Bạn đang xem bài viết ✅ Quyết định số 1061/QĐ-TTg Ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Phòng, chống thiên tai ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

—————

Số: 1061/QĐ-TTg

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

————————

Hà Nội, ngày 01 tháng 07 năm 2014

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI THI HÀNH LUẬT PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Phòng chống, thiên tai ngày 19 tháng 6 năm 2013;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Phòng, chống thiên tai:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

a) Xác định trách nhiệm và phân công nhiệm vụ cụ thể cho các Bộ, ngành, địa phương triển khai thi hành Luật Phòng, chống thiên tai, bảo đảm kịp thời, thống nhất, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu thực tiễn.

b) Tổ chức phổ biến Luật Phòng, chống thiên tai đến các tầng lớp nhân dân, cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang; làm tốt công tác tuyên truyền, tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho lực lượng làm công tác phòng, chống thiên tai.

Tham khảo thêm:   Đề khảo sát chất lượng ngẫu nhiên lớp 8 môn Ngữ văn trường THCS Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc năm học 2017-2018 (có đáp án) Đề khảo sát chất lượng môn Ngữ văn lớp 8 có đáp án

c) Xây dựng cơ chế phối hợp giữa các Bộ, ngành, địa phương, cơ quan, tổ chức trong công tác phòng, chống thiên tai nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra, phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội bền vững; kiện toàn tổ chức của cơ quan chỉ đạo, chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn để triển khai thi hành có hiệu quả pháp luật về phòng, chống thiên tai trong phạm vi cả nước.

2. Yêu cầu

a) Xác định cụ thể nội dung công việc, thời hạn hoàn thành và trách nhiệm của các cơ quan có liên quan trong việc triển khai thi hành Luật Phòng, chống thiên tai.

b) Bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ giữa các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ vàỦy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; giải quyết kịp thời các vướng mắc, phát sinh trong quá trình triển khai thực hiện Kế hoạch.

II. NỘI DUNG

1. Rà soát, xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật để thi hành Luật Phòng, chống thiên tai

a) Xây dựng, trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành các nghị định, quyết định theo Quyết định số 1392/QĐ-TTg ngày 13 tháng 8 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ.

b) Xây dựng, ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, các thông tư hướng dẫn thuộc lĩnh vực quản lý.

2. Xây dựng Chiến lược, Kế hoạch phòng, chống thiên tai, phân vùng rủi ro thiên tai và các quy chuẩn, tiêu chuẩn về phòng, chống thiên tai:

Tham khảo thêm:   Battlefield 2042: Mọi điều bạn cần biết

a) Xây dựng Chiến lược, Kế hoạch phòng, chống thiên tai, phân vùng rủi ro thiên tai theo Mục II, Phụ lục kèm theo.

b) Rà soát, bổ sung, lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai vào quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội cả nước, của địa phương và quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành khi xây dựng hoặc điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch thuộc phạm vi quản lý; rà soát, bổ sung nội dung về bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai khi xây dựng, ban hành hoặc điều chỉnh quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng công trình thuộc lĩnh vực quản lý.

3. Kiện toàn cơ quan chỉ đạo, chỉ huy phòng, chống thiên tai: Thành lập hoặc trình cấp có thẩm quyền thành lập cơ quan chỉ đạo, chỉ huy phòng, chống thiên tai theo mục III, Phụ lục kèm theo.

4. Phổ biến pháp luật về phòng, chống thiên tai

a) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Bộ Tư pháp biên soạn tài liệu phục vụ tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống thiên tai cho cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và nhân dân. Tổ chức triển khai, phổ biến Luật Phòng, chống thiên tai và các văn bản hướng dẫn thi hành.

b) Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan báo chí, phát thanh, truyền hình ở Trung ương và địa phương dành thời lượng phù hợp phổ biến Luật Phòng, chống thiên tai và các văn bản hướng dẫn thi hành trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Tham khảo thêm:   Nghị định số 101/2010/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm về áp dụng biện pháp cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế

c) Các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm tổ chức phổ biến Luật Phòng, chống thiên tai và các văn bản hướng dẫn thi hành; hướng dẫn, chỉ đạo các báo, tạp chí, đơn vị làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của Bộ, ngành, địa phương mình xây dựng kế hoạch tuyên truyền, phổ biến sâu rộng các quy định pháp luật về phòng, chống thiên tai.

5. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp căn cứ quy định của Luật Phòng, chống thiên tai và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để tổ chức thực hiện đầy đủ trách nhiệm của mình trong công tác phòng, chống thiên tai đảm bảo kịp thời, hiệu quả.

6. Kinh phí triển khai thi hành Luật Phòng, chống thiên tai: Kinh phí triển khai thi hành Luật Phòng, chống thiên tai do ngân sách nhà nước bảo đảm theo phân cấp quản lý ngân sách nhà nước. Riêng năm 2014, các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chủ động bố trí trong dự toán ngân sách nhà nước được giao đầu năm để triển khai thực hiện.

Download file tài liệu để xem thêm chi tiết

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Quyết định số 1061/QĐ-TTg Ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Phòng, chống thiên tai của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *