Bạn đang xem bài viết ✅ Sáng kiến kinh nghiệm: Biện pháp huy động xã hội hóa giáo dục ở trường Tiểu học Mẫu sáng kiến kinh nghiệm cấp Tiểu học ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Sáng kiến kinh nghiệm: Biện pháp huy động xã hội hóa giáo dục ở trường Tiểu học được nghiên cứu với mong muốn tìm ra các giải pháp để tăng cường công tác xã hội hoá giáo dục nhằm xây dựng cơ sở vật chất trong nhà trường.

Sau đây là nội dung chi tiết mẫu sáng kiến kinh nghiệm: Biện pháp huy động xã hội hóa giáo dục ở trường Tiểu học, mời quý thầy cô cùng các bạn đọc cùng theo dõi.

Sáng kiến kinh nghiệm:
Biện pháp huy động xã hội hóa giáo dục ở trường Tiểu học

I. PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài

Giáo dục và Đào tạo là nhân tố chìa khóa, là động lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển tới một xã hội tốt đẹp, là điều kiện tiên quyết để thực hiện quyền bình đẳng, dân chủ, hợp tác trí tuệ và tôn trọng lẫn nhau. Chính vì vậy, không chỉ Việt Nam mà nhiều nước trên thế giới, các Chính phủ đều coi Giáo dục là Quốc sách hàng đầu. Với các chức năng đó, giáo dục không thể tách rời đời sống xã hội, giáo dục là sự nghiệp chung của toàn xã hội. Đảng và Nhà nước chỉ đạo và định hướng phát triển sự nghiệp giáo dục, đã khẳng định: “Giáo dục là sự nghiệp của quần chúng, Nhà nước và nhân dân cùng làm giáo dục”. Nghị quyết Trung ương 4 (khoá VII) đã chỉ rõ: “Đẩy mạnh hơn nữa sự nghiệp Giáo dục & Đào tạo, khoa học và công nghệ, coi đó là quốc sách hàng đầu để phát huy nhân tố con người, động lực trực tiếp của sự phát triển, đổi mới nhanh cơ chế quản lý Giáo dục & Đào tạo, khoa học công nghệ phù hợp với nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, gắn chặt sự phát triển các lĩnh vực này với sản xuất và các mục tiêu kinh tế khác, có chính sách để toàn dân và các thành phần kinh tế cùng làm và đóng góp vào sự nghiệp này”. Có thể khẳng định: Xã hội hoá giáo dục là một tư tưởng chiến lược lớn của Đảng và Nhà nước ta; Đó là sự đúc kết từ những bài học kinh nghiệm trong quá trình xây dựng nền giáo dục cách mạng, truyền thống hiếu học, đề cao việc học và chăm lo việc học hành của nhân dân ta suốt hàng ngàn năm lịch sử. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã mở cuộc vận động toàn dân tham gia giáo dục; Ngoài sự ưu tiên đầu tư của nhà nước cho giáo dục, chúng ta còn phải huy động và tổ chức các lực lượng toàn xã hội cùng tham gia vào quá trình giáo dục, tạo điều kiện để mọi người dân được hưởng thụ thành quả do giáo dục đem lại, cần huy động sức mạnh của toàn xã hội góp sức xây dựng nền giáo dục theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá; khuyến khích, huy động và tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân tham gia phát triển sự nghiệp giáo dục. Mọi tổ chức, gia đình và công dân có trách nhiệm chăm lo sự nghiệp giáo dục.

Thực hiện các Nghị quyết của Trung ương Đảng về cuộc vận động xã hội hóa công tác giáo dục, đặc biệt từ khi triển khai Nghị quyết Trung ương 2 (Khoá VIII) về định hướng chiến lược phát triển Giáo dục & Đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Sự nghiệp giáo dục huyện Krông Ana trong những năm gần đây đã có những bước phát triển mạnh mẽ cả bề rộng và chiều sâu, đạt nhiều kết quả nổi bật, đặc biệt sự quan tâm xây dựng cơ sở vật chất cho tất cả các trường học từ vùng khó khăn cho đến các trường thuận lợi. Cùng với sự quan tâm xây dựng cơ sở vật chất, hỗ trợ điều kiện trong các hoạt động giáo dục của cấp trên, việc huy động tinh thần đóng góp tự nguyện của nhân dân, cha mẹ học sinh là nguồn đối ứng góp phần xây dựng các công trình, hạng mục cơ sở vật chất có tầm chiến lược trong sự phát triển bền vững của nhà trường, với lí do trên tôi chọn đề tài Biện pháp huy động xã hội hóa giáo dục ở trường Tiểu học.

Tham khảo thêm:   Tổng hợp code Stand Proud và cách nhập

2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài

– Mục tiêu :

Nghiên cứu đề tài nhằm đề ra biện pháp huy động xã hội hóa giáo dục ở đơn vị từng bước đạt chuẩn về cơ sở vật chất, đáp ứng trường đạt chuẩn Quốc gia theo quy định.

– Nhiệm vụ :

Nghiên cứu các văn bản, tài liệu có liên quan đến việc huy động xã hội hóa giáo dục ở trường Tiểu học. Nghiên cứu thực trạng cơ sở vật chất, các hoạt động học tập và giáo dục của học sinh trường Tiểu học ………..

Đề xuất những biện pháp, giải pháp về huy động xã hội hóa giáo dục ở trường Tiểu học góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.

3. Đối tượng nghiên cứu

Đội ngũ cán bộ, viên chức, các bậc cha mẹ học sinh, học sinh và cơ sở vật chất trường Tiểu học ………., Tiểu học ………. thuộc huyện Krông Ana.

4. Phạm vi nghiên cứu

Khảo sát, nắm bắt, tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của các đối tượng nghiên cứu, đội ngũ cán bộ, viên chức, các bậc cha mẹ học sinh và học sinh trong toàn trường.

Thời gian nghiên cứu: năm học …. – ……….; ………. – …. tại trường Tiểu học ………. và năm học …. – ….; …. – ………. tại trường Tiểu học ………..

5. Phương pháp nghiên cứu

– Nghiên cứu tài liệu

– Khảo sát

– Trắc nghiệm

– Trực quan

II. PHẦN NỘI DUNG

1. Cơ sở lí luận

Xã hội hóa giáo dục là: “Đưa sự nghiệp Giáo dục trở thành sự nghiệp chung của toàn xã hội, huy động toàn xã hội làm giáo dục, vận động các tầng lớp nhân dân đóng góp xây dựng phát triển sự nghiệp giáo dục”.

Điều 12 Luật Giáo dục đã khẳng định: “Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong phát triển sự nghiệp giáo dục, thực hiện đa dạng hóa các loại hình trường và hình thức giáo dục, khuyến khích, huy động và tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân tham gia phát triển giáo dục. Mọi tổ chức gia đình và công dân đếu có trách nhiệm chăm lo cho sự nghiệp giáo dục, phối hợp với nhà trường thực hiện mục tiêu giáo dục, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh và an toàn”.

Trong sự nghiệp giáo dục, để nâng cao thực hiện mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mĩ và nghề nghiệp; trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc thì gia đình và xã hội đóng vai trò quan trọng cần thiết. Chính vì thế, Hội nghị lần thứ II Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII đã khẳng định: “Phát triển giáo dục là sự nghiệp của toàn xã hội, của nhà nước và mỗi cộng đồng, của từng gia đình và mỗi công dân”. Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “Giáo dục trong nhà trường chỉ là một phần, còn cần có sự giáo dục ngoài xã hội và trong gia đình. Giáo dục trong nhà trường dù tốt đến mấy nhưng thiếu sự giáo dục trong gia đình và ngoài xã hội thì kết quả cũng không hoàn toàn”.

Xuất phát từ vị trí, vai trò của quần chúng, để nâng cao chất lượng giáo dục, bên cạnh việc phát huy sức mạnh nội lực, người cán bộ quản lý ở các bậc học nói chung, cấp Tiểu học nói riêng cần có những biện pháp huy động sức mạnh cộng đồng tham gia xây dựng, phát triển nhà trường để tạo điều kiện giáo dục trẻ tốt nhất góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, thực hiện mục tiêu đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài ngay từ cấp học nền tảng này nhằm phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Trong những năm qua, ngành Giáo dục Việt Nam đã từng bước khẳng định vị thế của mình trong công cuộc đổi mới của đất nước. Bên cạnh sự đầu tư của Nhà nước, ngành Giáo dục còn nhận được sự đầu tư, hỗ trợ từ các tổ chức xã hội, doanh nghiệp, tập thể, cá nhân trong và ngoài nước. Nhiều nhà hảo tâm, các đơn vị kinh tế đã cho, hiến, tặng, cả tiền tài, vật lực,… cho sự nghiệp giáo dục, góp phần tích cực và có hiệu quả vào việc xây dựng cơ sở vật chất giáo dục. Sự phối kết hợp chặt chẽ giữa các ngành đã tạo thuận lợi để hoàn thành tốt nhiệm vụ của Đảng và Nhà nước giao, đã huy động có hiệu quả sức mạnh của toàn xã hội chăm lo cho công tác giáo dục.

Tham khảo thêm:   Lịch sử Địa lí lớp 5 Bài 16: Đất nước Đổi mới Giải Lịch sử Địa lí lớp 5 Cánh diều trang 76, 77, 78

Trường Tiểu học ………., trong thời gian qua công tác xã hội hóa giáo dục ngày càng được quan tâm, hàng năm đã huy động nhiều nguồn lực cùng nhà trường để xây dựng cơ sở vật chất ; tôn tạo khuôn viên ; đẩy mạnh các phong trào thi đua nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. Xác định rõ vai trò của công tác xã hội hóa giáo dục, trước thực trạng còn khó khăn nhiều bề, giải pháp tối ưu, có tính chất đột phá đã sử dụng trong nhiều năm qua đưa lại hiệu quả thiết thực là phải đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục để tạo đà, tạo thế cho phong trào giáo dục của nhà trường vững bước tiến lên.

2. Thực trạng

a) Thuận lợi, khó khăn

– Thuận lợi :

Văn bản chỉ đạo công tác xã hội hóa giáo dục được cấp trên hướng dẫn cụ thể, kịp thời cùng với sự quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở vật chất của cấp trên cho nhà trường nên nhân dân địa phương tin tưởng và khơi dậy được tinh thần tự nguyện đóng góp của nhân dân.

Đội ngũ viên chức và hầu hết các bậc cha mẹ học sinh nhận thức sâu sắc về mục tiêu và ý nghĩa của công tác xã hội hóa giáo dục ở trường học.

Đại đa số nhân dân trên địa bàn trường đóng có đời sống ổn định, quan tâm đến sự nghiệp giáo dục.

Trong những năm qua, chất lượng giáo dục, phong trào thi đua, chất lượng các mũi nhọn nhà trường dành nhiều đỉnh cao nên đã tạo được lòng tin trong các cấp lãnh đạo, cha mẹ học sinh và nhân dân. Đây là yếu tố kích thích các lực lượng cộng đồng nhiệt tình đóng góp nguồn lực xây dựng nhà trường.

– Khó khăn :

Trường đóng trên trung tâm thị trấn của huyện nhưng nguồn thu nhập chủ yếu của người dân từ nông nghiệp. Đời sống kinh tế xã hội không đồng đều, tại phân hiệu ………. có 100% học sinh dân tộc Ê-đê, hầu hết điều kiện sống của gia đình học sinh còn nhiều khó khăn, việc huy động học sinh tự nguyện đóng góp các nguồn lực là vấn đề khó thực hiện.

Một số ít gia đình học sinh phải đi làm thuê để kiếm sống, có gia đình chỉ

ghi tên cho con em vào học là xong, thậm chí không biết con mình học ai, lớp mấy. Một phần công tác xã hội hóa giáo dục hiện nay tuyên truyền chưa thật tốt, cha mẹ học sinh làm việc theo sự tự nguyện khi thấy việc làm đó đem lại lợi ích cho học sinh nhưng chưa được trang bị những kiến thức nhất định về công tác xã hội hóa giáo dục.

Một số người dân chưa thực sự thấm nhuần mục đích của công tác xã hội hóa giáo dục chính học sinh là người được hưởng lợi, vì vậy việc thuyết phục, giải thích, kêu gọi là một vấn đề hết sức khó. Kĩ năng công tác truyền truyền, thuyết phục còn hạn chế nên chưa khai thác hết sức mạnh của cha mẹ học sinh.

b) Thành công, hạn chế

– Thành công :

Tạo được môi trường tốt nhất cho việc dạy của thầy và việc học của trò. Từ đó mỗi cá nhân có tâm trạng tốt và làm việc có chất lượng, có sự tin cậy, hợp tác, cùng nhau tuyên truyền tốt về công tác xã hội hóa giáo dục; nhờ đó cơ sở vật chất, cảnh quan sư phạm nhà trường từng bước được khang trang và học sinh có môi trường học tập, vui chơi tốt hơn, chất lượng giáo dục của nhà trường phát triển bền vững.

– Hạn chế :

Công tác tuyên truyền, vận động có lúc chưa thật sâu rộng nên tính toàn diện và triệt để chưa tối ưu trong công tác xã hội hóa giáo dục.

Do đời sống của một số gia đình chưa ổn định, sự thấm nhuần mục đích của công tác xã hội hóa giáo dục trong nhân dân chưa đồng đều nên hiệu quả chưa cao.

Tham khảo thêm:   Quyết định 1337/QĐ-LĐTBXH Công bố thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý của Bộ LĐ_TBXH

c) Mặt mạnh, mặt yếu

– Mặt mạnh :

Hiệu quả rõ nét nhất trong việc nghiên cứu là các bậc cha mẹ học sinh, mà các tổ chức xã hội đều hướng về nhà trường bằng cả tâm huyết để học sinh có môi trường học tập và sinh hoạt được tốt hơn, Đảng ủy, chính quyền, các đoàn thể địa phương quan tâm nhiều đến sự phát triển của nhà trường.

– Mặt yếu :

Trong quá trình nghiên cứu, các vấn đề cơ bản là thuận lợi song vẫn còn những mặt yếu đó là chưa khơi dậy được triệt để tinh thần tự nguyện đóng góp xây dựng cơ sở vật chất và hỗ trợ các hoạt động khác của nhà trường.

d) Nguyên nhân

– Nguyên nhân của thành công :

Do sự chỉ đạo sát sao của lãnh đạo các cấp về công tác xã hội hóa giáo dục, sự đoàn kết, thống nhất, nhận thức cao của đội ngũ viên chức trong đơn vị và quý bậc cha mẹ học sinh. Hàng năm hiệu quả xây dựng cơ sở vật chất, mọi hoạt động của nhà trường đều được nhân dân ghi nhận trong thực tế.

– Nguyên nhân của hạn chế :

Do đời sống kinh tế xã hội không đồng đều của một số gia đình học sinh, phân hiệu ………. có 100% học sinh dân tộc Ê-đê, hầu hết điều kiện sống của gia đình học sinh còn nhiều khó khăn nên tỷ lệ và mức huy động học sinh tự nguyện đóng góp chưa cao.

3. Giải pháp, biện pháp

a. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp

Phân tích được thực trạng, đề ra giải pháp, biện pháp thực hiện phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường nhằm huy động tối đa tinh thần tự nguyện đóng góp của các nguồn lực trong và ngoài nhà trường.

b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp

b.1. Tổ chức tốt công tác tuyên truyền, vận động

Tuyên truyền là một chủ trương đúng đắn, là con đường chuyển tải làm cho mỗi một tổ chức, cá nhân thấm nhuần sâu sắc các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, các quy định, những đề nghị của nhà trường để các lực lượng trong và ngoài nhà trường tự giác thực hiện, bằng nhiều hình thức như qua phương tiện thông tin đại chúng, liên hệ giữa lãnh đạo nhà trường và lãnh đạo địa phương, tổ chức các hội nghị, hội thảo, tuyên truyền trên các diễn đàn, các cuộc họp cha mẹ học sinh,…

Để việc tuyên truyền đạt hiệu quả, trước hết, hiệu trưởng cần xây dựng kế hoạch cụ thể, mục đích, lí do của việc huy động, thống kê số liệu, diện tích xây dựng, các nội dung hoạt động cần huy động. Trong các cuộc họp cha mẹ học sinh, các cuộc gặp gỡ thường ngày, đội ngũ nhà trường đã chủ động tạo cơ hội để chuyển tải những thông tin cần thiết đến tận từng bậc cha mẹ học sinh, nhân dân làm cho họ nhận thức đúng đắn từ đó các nguồn lực sẵn sàng đóng góp công sức giúp nhà trường xây dựng, kiến thiết nhằm đáp ứng điều kiện tốt cho dạy và học của nhà trường.

Công tác tuyên truyền, vận động có hiệu quả hay không phải xuất phát từ

thực tế của đơn vị, người hiệu trưởng phải cùng với Ban đại diện cha mẹ học sinh khảo sát thực tế, khái toán các nội dung, phân tích, dẫn chứng cụ thể để các lực lượng quan tâm đến nhà trường được biết rõ nguồn gốc, mục đích, lí do của việc huy động, khi tuyên truyền, vận động không được đưa ra yêu cầu, đề nghị bắt buộc huy động tất cả cùng một mức mà phải trên tinh thần hoàn toàn tự nguyện của các bậc cha mẹ học sinh. Hè …., để huy động cha mẹ học sinh đóng góp, tôi đã dự kiến kế hoạch như sau:

………….

Mời các bạn tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Sáng kiến kinh nghiệm: Biện pháp huy động xã hội hóa giáo dục ở trường Tiểu học Mẫu sáng kiến kinh nghiệm cấp Tiểu học của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *