Bạn đang xem bài viết ✅ Quyết định số 567/QĐ-TTG Về việc phê duyệt chương trình phát triển vật liệu xây không nung đến năm 2020 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Quyết định số 567/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ: Về việc phê duyệt chương trình phát triển vật liệu xây không nung đến năm 2020.

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
———————

Số: 567/QĐ-TTg

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————————————-

Hà Nội, ngày 28 tháng 04 năm 2010

QUYẾT ĐỊNH
Về việc phê duyệt chương trình phát triển
vật liệu xây không nung đến năm 2020
———————-

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Xây dựng,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt chương trình phát triển vật liệu xây không nung đến năm 2020 với các nội dung chủ yếu sau:

1. Quan điểm phát triển

a) Phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển vật liệu xây dựng ở Việt Nam đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; đáp ứng nhu cầu sử dụng của xã hội; sử dụng hiệu quả tài nguyên đất nông nghiệp, tiết kiệm năng lượng, giảm thiểu ô nhiễm, bảo vệ môi trường;

b) Tận dụng tối đa các nguồn phế thải các ngành công nghiệp khác;

c) Phát triển các cơ sở sản xuất với quy mô công suất hợp lý, công nghệ tiên tiến; từng bước nội địa hóa việc chế tạo thiết bị cho dây chuyền sản xuất vật liệu xây không nung; đa dạng hóa về kích thước sản phẩm cho phù hợp với thực tế thi công các công trình xây dựng với đáp ứng yêu cầu về chất lượng;

Tham khảo thêm:   Viết: Tìm hiểu cách viết bài văn kể chuyện sáng tạo (tiếp theo) - Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức tập 1 Bài 2

d) Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư sản xuất và kinh doanh vật liệu xây không nung.

2. Mục tiêu phát triển

a) Mục tiêu chung

Phát triển sản xuất và sử dụng vật liệu xây không nung để thay thế gạch đất sét nung, tiết kiệm đất nông nghiệp, góp phần bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, giảm thiểu khí phát thải gây hiệu ứng nhà kính và ô nhiễm môi trường, giảm chi phí xử lý phế thải của các ngành công nghiệp, tiết kiệm nhiên liệu than, đem lại hiệu quả kinh tế chung cho toàn xã hội.

b) Mục tiêu cụ thể

– Phát triển sản xuất và sử dụng vật liệu xây không nung thay thế gạch đất sét nung đạt tỷ lệ: 20 – 25% vào năm 2015, 30 – 40% vào năm 2020;

– Hàng năm sử dụng khoảng 15 – 20 triệu tấn phế thải công nghiệp (tro xỉ nhiệt điện, xỉ lò cao…) để sản xuất vật liệu xây không nung, tiết kiệm được khoảng 1.000ha đất nông nghiệp và hàng trăm ha diện tích đất chứa phế thải;

– Tiến tới xóa bỏ hoàn toàn các cơ sở sản xuất gạch đất sét nung bằng lò thủ công.

3. Định hướng phát triển sản xuất và sử dụng vật liệu xây không nung đến năm 2020

a) Về chủng loại sản phẩm

– Gạch xi măng – cốt liệu: tỷ lệ gạch xi măng – cốt liệu trên tổng số vật liệu xây không nung khoảng 74% vào năm 2015 và 70% vào năm 2020;

Tham khảo thêm:   Thông tư 127/2021/TT-BTC Mức thu phí quyền cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền năm 2022

– Gạch nhẹ: tỷ lệ gạch nhẹ trên tổng số vật liệu xây không nung khoảng 21% vào năm 2015 và 25% vào năm 2020. Gạch nhẹ có 2 loại sản phẩm chính sau:

+ Gạch từ bê tông khí chưng áp (AAC): tỷ lệ gạch AAC trên tổng số vật liệu xây không nung khoảng 16% vào năm 2015 và 20% vào năm 2020;

+ Gạch từ bê tông bọt: tỷ lệ gạch từ bê tông bọt trên tổng số vật liệu xây không nung khoảng 5% từ năm 2015;

– Gạch khác (đá chẻ, gạch đá ong, vật liệu xây không nung từ đất đồi và phế thải xây dựng, phế thải công nghiệp, gạch silicát…) đạt tỷ lệ khoảng 5% từ năm 2015 trên tổng số vật liệu xây không nung.

b) Về công nghệ và quy mô công suất

Phát triển các cơ sở sản xuất vật liệu xây không nung bằng công nghệ tiên tiến với quy mô công suất phù hợp với từng vùng, khu vực.

c) Sử dụng vật liệu xây không nung:

– Từ năm 2011, các công trình nhà cao tầng (từ 9 tầng trở lên) sử dụng tối thiểu 30% vật liệu xây không nung loại nhẹ (khối lượng thể tích không lớn hơn 1000kg/m3) trong tổng số vật liệu xây;

– Khuyến khích các công trình xây dựng sử dụng vật liệu xây không nung khác có độ rỗng lớn hơn 30% và vật liệu xây không nung loại nhẹ.

4. Các nhóm giải pháp chủ yếu để thực hiện chương trình bao gồm:

Tham khảo thêm:   Đáp án thi Tìm hiểu cải cách hành chính tỉnh Hòa Bình 2023 Cuộc thi tìm hiểu công tác cải cách hành chính trong cán bộ, công chức, viên chức

a) Nhóm giải pháp về cơ chế chính sách

– Các chính sách ưu đãi về sản xuất và tiêu thụ vật liệu xây không nung:

+ Ngoài các chính sách ưu đãi về thuế: nhập khẩu, thu nhập doanh nghiệp, ưu đãi và hỗ trợ khác theo các quy định hiện hành, các dự án chế tạo thiết bị sản xuất vật liệu xây không nung nhẹ và sản xuất gạch xi măng – cốt liệu công suất từ 7 triệu viên quy tiêu chuẩn/năm trở lên được hưởng ưu đãi như đối với các dự án thuộc chương trình cơ khí trọng điểm;

+ Về chi phí chuyển giao công nghệ ở các dự án có chi phí chuyển giao được thực hiện theo quy định tại Điều 9 và Điều 39 Luật Chuyển giao công nghệ.

b) Nhóm giải pháp về khoa học kỹ thuật.

c) Nhóm giải pháp về thông tin, tuyên truyền.

Download file tài liệu để xem thêm chi tiết

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Quyết định số 567/QĐ-TTG Về việc phê duyệt chương trình phát triển vật liệu xây không nung đến năm 2020 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *