Sáng kiến kinh nghiệm: Hướng dẫn học sinh thực hiện tốt cách giải bài toán có lời văn lớp 5 là tài liệu vô cùng hữu ích. Tài liệu giúp cho các thầy cô giáo có thêm nhiều tài liệu tham khảo để tổng kết cho mình những kinh nghiệm giảng dạy hay, thay đổi phương pháp giảng dạy để tăng tính tương tác và chủ động của các em học sinh trong giờ học. Sau đây là nội dung chi tiết mẫu sáng kiến kinh nghiệm, mời các bạn cùng tham khảo và tải tại đây.
Sáng kiến kinh nghiệm
Hướng dẫn học sinh thực hiện tốt cách giải bài toán có lời văn lớp 5
I/ ĐẶT VẤN ĐỀ:
Toán học có vị trí rất quan trọng phù hợp với cuộc sống thực tiễn, đó cũng là công cụ cần thiết cho các môn học khác và để giúp cho học sinh nhận thức thế giới xung quanh, để hoạt động có hiệu quả trong mọi lĩnh vực.
Khả năng giáo dục nhiều mặt của môn toán rất to lớn: Nó phát triển tư duy, trí tuệ, có vai trò quan trọng trong việc rèn luyện tính suy luận, tính khoa học toàn diện, chính xác, tư duy độc lập sáng tạo, linh hoạt, góp phần giáo dục tính nhẫn nại, ý chí vượt khó khăn.
Từ vị trí và nhiệm vụ vô cùng quan trọng của môn toán, vấn đề đặt ra cho người thầy là làm thế nào để giờ dạy – học toán có hiệu quả cao, học sinh phát triển tính tích cực, chủ động sáng tạo trong việc chiếm lĩnh kiến thức toán học. Theo tôi, các phương pháp dạy học bao giờ cũng phải xuất phát từ vị trí, mục đích và nhiệm vụ, mục tiêu giáo dục của bài học môn toán. Nó không phải là cách thức truyền thụ kiến thức, cách giải toán đơn thuần mà là phương tiện tinh vi để tổ chức hoạt động nhận thức tích cực, độc lập và giáo dục phong cách làm việc một cách khoa học, hiệu quả.
Hiện nay, giáo dục tiểu học đang thực hiện yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh, làm cho hoạt động dạy học trên lớp “nhẹ nhàng, tự nhiên, hiệu quả”. Để đạt được yêu cầu đó, giáo viên phải có phương pháp và hình thức dạy học để vừa nâng cao hiệu quả cho học sinh, vừa phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của lứa tuổi tiểu học và trình độ nhận thức của học sinh, để đáp ứng với công cuộc đổi mới của đất nước nói chung và của ngành giáo dục tiểu học nói riêng.
Trong chương trình môn toán tiểu học, giải toán có lời văn giữ một vai trò quan trọng . Thông qua việc giải toán, học sinh tiểu học thấy được nhiều khái niệm trong toán học như các số, các phép tính, các đại lượng, các yếu tố hình học . . . đều có nguồn gốc trong cuộc sống hiện thực, trong thực tiễn hoạt động của con người, thấy được mối quan hệ biện chứng giữa các sự kiện, giữa cái đã cho và cái phải tìm. Qua việc giải toán sẽ rèn luyện cho học sinh năng lực tư duy và những đức tính của con người mới, có ý thức vượt khó khăn, đức tính cẩn thận, làm việc có kế hoạch, thói quen xét đoán có căn cứ, thói quen tự kiểm tra kết quả công việc mình làm và độc lập suy nghĩ, óc sáng tạo giúp học sinh vận dụng các kiến thức, rèn luyện kĩ năng tính toán, kĩ năng ngôn ngữ. Đồng thời qua việc giải toán của học sinh mà giáo viên có thể dễ dàng phát hiện những ưu điểm, thiếu sót của các em về kiến thức, kĩ năng, tư duy để giúp học sinh phát huy những mặt được và khắc phục những mặt thiếu sót.
Chính vì vậy, tôi chọn đề tài “ Hướng dẫn học sinh thực hiện tốt cách giải bài toán có lời văn lớp 5 (Dạng: Toán chuyển động đều)” với mong muốn đưa ra giải pháp nhằm nâng cao chất lượng học toán và giúp học sinh lớp 5 biết cách giải bài toán có lời văn đạt hiệu quả cao hơn. Nhưng trong thực tế giảng dạy môn Toán – giải bài toán có lời văn, bản thân tôi cũng gặp nhiều khó khăn như sau:
II/ KHÓ KHĂN:
– Đa số học sinh xem môn toán là môn học khó khăn, dễ chán.
– Trình độ nhận thức của học sinh không đồng đều : một số học sinh còn chậm, nhút nhát, kĩ năng tóm tắt bài toán còn hạn chế, chưa có thói quen đọc và tìm hiểu bài toán, dẫn tới thường nhầm lẫn giữa các dạng toán, lựa chọn phép tính còn sai, chưa bám sát vào yêu cầu bài toán để tìm lời giải thích hợp với các phép tính.
– Một số em tiếp thu bài một cách thụ động, ghi nhớ bài còn máy móc nên còn chóng quên các dạng bài toán.
Từ những khó khăn trên, để giúp học sinh có kĩ năng giải bài toán có lời văn ở lớp 5, với dạng bài toán “ chuyển động đều ” đạt hiệu quả, bản thân tôi đã thực hiện và tổ chức các hoạt động như sau:
III/ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC:
Giải toán đối với học sinh là một hoạt động trí tuệ khó khăn, phức tạp. Việc hình thành kĩ năng giải toán khó hơn nhiều so với kĩ năng tính vì bài toán là sự kết hợp đa dạng hoá nhiều khái niệm, quan hệ toán học. Giải toán không chỉ là nhớ mẫu rồi áp dụng, mà đòi hỏi nắm chắc khái niệm, quan hệ toán học, nắm chắc ý nghĩa của phép tính, đòi hỏi khả năng độc lập suy luận của học sinh, đòi hỏi biết làm tính thông thạo. Chính vì vậy dạy và học tốt về giải bài toán có lới văn có ý nghĩa quyết định thành công của dạy và học môn toán, do đó người giáo viên phải xác định rõ mục tiêu của việc dạy giải các bài toán có lời văn và cần phải đạt được các tri thức, kĩ năng sau :
1/ Học sinh nhận biết “ cái đã cho” và “ cái phải tìm” trong mỗi bài toán, mối quan hệ giữa các đại lượng có trong mỗi bài toán, chẳng hạn : khi dạy toán về chuyển động đều thì mối quan hệ đó thể hiện ở quãng đường đi bằng tích của vận tốc với thời gian đi đường.
2/ Học sinh giải được các bài toán hợp với một số quan hệ thường gặp giữa các đại lượng thông dụng.
3/ Học sinh giải được một số bài toán điển hình được hình thành từ lớp 4 đến lớp 5 như sau :
* Tìm số trung bình cộng của hai số hoặc nhiều số.
* Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.
*Tìm hai số khi biết tổng (hoặc hiệu) và tỉ số.
* Giải toán về tỉ số phần trăm.
* Bài toán cơ bản về chuyển động đều cùng chiều (hoặc ngược chiều)
* Giải toán có nội dung hình học
4/ Học sinh biết trình bày bài giải đúng quy định theo yêu cầu bài toán.
Để đạt được những mục tiêu trên cần thông qua quá trình phát triển từng bước, giáo viên phải thực hiện thường xuyên, liên tục một số biện pháp như sau :
A- Những biện pháp thực thi :
1/ Cho học sinh nhận biết các yếu tố của bài toán :
a) Cho học sinh nhận biết nguồn gốc thực tế và tác dụng phục vụ thực tiễn cuộc sống của bài toán. Ví dụ : Cần tính năng suất lúa trên một diện tích đất trồng; tính bình quân thu nhập hàng tháng theo đầu người hay gia đình em ( Toán 5 trang 160 – 161, . . .)
b) Cho học sinh nhận rõ mối quan hệ chặt chẽ giữa các đại lượng trong bài toán. Ví dụ: Khi giải bài toán chuyển động đều, học sinh dựa vào “ cái đã cho”, “ cái phải tìm ” và mối quan hệ giữa các đại lượng: vận tốc, quãng đường, thời gian để tìm đại lượng chưa biết.
c) Tập cho học sinh biết xem xét các đối tượng toán học và tập diễn đạt các kết luận dưới nhiều hình thức khác nhau. Ví dụ : “ số bạn trai bằng 1/3 số bạn gái ” cũng có nghĩa là “số bạn gái gấp 3 lần số bạn trai”; “đáy nhỏ bằng 2/3 đáy lớn” cũng có nghĩa là “đáy lớn gấp rưởi đáy nhỏ” hoặc “đáy lớn gấp 1,5 lần đáy nhỏ ”.
2/- Phân loại bài toán có lời văn :
Để giải được bài toán thì học sinh phải hiểu đề bài, hiểu các thành phần của nó . Những cái đã cho và những cái cần tìm thường là những số đo đại lượng nào đấy được biểu thị bởi các phép tính và các quan hệ giữa các số đo. Dựa vào đó mà có thể phân loại các bài toán.
a) Phân loại theo đại lượng :
Với mỗi loại đại lượng có một loạt bài toán có lời văn về đại lượng đó như:
* Các bài toán về số lượng.
* Các bài toán về khối lượng của vật.
* Các bài toán về các đại lượng trong hình học
b) Phân loại theo số phép tính :
* Bài toán đơn : là bài toán mà khi giải chỉ cần một phép tính – ở lớp 5, loại này thường dùng nêu ý nghĩa thực tế của phép tính, nó phù hợp với quá trình nhận thức.
Ví dụ : Để dạy phép cộng số đo thời gian, có bài toán “Một ô tô đi từ Hà Nội đến Thanh Hoá hết 3 giờ 15 phút, rồi đi tiếp đến Vinh hết 2 giờ 35 phút. Hỏi ô tô đó đi cả quảng đường từ Hà Nội đến Vinh hết bao nhiêu thời gian ? (Ví dụ 1- trang 131 sách Toán 5).
Từ bản chất bài toán, học sinh hình thành phép cộng:
3 giờ 15 phút + 2 giờ 35 phút = 5 giờ 50 phút.
* Bài toán hợp: là bài toán mà khi giải cần ít nhất 2 phép tính trở lên. Loại bài toán này dùng để luyện tập, củng cố kiến thức đã học. Ở lớp 5, bài toán này có mặt ở hầu hết các tiết học toán.
Hai cách phân loại này đóng vai trò không lớn trong quá trình dạy học.
c) Phân loại theo phương pháp giải :
Trong thực tế, nhiều bài toán có nội dung khác nhau nhưng có thể sử dụng cùng một phương pháp suy luận để giải, vì thế có thể coi “có cùng phương pháp giải” là một tiêu chí để phân loại bài toán có lời văn. Các bài toán có cùng phương pháp giải dẫn đến cùng một mô hình toán học tức là cùng một dạng bài toán.
Ví dụ 1: Mua 12 quyển vở hết 240.000 đồng. Hỏi mua 30 quyển vở như thế hết bao nhiêu tiền ?
Ví dụ 2: Để hút hết nước ở một cái hồ, phải dùng 3 máy bơm làm việc liên tục trong 4 giờ. Vì muốn công việc hoàn thành sớm hơn nên người ta đã dùng 6 máy bơm như thế. Hỏi sau mấy giờ sẽ hút hết nước ở hồ ?
Ví dụ 3: Một gia đình gồm 3 người (bố, mẹ và con). Bình quân thu nhập hàng tháng là 800.000 đồng mỗi người. Nếu gia đình đó có thêm 1 con nữa mà tổng thu nhập của gia đình không thay đổi thì bình quân thu nhập hàng tháng của mỗi người bị giảm đi bao nhiêu tiền?
Đối với học sinh, khi giải 3 bài toán này, giáo viên luôn chú ý hỏi xem bài toán thuộc dạng nào? (quan hệ tỉ lệ), giải bằng cách nào trong hai cách đã học ( cách “rút về đơn vị” hoặc “tìm tỉ số”). Nếu học sinh khá, giỏi, giáo viên có thể yêu cầu giải bài tập ở ví dụ 2, ví dụ 3 bằng 2 cách. Việc tìm ra nhiều cách giải khác nhau sẽ giúp học sinh có dịp so sánh các cách giải đó, chọn ra được cách hay hơn và tích luỹ được nhiều kinh nghiệm để giải toán. Quá trình tìm tòi những cách giải khác nhau của bài toán cũng là quá trình rèn luyện trí thông minh, óc sáng tạo và khả năng suy nghĩ linh hoạt cho học sinh.
Như vậy, sự phân loại theo phương pháp giải chính là sự phân loại theo mối quan hệ giữa những “cái đã cho” và những “cái cần tìm” trong bài toán.
3/ Hình thành và phát triển các năng lực quan sát, ghi nhớ, tuởng tuợng, tư duy qua các bài toán :
a) Dạy học sinh biết quan sát các mô hình, sơ đồ, từ đó cũng dễ dàng tìm ra cách giải.
Ví dụ: Lớp học có 40 học sinh, số học sinh nữ nhiều hơn số học 2/- Phân loại bài toán có lời văn :
Để giải được bài toán thì học sinh phải hiểu đề bài, hiểu các thành phần của nó . Những cái đã cho và những cái cần tìm thường là những số đo đại lượng nào đấy được biểu thị bởi các phép tính và các quan hệ giữa các số đo. Dựa vào đó mà có thể phân loại các bài toán.
a) Phân loại theo đại lượng :
Với mỗi loại đại lượng có một loạt bài toán có lời văn về đại lượng đó như:
* Các bài toán về số lượng.
* Các bài toán về khối lượng của vật.
* Các bài toán về các đại lượng trong hình học
b) Phân loại theo số phép tính :
* Bài toán đơn : là bài toán mà khi giải chỉ cần một phép tính – ở lớp 5, loại này thường dùng nêu ý nghĩa thực tế của phép tính, nó phù hợp với quá trình nhận thức.
Ví dụ : Để dạy phép cộng số đo thời gian, có bài toán “Một ô tô đi từ Hà Nội đến Thanh Hoá hết 3 giờ 15 phút, rồi đi tiếp đến Vinh hết 2 giờ 35 phút. Hỏi ô tô đó đi cả quảng đường từ Hà Nội đến Vinh hết bao nhiêu thời gian ? (Ví dụ 1- trang 131 sách Toán 5).
Từ bản chất bài toán, học sinh hình thành phép cộng:
3 giờ 15 phút + 2 giờ 35 phút = 5 giờ 50 phút.
* Bài toán hợp: là bài toán mà khi giải cần ít nhất 2 phép tính trở lên. Loại bài toán này dùng để luyện tập, củng cố kiến thức đã học. Ở lớp 5, bài toán này có mặt ở hầu hết các tiết học toán.
Hai cách phân loại này đóng vai trò không lớn trong quá trình dạy học.
c) Phân loại theo phương pháp giải :
Trong thực tế, nhiều bài toán có nội dung khác nhau nhưng có thể sử dụng cùng một phương pháp suy luận để giải, vì thế có thể coi “có cùng phương pháp giải” là một tiêu chí để phân loại bài toán có lời văn. Các bài toán có cùng phương pháp giải dẫn đến cùng một mô hình toán học tức là cùng một dạng bài toán.
Ví dụ 1: Mua 12 quyển vở hết 240.000 đồng. Hỏi mua 30 quyển vở như thế hết bao nhiêu tiền ?
Ví dụ 2: Để hút hết nước ở một cái hồ, phải dùng 3 máy bơm làm việc liên tục trong 4 giờ. Vì muốn công việc hoàn thành sớm hơn nên người ta đã dùng 6 máy bơm như thế. Hỏi sau mấy giờ sẽ hút hết nước ở hồ ?
Ví dụ 3: Một gia đình gồm 3 người (bố, mẹ và con). Bình quân thu nhập hàng tháng là 800.000 đồng mỗi người. Nếu gia đình đó có thêm 1 con nữa mà tổng thu nhập của gia đình không thay đổi thì bình quân thu nhập hàng tháng của mỗi người bị giảm đi bao nhiêu tiền?
Đối với học sinh, khi giải 3 bài toán này, giáo viên luôn chú ý hỏi xem bài toán thuộc dạng nào? (quan hệ tỉ lệ), giải bằng cách nào trong hai cách đã học ( cách “rút về đơn vị” hoặc “tìm tỉ số”). Nếu học sinh khá, giỏi, giáo viên có thể yêu cầu giải bài tập ở ví dụ 2, ví dụ 3 bằng 2 cách. Việc tìm ra nhiều cách giải khác nhau sẽ giúp học sinh có dịp so sánh các cách giải đó, chọn ra được cách hay hơn và tích luỹ được nhiều kinh nghiệm để giải toán. Quá trình tìm tòi những cách giải khác nhau của bài toán cũng là quá trình rèn luyện trí thông minh, óc sáng tạo và khả năng suy nghĩ linh hoạt cho học sinh.
Như vậy, sự phân loại theo phương pháp giải chính là sự phân loại theo mối quan hệ giữa những “cái đã cho” và những “cái cần tìm” trong bài toán.
3/ Hình thành và phát triển các năng lực quan sát, ghi nhớ, tưởng tượng tư duy qua các bài toán :
a) Dạy học sinh biết quan sát các mô hình, sơ đồ, từ đó cũng dễ dàng tìm ra cách giải.
sinh nam là 8 em. Hỏi có bao nhiêu học sinh nam? bao nhiêu học sinh nữ ? (dạng toán “ Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó” ).
………..
Mời các bạn tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Sáng kiến kinh nghiệm: Hướng dẫn học sinh thực hiện tốt cách giải bài toán có lời văn lớp 5 Mẫu sáng kiến kinh nghiệm lớp 5 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.