Bạn đang xem bài viết ✅ Quyết định số 346/QĐ-TTG Về việc quy hoạch hệ thống cảng cá, bến cá đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Quyết định số 346/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ: V/v phê duyệt Quy hoạch hệ thống cảng cá, bến cá đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
———————

Số: 346/QĐ-TTg

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————————————-

Hà Nội, ngày 15 tháng 3 năm 2010

QUYẾT ĐỊNH
Về việc phê duyệt Quy hoạch hệ thống cảng cá, bến cá
đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
_________

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Thủy sản ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (tờ trình số 3057/TTr-BNN-KTBVNL ngày 23 tháng 9 năm 2009),

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch hệ thống cảng cá, bến cá đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 với những nội dung chủ yếu sau:

I. QUAN ĐIỂM QUY HOẠCH

1. Quy hoạch cảng cá, bến cá dựa trên cơ sở lợi dụng tối đa điều kiện tự nhiên, kết hợp với phong tục tập quán, truyền thống của cộng đồng ngư dân địa phương và phải phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội của địa phương và của ngành, bảo đảm phục vụ khai thác thủy sản và từng bước được công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Tham khảo thêm:   Bài thơ Cảnh rừng Việt Bắc Tác giả Hồ Chí MInh

2. Chú trọng kết hợp việc xây dùng các cảng cá, bến cá gắn liền với khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá ở những nơi có điều kiện thuận lợi, tập trung nhiều tàu thuyền, gần ngư trường lớn.

3. Đẩy mạnh xã hội hóa việc đầu tư xây dựng và quản lý các cảng cá, bến cá nhằm huy động nguồn lực từ các thành phần kinh tế, đồng thời tranh thủ sự tài trợ, giúp đỡ của các nước, các tổ chức quốc tế, nhất là kinh nghiệm xây dựng và quản lý cảng cá, bến cá.

II. MỤC TIÊU QUY HOẠCH

1. Hoàn chỉnh hệ thống cảng cá, bến cá ven biển, đảo, các cửa sông, cửa lạch có điều kiện tự nhiên thuận lợi, có năng lực khai thác lớn, đáp ứng nhu cầu neo đậu và dịch vụ hậu cần cho tàu cá và từng bước phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

2. Từng bước nâng cấp và củng cố các bến cá nhân dân, tạo điều kiện cho cộng đồng ngư dân đánh bắt nghề thủ công ven bờ cải thiện điều kiện sản xuất, đảm bảo an toàn và đáp ứng một phần nhu cầu dịch vụ hậu cần, góp phần phát triển về kinh tế, du lịch, văn hóa, xã hội và vệ sinh môi trường cho cộng đồng ngư dân vùng ven biển và hải đảo.

III. PHẠM VI QUY HOẠCH

1. Phạm vi quy hoạch: 28 tỉnh, thành phố ven biển có cảng cá, bến cá dọc ven biển và tại các đảo.

2. Thời gian quy hoạch: đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

IV. PHÂN LOẠI VÀ ĐỊNH HƯỚNG TIÊU CHÍ XÂY DỰNG CẢNG CÁ VÀ BẾN CÁ

Tham khảo thêm:   Hóa học 12 Bài 33: Hợp kim của sắt Soạn Hóa học 12 trang 151

Căn cứ vào đặc điểm tự nhiên và tập quán của ngư dân, hệ thống cảng cá, bến cá được phân loại và định hướng tiêu chí xây dựng như sau:

1. Cảng cá loại I:

Các cảng cá loại I phải đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

– Vị trí: cảng cá xây dựng tại các cửa sông lớn, vịnh biển hoặc hải đảo và gần ngư trường trọng điểm, tập trung tàu cá của nhiều tỉnh đến khai thác thủy sản; là đầu mối phân phối hàng thủy sản tại khu vực, gắn liền với trung tâm công nghiệp thủy sản của địa phương.

– Trang thiết bị của cảng: dây chuyền xếp dỡ hàng hóa đồng bộ và được cơ giới hóa 100%.

– Vùng hấp dẫn của cảng: thu hút tàu cá của nhiều địa phương

– Phương thức vận tải đi đến cảng: có giao thông đường thủy và đường bộ thuận lợi.

– Lượng hàng thủy sản qua cảng thiết kế từ 15.000 tấn/năm trở lên.

– Loại tàu cá có khả năng cập cảng: tàu cá có công suất đến dưới 800 cv.

– Số lượt tàu cập cảng: có khả năng đáp ứng 120 lượt chiếc/ngày trở lên.

2. Cảng cá loại II:

Các cảng cá loại II phải đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

– Vị trí: cảng cá xây dựng tại các cửa sông, kênh, rạch, eo vịnh, đầm ven biển hoặc hải đảo và gần ngư trường truyền thống của tàu cá địa phương; là đầu mối tập trung hàng thủy sản; gắn với trung tâm dịch vụ hậu cần nghề cá của địa phương.

– Trang thiết bị của cảng: một số thiết bị bốc xếp hàng hóa đã được cơ giới hóa.

Tham khảo thêm:   Thông tư số 197/2012/TT-BTC Chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí sử dụng đường bộ theo đầu phương tiện

– Vùng hấp dẫn của cảng: thu hút tàu cá của tỉnh và một số tỉnh lân cận.

– Phương thức vận tải đi đến cảng: giao thông đường bộ, đường thủy tương đối thuận lợi

– Lượng hàng thủy sản qua cảng từ 7.000 tấn/năm trở lên, riêng với các cảng ở đảo từ 3.000 tấn/năm trở lên.

– Loại tàu có khả năng cập cảng: tàu cá có công suất đến dưới 400 cv.

– Số lượt tàu cập cảng: có khả năng đáp ứng 50 lượt chiếc/ngày.

3. Bến cá:

Các bến cá đáp ứng đủ các điều kiện sau:

– Vị trí: bến cá xây dựng tại các cửa sông, kênh, rạch, eo vịnh, đầm ven bờ biển, hải đảo, hoặc vùng bãi ngang ven biển, gần ngư trường truyền thống của tàu cá địa phương.

– Trang thiết bị của bến cá: trang thiết bị chủ yếu là thô sơ, hoặc bốc xếp thủ công.

– Vùng hấp dẫn của bến: phục vụ cho cộng đồng nghề cá địa phương.

– Phương thức vận tải đi đến bến: chủ yếu là đường thủy

– Lượng hàng thủy sản qua bến tối thiểu là 1.500 tấn/năm.

– Loại tàu có khả năng cập bến: tàu cá các loại có công suất dưới 100 cv.

Download file tài liệu để xem thêm chi tiết

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Quyết định số 346/QĐ-TTG Về việc quy hoạch hệ thống cảng cá, bến cá đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *