách tích cực và hiệu quả.
Việc xem bài trước là công việc của học sinh. Từ đó, học sinh sẽ tìm hiểu mẫu ở nhà( nếu có) hoặc mẫu tương tự, sẽ tạo được thói quen chủ động của học sinh. Có những bài học sinh chuẩn bị mẫu vẽ cá nhân để giờ thực hành làm việc một cách độc lập như: Bài vẽ lá cây ( MT lớp 2 bài 13 trang 40 ). Việc chuẩn bị này giúp học sinh tư duy nhanh hơn, so sánh dễ dàng và đặc biệt tiếp thu bài cũng nhanh hơn.
Việc chuẩn bị đồ dùng học tập là một yếu tố cần thiết đối với học sinh, nếu học sinh chuẩn bị đầy đủ mọi đồ dùng như: Vở tập vẽ, bút chì, bút dạ, sáp màu, tẩy, thước kẻ…Như vậy sự chuẩn bị tốt của giáo viên và học sinh sẽ đạt được kết quả cao cho tiết học vẽ theo mẫu.
* Hướng dẫn học sinh quan sát, nhận xét mẫu:
Dạy mĩ thuật nói chung và vẽ theo mẫu nói riêng, phải thực hiện theo hướng để học sinh làm bài thực hành là chính ( thời gian khoảng 20/ 35 phút của tiết học). Thời gian hướng dẫn học sinh quan sát khoảng 5 – 7 phút, phần này tuy ít thời gian nhưng lại là một việc hết sức quan trọng trong quá trình hình thành kiến thức mĩ thuật, kiến thức vẽ theo mẫu đối với học sinh.
+ Thực tế:
Lâu nay dạy vẽ theo mẫu thường qua loa nhất trong năm phân môn của môn mĩ thuật. Bởi một lẽ đồ dùng dạy học thiếu rất nhiều, mẫu vẽ thường không có trong suốt chương trình tiểu học, việc giáo viên chuẩn bị mẫu cho học sinh cũng gặp nhiều khó khăn.
Mặt khác lớp học quá đông từ 25 – 30 em/ lớp, bàn kê thẳng xếp cố định theo hướng nhìn lên bảng. Với điều kiện như thế thì việc học sinh quan sát mẫu là một điều tương đối phức tạp và hiệu quả của tiết học là một vấn đề cần bàn tới. Từ những thực tế ấy tôi mạnh dạng đưa ra những phương pháp cụ thể, nhằm khắc phục và nâng cao hiệu quả dạy – học phân môn vẽ theo mẫu ở tiểu học.
+ Phương pháp:
Trong 45 bài vẽ theo mẫu ở tiểu học được chia điều cho 5 khối lớp là những bài vẽ từ đơn giản và nâng cao dần theo cấu trúc chương trình đồng tâm. Vì vậy ở các lớp (1, 2, 3) là những mẫu vẽ đơn giản như: hình tam giác, hình tròn, hình vuông, cái túi xách, cái cốc…Còn ở lớp (4, 5) nhìn chung mẫu vẽ là đồ dùng trong gia đình như: cái bát, ấm tích, lọ hoa… Cho nên, việc hướng dẫn cho học sinh là rất cụ thể, rất gần gũi, giáo viên sử dụng phương pháp phù hợp sẽ đạt hiệu quả cao.
Giáo viên bày mẫu: Lớp học đông nên giáo viên bày mẫu vẽ vào giữa lớp và kê bàn ghế theo hình chữ U để học sinh nào cũng có cự ly gần với mẫu, và đảm bảo các em được quan sát mẫu 100%. Đối với những mẫu nhỏ như cái cốc, lá cây, quả… giáo viên cần chuẩn bị nhiều mẫu giống nhau để cho học sinh quan sát theo nhóm, như vậy sẽ khắc phục được tình trạng học sinh không quan sát mẫu, làm việc riêng hay đùa nghịch.
Khi đặt câu hỏi quan sát giáo viên nên nêu những cao hỏi đơn giản dễ hiểu như: Em hãy so sánh chiều cao của mẫu với chiều ngang của mẫu như thế nào? Khi giáo viên đặt câu hỏi như vậy học sinh sẽ tập trung vào so sánh, nhận xét mẫu và đưa ra kết quả. Căn cứ vào thực tế cùng phương pháp dạy đổi mới tôi đưa ra một số ví dụ áp dụng nội dung cho vấn đề hướng dẫn quan sát nhận xét.
………
Mời các bạn tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Sáng kiến kinh nghiệm: Phương pháp dạy học sinh vẽ theo mẫu bậc Tiểu học Mẫu sáng kiến kinh nghiệm môn Mỹ thuật của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.