Bạn đang xem bài viết ✅ Sáng kiến kinh nghiệm: Bồi dưỡng kĩ năng tập đọc nhạc cho học sinh Tiểu học Mẫu sáng kiến kinh nghiệm cấp Tiểu học ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Sau đây, mời quý thầy cô cùng các bậc phụ huynh tham khảo mẫu Sáng kiến kinh nghiệm: Bồi dưỡng kĩ năng tập đọc nhạc cho học sinh Tiểu học.

Tài liệu bao gồm 2 mẫu sáng kiến kinh nghiệm môn Tin học. Hy vọng với các tài liệu này, sẽ giúp quý thầy cô, các cấp cán bộ quản lý phần nào đạt hiệu quả hơn trong giảng dạy và công tác. Sau đây là nội dung chi tiết, mời các bạn đọc giả cùng tham khảo và tải tài liệu tại đây.

Sáng kiến kinh nghiệm:
Bồi dưỡng kĩ năng tập đọc nhạc cho học sinh Tiểu học

I. PHẦN MỞ ĐẦU

1.1 Lý do chọn đề tài

Âm nhạc là món ăn tinh thần không thể thiếu được của tuổi thơ, giúp cho cảm xúc các em thêm sâu sắc tâm hồn thêm trong sáng, ước mơ thêm bay bổng. Những cảm xúc đó hằng ngày theo sát, nhắc nhở các em thực hiện năm điều Bác Hồ dạy, phấn đấu trở thành con người toàn diện, có ích cho đất nước sau này.

Có rất nhiều phương pháp truyền đạt khi dạy hát, dạy tập đọc nhạc, dạy kể chuyện âm nhạc và cũng tùy thuộc vào mỗi giáo viên có mỗi phương pháp truyền đạt khác nhau cùng với kinh nghiệm của mỗi người.

Riêng đối với nội dung dạy “Tập đọc nhạc’’ có rất nhiều giáo viên nghĩ rằng chỉ đàn lên là học sinh đọc được, sai chỗ nào thì dừng lại sửa. Với tôi cách nghĩ đó nên áp dụng cho phương pháp dạy hát thì phù hợp hơn. Khi nghe giáo viên đàn bài hát có sẵn lời ca thì các em hát theo được, còn đọc nhạc mà chỉ nghe thôi thì chỉ có học sinh giỏi mới thực hiện được, phải cho các em được quan sát trực tiếp vào bảng phụ, chỉ từng nốt nhạc cụ thể cho các em thấy được nốt nằm ở vị trí đó là nốt gì để các em nắm được. Các em nắm được nốt rồi thì mới kết hợp cho nghe đàn và được nghe nhiều lần. Để giúp các em đọc được và thực hành tốt phải thực hiện một lúc cả 3 giác quan như: mắt nhìn – tai nghe – miệng đọc kết hợp gõ phách, qua đó giúp các em phát triển tai nghe và phát triển giọng. Vì vậy giáo viên phải có những phương pháp, kinh nghiệm tối ưu để truyền đạt, với tôi trên lớp tôi luôn dạy hết mình, luôn quan tâm, theo sát học sinh trong tiết dạy của mình, luôn áp dụng phương pháp nhẹ nhàng, thích hợp tùy vào từng đối tượng học sinh, cùng với mong muốn đưa Tập đọc nhạc thực sự gần gũi với các em đồng thời đem lại hiệu quả cao khi giảng dạy nội dung này.

Tôi mong muốn được chia sẽ với tất cả đồng nghiệp nhằm học hỏi, trao đổi và rút kinh nghiệm để ngày càng có những phương pháp dạy tập đọc nhạc hiệu quả hơn nữa, thông qua đề tài: “Bồi dưỡng kĩ năng tập đọc nhạc cho học sinh Tiểu học”

I.2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài

– Học sinh hiểu bản chất của Tập đọc nhạc là quá trình khám phá ra giai điệu bản nhạc.

– Học sinh nắm vững tên nốt nhạc, có kĩ năng giải mã về cao độ và trường độ của nốt nhạc để đọc đúng giai điệu, biết đọc bài Tập đọc nhạc kết hợp gõ phách hoặc đánh nhịp.

– Giúp học sinh phát triển tai nghe, cảm thụ về âm thanh, tư duy sáng tạo, hỗ trợ việc học hát và phát triển năng khiếu âm nhạc của các em.

