Quyết định số 46/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Lào Cai đến năm 2020.
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ ————– Số: 46/2008/QĐ-TTg |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 31 tháng 03 năm 2008 |
QUYẾT ĐỊNH
Phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội
tỉnh Lào Cai đến năm 2020
—————
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Xét đề nghị của Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai tại các Văn bản số 109/TTr-UBND ngày 19 tháng 12 năm 2007, số 01/UBND-TH ngày 02 tháng 01 năm 2008 và ý kiến của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại Văn bản số 583/BKH-TĐ&GSĐT ngày 23 tháng 01 năm 2008, số 1820/BKH-TĐ&GSĐT về phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Lào Cai đến năm 2020,
QUYẾT ĐỊNH :
Điều 1. Phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Lào Cai đến năm 2020, với những nội dung chủ yếu sau:
I. QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN
1. Đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế đi liền với chất lượng tăng trưởng và tiến bộ công bằng xã hội, giảm bớt khoảng cách chênh lệch về mức sống, giàu nghèo, khó khăn giữa các tầng lớp dân cư và các vùng trong Tỉnh.
2. Tập trung ưu tiên đầu tư phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn, vùng kinh tế động lực đi liền với ưu tiên đầu tư phát triển kinh tế – xã hội, xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân các dân tộc vùng cao biên giới, vùng khó khăn của Tỉnh.
3. Đặt sự phát triển của Lào Cai trong bối cảnh hội nhập quốc tế, hợp tác, liên kết chặt chẽ với các tỉnh, thành phố trong cả nước; gắn với sự phát triển của vùng trung du và miền núi Bắc Bộ (vùng), với quá trình đổi mới của đất nước để phát triển kinh tế có chất lượng cao.
4. Phát huy tiềm năng, lợi thế so sánh của tỉnh để phát triển; sử dụng tiết kiệm, hiệu quả các nguồn lực của tỉnh, nhất là nguồn tài nguyên thiên nhiên.
5. Phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường, cân bằng sinh thái; không làm tổn hại và suy thoái cảnh quan thiên nhiên.
6. Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với củng cố an ninh quốc phòng, xây dựng hệ thống chính trị, nền hành chính vững mạnh.
II. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN
1. Mục tiêu tổng quát
Phấn đấu đến năm 2020, xây dựng Lào Cai trở thành tỉnh phát triển của vùng trung du và miền núi Bắc Bộ và là tỉnh khá của cả nước; thành phố Lào Cai trở thành Trung tâm kinh tế lớn, đô thị hiện đại, địa bàn quan trọng về hợp tác quốc tế, giao lưu kinh tế của Vùng và cả nước với Trung Quốc và quốc tế; giải quyết tốt các vấn đề văn hóa, xã hội và bảo vệ môi trường tự nhiên; giữ vững ổn định chính trị, an ninh, trật tự an toàn xã hội và chủ quyền quốc gia.
2. Mục tiêu cụ thể
a) Mục tiêu kinh tế
– Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn từ nay đến năm 2010 đạt 13%/năm; giai đoạn 2011 – 2015 đạt 14,5%/năm và giai đoạn 2016 – 2020 đạt 12,5%/năm;
– Phấn đấu GDP bình quân đầu người đạt 13 triệu đồng/người/năm vào năm 2010, đạt 31,8 triệu đồng/người/năm vào năm 2015 và đạt 63,1 triệu đồng/người/năm vào năm 2020;
– Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng các ngành phi nông nghiệp. Đến năm 2010, tỷ trọng công nghiệp – xây dựng đạt 34,1%, dịch vụ đạt 38,0% và nông – lâm – thủy sản giảm xuống còn 27,9% trong GDP; đến năm 2015 cơ cấu tương ứng của các ngành đạt 40,1% – 43,6% – 16,3% và đến năm 2020 đạt 40,7% – 49,6% – 9,7%.
b) Mục tiêu xã hội
– Phấn đấu giảm mức sinh bình quân hàng năm khoảng 0,4%o để ổn định quy mô dân số khoảng 703,6 nghìn người vào năm 2020; tốc độ tăng dân số tự nhiên bình quân hàng năm giai đoạn từ nay đến năm 2010 đạt 1,4%, giai đoạn 2011 – 2020 đạt 1,3%;
– Tốc độ tăng tỷ lệ dân số đô thị bình quân giai đoạn từ nay đến năm 2010 đạt 8,2%/năm, giai đoạn 2011 – 2015 đạt 8,4%/năm, giai đoạn 2016 – 2020 đạt 8,0%/năm; tỷ lệ dân số đô thị đến năm 2010 đạt 27,5%, năm 2015 đạt 38,9% và năm 2020 đạt 53,6%;
– Tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn dưới 20% vào năm 2010, dưới 5% vào năm 2015 và đến năm 2020, cơ bản không còn hộ nghèo;
– Tạo việc làm mới bình quân hàng năm trong giai đoạn từ nay đến năm 2010 cho khoảng 9,5 nghìn người, giai đoạn 2011 – 2020 cho khoảng 5,5 nghìn người;
– Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đến năm 2010 đạt 36%, năm 2015 đạt trên 55%, năm 2020 đạt trên 75%;
– Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng đến năm 2010 giảm xuống còn 26%, năm 2015 giảm còn 20%, năm 2020 giảm còn 15%;
– Giữ vững ổn định chính trị, xã hội, an ninh biên giới, chủ quyền quốc gia.
c) Mục tiêu bảo vệ môi trường:
– Cơ bản phủ xanh đất trống, đồi núi trọc; nâng chất lượng và tỷ lệ che phủ rừng, đạt 48% vào năm 2010, 55% vào năm 2015 và 60% vào năm 2020;
– Giải quyết tốt vấn đề vệ sinh môi trường đô thị, khu kinh tế cửa khẩu, khu công nghiệp, khu vực khai thác khoáng sản… , bảo đảm môi trường sạch cả khu vực đô thị và nông thôn;
– Đến năm 2010 đạt 100% dân cư thành thị và trên 75% dân số nông thôn được sử dụng nước sạch; đến năm 2015 đạt 85%, năm 2020 đạt 98% dân số nông thôn được dùng nước sạch;
– Đến năm 2010 đạt 100% các khu công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải tập trung, trên 75% chất thải rắn được thu gom, xử lý, chất thải y tế được xử lý cơ bản; đến năm 2015 đạt 90% và năm 2020 đạt 100% chất thải rắn được thu gom, xử lý.
III. MỤC TIÊU, PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH, LĨNH VỰC
1. Nông – lâm – thủy sản
a) Mục tiêu phát triển:
– Tốc độ tăng giá trị gia tăng ngành nông – lâm – thủy sản bình quân hàng năm giai đoạn từ nay đến năm 2010 đạt 6,2% và giá trị sản xuất tăng bình quân hàng năm đạt 6,1%; trong đó: tốc độ tăng giá trị gia tăng ngành nông, lâm nghiệp bình quân hàng năm đạt 6,1% và ngành thủy sản đạt 9,8%;
– Tốc độ tăng giá trị gia tăng ngành nông – lâm – thủy sản bình quân hàng năm giai đoạn 2011 – 2015 đạt 5% và giá trị sản xuất tăng bình quân hàng năm đạt 5,1%; trong đó: tốc độ tăng giá trị gia tăng ngành nông, lâm nghiệp bình quân hàng năm đạt 5,0%, ngành thủy sản đạt 6,2%;
– Tốc độ tăng giá trị gia tăng ngành nông – lâm – thủy sản bình quân hàng năm giai đoạn 2016 – 2020 đạt 4,0% và giá trị sản xuất tăng bình quân hàng năm đạt 4,0%; trong đó: tốc độ tăng giá trị gia tăng ngành nông, lâm nghiệp bình quân hàng năm đạt 4,0%, ngành thuỷ sản đạt 3,1%;
– Năng suất lao động ngành nông – lâm – thủy sản bình quân đạt 8 triệu đồng/người/năm vào năm 2010, 15 triệu đồng/người/năm vào năm 2015 và 20 triệu đồng/người/năm vào năm 2020.
b) Phương hướng phát triển:
Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa; giảm tỷ trọng ngành trồng trọt, tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi và dịch vụ. Phát triển các vùng sản xuất tập trung, chuyên canh, thâm canh cao đối với các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao, có thị trường ổn định. Phát triển chăn nuôi đại gia súc, nuôi trồng thủy sản và chuyển nhanh sang phương thức chăn nuôi công nghiệp, bán công nghiệp. Phát triển lâm nghiệp theo hướng bền vững, nâng cao chất lượng, hiệu quả kinh tế của rừng; trong đó: ưu tiên phát triển rừng kinh tế và chú trọng bảo vệ, phát triển rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng đặc dụng.
c) Định hướng sử dụng đất:
– Đất nông nghiệp đến năm 2010, diện tích khoảng 92.231 ha, chiếm 14,5% tổng diện tích tự nhiên; đến năm 2020, diện tích khoảng 103.044 ha, chiếm 16,2% diện tích tự nhiên;
– Đất lâm nghiệp đến năm 2010, diện tích khoảng 306.000 ha, chiếm 48,1% tổng diện tích tự nhiên; đến năm 2020, diện tích khoảng 353.658,2 ha, chiếm 55,6% diện tích đất tự nhiên;
– Đất ở đến năm 2010, diện tích khoảng 5.407 ha, chiếm 0,9% diện tích tự nhiên; đến năm 2020, diện tích khoảng 7.951 ha, chiếm 1,25% diện tích tự nhiên;
– Đất chuyên dùng đến năm 2010, diện tích khoảng 54.703 ha, chiếm 8,6% diện tích tự nhiên; đến năm 2020, diện tích khoảng 130.396 ha, chiếm 20,5% diện tích tự nhiên;
– Đất chưa sử dụng đến năm 2010, diện tích còn khoảng 164.426 ha, chiếm 25,85% diện tích tự nhiên; đến năm 2020, diện tích còn khoảng 41.027 ha, chiếm 6,45% diện tích tự nhiên.
d) Nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu:
– Quy hoạch và quản lý sử dụng đất, bố trí hợp lý kế hoạch sử dụng đất ở các xã, phường, thị trấn có dự án trọng điểm;
– Xây dựng các chương trình, dự án trọng điểm để khai thác, sử dụng có hiệu quả và phát huy tiềm năng, lợi thế so sánh trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh;
– Xây dựng hệ thống lai tạo, chọn lọc và sản xuất cây, con giống có năng suất cao; bảo tồn và phát triển các giống con, cây trồng có nguồn gen quý hiếm như: giống gà đen, lợn Mường Khương, bò vàng Si Ma Cai, trâu Bảo Yên, lúa Sén Cù, lúa Khẩu Nậm Xít, lúa Tàu Bay, đậu tương vàng Mường Khương v.v…;
– Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển nông, lâm nghiệp và thủy sản; trong đó: ưu tiên thủy lợi, giống cây, giống con, chế biến, bảo quản sản phẩm sau thu hoạch và phát triển ngành nghề nông thôn;
– Sắp xếp, củng cố bộ máy quản lý Nhà nước ngành nông – lâm – thủy sản;
– Chuyển đổi và thành lập mới các hợp tác xã nông nghiệp, phát triển kinh tế hộ, kinh tế trang trại;
– Đẩy mạnh hoạt động khuyến nông, khuyến lâm v.v…
2. Công nghiệp – xây dựng
a) Mục tiêu phát triển:
– Tốc độ tăng giá trị gia tăng ngành công nghiệp – xây dựng bình quân hàng năm giai đoạn từ nay đến năm 2010 đạt trên 20,7%; tốc độ tăng giá trị sản xuất ngành công nghiệp bình quân hàng năm đạt trên 14,3%;
– Tốc độ tăng giá trị gia tăng ngành công nghiệp – xây dựng bình quân hàng năm giai đoạn 2011 – 2015 đạt trên 16,5%; tốc độ tăng giá trị sản xuất ngành công nghiệp bình quân hàng năm đạt trên 13,4%;
– Tốc độ tăng giá trị gia tăng ngành công nghiệp – xây dựng bình quân hàng năm giai đoạn 2016 – 2020 đạt trên 13%; tốc độ tăng giá trị sản xuất ngành công nghiệp bình quân hàng năm đạt trên 10,5%;
– Năng suất lao động ngành công nghiệp bình quân đạt 22 triệu đồng/người/năm vào năm 2010, 30 triệu đồng/người/năm vào năm 2015 và 45 triệu đồng/người/năm vào năm 2020.
Download file tài liệu để xem thêm chi tiết
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Quyết định số 46/2008/QĐ-TTg Về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Lào Cai đến năm 2020 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.