– Tạo tâm lý thoải mái, hứng thú, ý thức học tập tốt mỗi khi học Tập đọc nhạc, đồng thời kích thích tiềm năng nghệ thuật, kỹ năng sáng tạo, phát triển khả năng cảm thụ âm nhạc. Giúp học sinh có kiến thức cơ bản, vững chắc về âm nhạc, làm nền tảng cho các em học tốt hơn chương trình âm nhạc ở các lớp sau.

Tham khảo thêm:   Thể lệ cuộc thi Tìm hiểu pháp luật tỉnh Bình Thuận 2023 Cuộc thi trực tuyến Tìm hiểu pháp luật trên địa bàn tỉnh Bình Thuận năm 2023

I.3. Đối tượng nghiên cứu

Học sinh khối 4, khối 5 trường Tiểu học………….. , huyện ………….., tỉnh …………..

I.4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu

Phân môn Tập đọc nhạc của học sinh khối 4 và khối 5

I.5. Phương pháp nghiên cứu

– Phương pháp quan sát sư phạm

– Phương pháp trải nghiệm thực tế

– Phương pháp phân tích tổng hợp

– Phương pháp thực hành

– Khảo sát trình độ học sinh

II. PHẦN NỘI DUNG

II.1. Cơ sở lý luận

Hiện nay trên Thế Giới có rất nhiều công trình nghiên cứu về vai trò của âm nhạc đối với đời sống của con người và sự tác động của âm nhạc tới sự hình thành và phát triển nhân cách sống đặc biệt là lứa tuổi tiểu học.

M. Gorki nhận xét: “Âm nhạc có tác động kì diệu đến tận đáy lòng, nó khám phá ra các phẩm chất cao quí của con người. Chính vì vậy, người lớn cần đặc biệt quan tâm đến việc giáo dục âm nhạc cho trẻ càng sớm càng tốt”.

Ở Việt Nam cũng có một số nhà sư phạm nghiên cứu về một số phương pháp giảng dạy âm nhạc trong các trường phổ thông. Như Giáo sư Dương Viết Á chuyên nghiên cứu các làn điệu dân ca để vào các trường học phổ thông,Nhạc sĩ Hoàng Long là chủ biên của sách nghệ thuật 1,2,3,NXB Giáo dục Hà Nội 2001-2003.Đồng thời cũng là chủ biên của cuốn sách Hỏi đáp về phương pháp dạy học 1,2,3 và Nghệ thuật 4,5 NXB Giáo dục, Hà Nội, 2004.

Việc lựa chọn các phương pháp dạy học không còn là vấn đề mới mẻ,nhưng dạy như thế nào, phối hợp các phương pháp dạy học ra sao để học sinh học mà không bị nhàm chán, không bị gò bó hay ép buộc, làm cho học sinh cảm thấy thích thú, hào hứng, phấn khởi sau mỗi giờ học nhạc thì bản thân tôi qua nhiều năm trực tiếp giảng dạy âm nhạc cũng đã ứng dụng một số phương pháp dạy học nhằm bồi dưỡng kỹ năng học Tập đọc nhạc cho học sinh. Từ đó giúp trẻ tự tin, mạnh dạn, hứng thú với các bài Tập đọc nhạc, đọc đúng cao độ, tiết tấu các nốt nhạc.

II.2. Thực trạng

a. Thuận lợi – khó khăn

* Thuận lợi

– Cho đến nay các trường đã có giáo viên dạy Âm nhạc, phong trào học Âm nhạc ngày càng sôi nổi, hầu hết các em học sinh hào hứng học và môn học đã được chú ý. Tất cả mọi người đã hiểu được đây là một môn học nghệ thuật, môn học có đóng góp rất lớn đến việc giáo dục trẻ, môn học góp phần không nhỏ vào việc hình thành nhân cách và phát triển toàn diện cho học sinh. Vì vậy không ít giáo viên, học sinh, các bậc phụ huynh đã coi trọng và đầu tư cho môn học.

Để giảng dạy môn Âm nhạc trong chương trình đào tạo được thành công, điều này phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố như : Tài liệu, phương tiện, đồ dùng trực quan.

Trường Tiểu học………….. được trang bị một số đồ dùng cần thiết cho việc giảng dạy Âm nhạc và học như : Bộ đồ dùng dạy học từ lớp 1 đến lớp 5, sách tham khảo, một số tranh ảnh, đàn Organ, thanh phách, bảng phụ các bài Tập đọc nhạc…phương tiện dạy học được nhà nước và các cấp lãnh đạo quan tâm, đầu tư nên việc dạy học ngày càng được cải thiện đem lại hiệu quả rõ rệt.

* Khó khăn

Tuy nhiên việc vận dụng các dụng cụ hỗ trợ cho việc dạy và học của giáo viên chưa linh hoạt, một số đồ dùng được trang bị chưa hợp lí không sử dụng được. Bên cạnh đó do quan niệm của một số giáo viên, phụ huynh về môn học còn hạn chế, chưa coi trọng môn học, chưa quan tâm mua sắm đồ dùng học tập cho học sinh, …

Tham khảo thêm:   TOP combo kỹ năng tốt nhất để leo hạng trong Free Fire

Lứa tuổi các em còn quá nhỏ để hiểu rõ về nhịp, phách, tiết tấu, một số em gõ đệm chưa chuẩn, một số em chưa nhớ vị trí các nốt nhạc, nhiều em không có năng khiếu về nghe và cảm thụ âm nhạc. Đặc bieät là bản thân các em, nhiều em chưa nhớ hết các nốt nhạc, vì vậy giáo viên phải mất khá nhiều thời gian để dạy cái căn bản nhất về kiến thức lớp 3, đó là cho các em nắm được tên nốt và vị trí nốt ở trên khuông nhạc

b. Thành công – hạn chế

* Thành công

Đa số học sinh đều háo hức tham gia các hoạt động giáo dục âm nhạc và đã biết phân biệt rõ các hình nốt nhạc, trường độ các nốt, đọc tương đối đúng tên gọi và cao độ các nốt nhạc. Đọc tương đối tốt các bài Tập đọc nhạc có trong chương trình.

* Hạn chế

Ở độ tuổi này các em còn hiếu động nên chưa tập trung chú ý khi giáo viên hướng dẫn. Khi đọc bài Tập đọc nhạc trước lớp các em còn thiếu tự tin dẫn đến đọc chưa chính xác cao độ, đọc sai tên nốt nhạc

c. Mặt mạnh – mặt yếu

* Mặt mạnh

Đa số các em nắm chắc kiến thức môn học, kết quả học tập của học sinh khối 4 và khối 5 trong thời gian qua có nhiều chiều hướng tích cực, chất lượng nâng cao, tất cả các em đều hoàn thành môn học. Âm nhạc giúp các em có tinh thần thoải mái để hứng thú học các môn học khác.

* Mặt yếu

Khả năng ghi nhớ của các em chưa tốt, có khi tiết học này nhớ, tiết sau đã quên. Việc cảm nhận về cao độ, tiết tấu đối với học sinh tiểu học còn hạn chế

d. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động

* Nguyên nhân của thành công

Trong quá trình vận dụng đề tài tôi đã thu được một số thành công nhất định . Đa số các em yêu thích môn học, các em đã biết đọc, viết đúng các bài Tập đọc nhạc. Sử dụng hiệu quả đồ dung dạy học.

* Nguyên nhân của hạn chế

Về CSVC của trường chưa thật đầy đủ, chưa có phòng chức năng riêng để học Âm nhạc nên trong giờ học còn nhiều hạn chế như : không sử dụng hết các nhạc cụ, chưa có không gian tham gia một số trò chơi âm nhạc…

Do môn học đòi hỏi phải có năng khiếu nên một số em còn đọc sai cao độ, chưa đọc đúng tên nốt nhạc, chưa biết gõ đệm chính xác theo nhịp, phách, tiết tấu.

Điều kiện giảng dạy của giáo viên còn hạn chế, các tài liệu tham khảo, phục vụ dạy Tập đọc nhạc như tranh trò chơi âm nhạc còn ít, chưa phong phú.

Trường có một số em là học sinh đồng bào, các em tiếp thu chậm và còn rụt rè, nhút nhát.

Ý thức học tập và khả năng tiếp thu của một số học sinh chưa cao.

Một số phụ huynh chưa quan tâm, nhắc nhở con em mình học tập, cũng như chuẩn bị đồ dùng học tập môn Âm nhạc chưa đầy đủ.

e. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đặt ra

Đối với học sinh Tiểu học tâm lý các em chưa ổn định, trí tuệ các em phát triển chưa hoàn chỉnh nên các em học dễ thuộc nhưng nhanh quên, mỗi tiết học âm nhạc thời lượng chỉ có 35 đến 40 phút mà phân môn Tập đọc nhạc chỉ có thời gian khoảng 20 phút để học một bài Tập đọc nhạc nên ít có thời gian để kiểm tra, chỉnh sửa cho từng học sinh. Hơn nữa ở lớp 3 các em chỉ có một tiết học để làm quen với các nốt nhạc nên lên lớp 4 các em chưa nhớ hết vị trí các nốt nhạc trên khuông. Vậy, làm thế nào để giúp học sinh đọc tốt các bài Tập đọc nhạc, nhớ vị trí, tên gọi, hình nốt, trường độ các nốt nhạc là điều trăn trở của tôi mỗi khi đến lớp.

Tham khảo thêm:   Hoạt động trải nghiệm 8: Nét đẹp quê hương Trải nghiệm hướng nghiệp lớp 8 Cánh diều trang 66, 67

Để các em học tập tốt hơn. Mỗi giáo viên cần có tâm với nghề, phải tự học, tự tìm tòi, nghiên cứu các phương pháp dạy học phù hợp đối với từng nhóm đối tượng học sinh. Căn cứ vào tài liệu hướng dẫn môn học, vào chuẩn kiến thức kỹ năng để kết hợp nhiều phương pháp trong một tiết học, tổ chức các trò chơi âm nhạc giúp các em hứng thú học tập, giúp các em mạnh dạn, tự tin hơn trước tập thể và trong quá trình học tập chắc chắn các em sẽ hứng thú học tập và đạt kết quả cao hơn.

II.3. Giải pháp, biện pháp

a. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp

Để thực hiện đề tài bản thân tôi xác định mục tiêu của đề tài này là giúp học sinh xác định đúng vị trí các nốt nhạc trên khuông nhạc, phân biệt đúng hình các nốt nhạc, ghi nhớ trường độ của mỗi hình nốt nhạc, đọc đúng cao độ các bài Tập đọc nhạc trong chương trình Tập đọc nhạc Tiểu học.

b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp

1. Luyện tập cao độ

Đối với học sinh tiểu học, đây là một phần tương đối khó. Muốn vậy thì không phải chờ đến lớp 4 khi có phần tập đọc nhạc trong bài học mới vội vàng cho học sinh tập đọc cao độ của bài theo đàn. Điều đó không thể mang lại kết quả khả quan được. Với tôi, ngay từ lớp 1 tôi đã cho các em thường xuyên nghe giai điệu của bài hát, làm quen với chuỗi âm thanh đi lên, đi xuống, đi ngang qua các trò chơi như: Nghe giai điệu đoán tên bài hát, nhận biết chuỗi âm thanh đi lên, đi xuống, đi ngang… giúp các em ý thức được phần giai điệu của các bài hát qua các trò chơi như: Hát thay lời ca bằng các nguyên âm a, o, i, e, u… theo giai điệu một bài hát nào đó. Chính những trò chơi đã lôi cuốn các em vào tiết học và những âm thanh của giai điệu các bài hát đã thấm dần vào tâm hồn các em một cách từ từ nhưng chắc chắn. Tiếp tục đến lớp 2 và lớp 3 khả năng nghe và phân biệt âm thanh đối với các em đã trở thành kĩ năng hết sức thuần thục, nhuần nhuyễn. Và khi ấy, tôi cho các em làm quen với các tên nốt nhạc qua các câu truyện kể và qua trò chơi “gọi tên nốt” hay “bảy anh em nhà nốt nhạc” … Qua trò chơi tên nốt nhạc đã trở nên thân thiết, gần gũi với các em như những người bạn. Có những em sau khi tham gia trò chơi trong tiết học xong thì khi ra ngoài các em đã gọi đùa nhau bằng chính tên nốt nhạc mà em đó vừa đóng vai. Qua đó ta có thể thấy bài học qua trò chơi ấy đã được khắc sâu vào tâm trí của học sinh.

Khi tiến hành luyện cao độ cho những bài tập đọc nhạc cụ thể, tôi thay đổi hình thức của thang âm độ cao giúp học sinh hứng thú hơn khi luyện tập thay vì với hình thức truyền thống như:

…………

Mời các bạn tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Sáng kiến kinh nghiệm: Bồi dưỡng kĩ năng tập đọc nhạc cho học sinh Tiểu học Mẫu sáng kiến kinh nghiệm cấp Tiểu học của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *