Quyết định số 100/2009/QĐ-UBND của UBND TP Hà Nội: Ban hành quy chế quản lý doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp và hộ kinh doanh trên địa bàn thành phố Hà Nội.
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI ———– Số: 100/2009/QĐ-UBND |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 11 tháng 09 năm 2009 |
QUYẾT ĐỊNH
Ban hành quy chế quản lý doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh
nghiệp và hộ kinh doanh trên địa bàn thành phố Hà Nội
——————
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Doanh nghiệp ngày 29/11/2005;
Căn cứ Luật đầu tư ngày 29/11/2005;
Căn cứ Nghị quyết số 15/2008/QH12 ngày 29/5/2008 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về việc điều chỉnh địa giới hành chính thành phố Hà Nội và các tỉnh có liên quan;
Căn cứ Nghị định số 88/2006/NĐ-CP ngày 29/8/2006 của Chính phủ về đăng ký kinh doanh;
Căn cứ Nghị định 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật đầu tư;
Căn cứ Nghị định số 53/2007/NĐ-CP ngày 4/4/2007 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch đầu tư;
Căn cứ Nghị định số 139/2007/NĐ-CP ngày 5/9/2007 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật Doanh nghiệp;
Căn cứ Chỉ thị số 17/2005/CT-TTg ngày 25/5/2005 của Thủ tướng Chính phủ đối với việc xử phạt vi phạm của cơ sở kinh doanh dịch vụ văn hóa;
Căn cứ Thông tư số 03/2006/TT-BKH ngày 19/10/2006 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn một số nội dung về hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký kinh doanh theo quy định tại Nghị định số 88/2006/NĐ-CP của Chính phủ về đăng ký kinh doanh;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 05/2008/TTLT-BKH-BCA ngày 29/07/2008 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư – Bộ Tài chính – Bộ Công an hướng dẫn cơ chế phối hợp giữa các cơ quan giải quyết đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế và đăng ký con dấu đối với doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp;
Căn cứ Thông tư số 01/2009/TT-BKH ngày 13/01/2009 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư sửa đổi, bổ sung Thông tư số 03/2006/TT-BKH ngày 19/10/2006 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn một số nội dung về hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký kinh doanh theo quy định tại Nghị định số 88/2006/NĐ-CP của Chính phủ về đăng ký kinh doanh;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Tờ trình số 1020/TT-KH&ĐT ngày 31 tháng 7 năm 2009,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này quy chế quản lý doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp và hộ kinh doanh trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký và thay thế các Quyết định sau đây:
1. Quyết định số 135/2002/QĐ-UB ngày 24/12/2002 của UBND thành phố Hà Nội ban hành quy chế quản lý sau đăng ký kinh doanh đối với doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội;
2. Quyết định số 197/2005/QĐ-UBND ngày 23/11/2005 của UBND thành phố Hà Nội ban hành quy định thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp, hộ kinh doanh trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND Thành phố; Giám đốc các Sở, Ban, Ngành, Chủ tịch UBND các quận, huyện và các tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.
Nơi nhận: – TT Thành ủy, TT HĐND TP (để báo cáo); – Văn phòng Chính phủ (để báo cáo); – Các Bộ: Tư pháp, KH&ĐT (để báo cáo); – Đoàn Đại biểu QH TPHN (để báo cáo); – Các Phó Chủ tịch UBND TP; – Cục Kiểm tra văn bản – Bộ Tư pháp; – CVP, các PVP UBND TP, các phòng CV, Cth (2b); – Website của Chính phủ; – Trung tâm Công báo TP, Cổng GTĐT TP, Báo HNM, Báo KT&ĐT; – Lưu: VT. |
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN CHỦ TỊCH (đã ký) Nguyễn Thế Thảo |
QUY CHẾ
Quản lý doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp
và hộ kinh doanh trên địa bàn thành phố Hà Nội
(Ban hành theo Quyết định số 100/2009/QĐ-UBND ngày 11 tháng 9 năm 2009 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Quy chế này quy định một số nội dung quản lý Nhà nước của UBND các cấp và các cơ quan chuyên môn thuộc thành phố Hà Nội trong việc quản lý doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp và hộ kinh doanh trên địa bàn thành phố Hà Nội, gồm: Quy định về việc đăng ký kinh doanh, quản lý, kiểm tra sau đăng ký kinh doanh; trình tự, thủ tục thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp, hộ kinh doanh theo quy định của Luật Doanh nghiệp; đăng ký kinh doanh, giải thể doanh nghiệp và thanh lý dự án đầu tư đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
– Các doanh nghiệp thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Doanh nghiệp và hộ kinh doanh trên địa bàn thành phố Hà Nội.
– Tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài liên quan đến việc thành lập, tổ chức và quản lý hoạt động của doanh nghiệp và hộ kinh doanh.
Điều 3. Mục tiêu quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp, hộ kinh doanh
Việc tổ chức quản lý doanh nghiệp, hộ kinh doanh trên địa bàn thành phố Hà Nội nhằm những mục tiêu sau:
1. Đảm bảo quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp, hộ kinh doanh; tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp và hộ kinh doanh thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật;
2. Phản ánh kịp thời và chính xác các thông tin về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, cung cấp thông tin về doanh nghiệp cho các tổ chức, cá nhân có yêu cầu theo quy định của pháp luật;
3. Đảm bảo sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý Nhà nước trong việc quản lý hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và hộ kinh doanh.
Chương II
CÁC QUY ĐỊNH VỀ ĐĂNG KÝ KINH DOANH, PHỐI HỢP XỬ LÝ
VI PHẠM VÀ THU HỒI GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ KINH DOANH
Điều 4. Quản lý công tác đăng ký kinh doanh
Sở Kế hoạch và Đầu tư giúp Ủy ban nhân dân Thành phố thực hiện quản lý Nhà nước đối với công tác đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố và có trách nhiệm:
– Hướng dẫn và tổ chức thực hiện việc cấp đăng ký kinh doanh cho các doanh nghiệp theo đúng quy định của pháp luật, hướng dẫn thủ tục cấp đăng ký kinh doanh cho các hộ kinh doanh.
– Hướng dẫn, thẩm tra và trình Ủy ban nhân dân Thành phố cấp Giấy chứng nhận đầu tư đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định của pháp luật.
Điều 5. Cơ quan đăng ký kinh doanh
1. Cơ quan đăng ký kinh doanh được tổ chức ở cấp thành phố và ở cấp quận, huyện, thị xã bao gồm:
a) Cấp Thành phố: Các phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư (sau đây gọi chung là phòng Đăng ký kinh doanh cấp thành phố).
b) Cấp quận, huyện, thị xã: thành lập Phòng đăng ký kinh doanh tại các quận, huyện, thị xã (sau đây gọi chung là Phòng Đăng ký kinh doanh cấp quận, huyện, thị xã).
Trường hợp chưa thành lập Phòng Đăng ký kinh doanh cấp quận, huyện, thị xã thì Phòng Kinh tế (hoặc Phòng Tài chính – Kế hoạch ở cấp huyện) thực hiện nhiệm vụ quy định tại Điều 8 Nghị định số 88/2006/NĐ-CP ngày 29/8/2006 của Chính phủ về Đăng ký kinh doanh; Phòng Kinh tế được sử dụng con dấu để thực hiện nhiệm vụ của cơ quan đăng ký kinh doanh.
c) Phòng Đăng ký kinh doanh cấp thành phố và Phòng Đăng ký kinh doanh cấp huyện có tài khoản và con dấu riêng.
2. Đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (sau đây gọi là doanh nghiệp đầu tư nước ngoài), Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội cấp giấy chứng nhận đầu tư đồng thời là giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trên cơ sở tờ trình của Sở Kế hoạch và Đầu tư.
Điều 6. Nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của Phòng đăng ký kinh doanh cấp thành phố
1. Trực tiếp nhận hồ sơ đăng ký kinh doanh, xem xét tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký kinh doanh và cấp hoặc từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp.
2. Phối hợp với phòng đăng ký kinh doanh cấp quận, huyện xây dựng, quản lý, vận hành hệ thống thông tin về đăng ký kinh doanh trong phạm vi Thành phố; cung cấp thông tin về đăng ký kinh doanh trong phạm vi Thành phố cho Ủy ban nhân dân Thành phố, Cục thuế, các cơ quan có liên quan và Bộ Kế hoạch và Đầu tư theo định kỳ và cho các tổ chức, cá nhân khác có yêu cầu theo quy định của pháp luật.
3. Yêu cầu doanh nghiệp báo cáo tình hình kinh doanh theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 163 Luật Doanh nghiệp; đôn đốc việc thực hiện chế độ báo cáo hàng năm của doanh nghiệp.
4. Trực tiếp kiểm tra hoặc đề nghị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền kiểm tra doanh nghiệp theo nội dung trong hồ sơ đăng ký kinh doanh; hướng dẫn doanh nghiệp và người thành lập doanh nghiệp về trình tự, thủ tục đăng ký kinh doanh.
5. Yêu cầu doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện khi phát hiện doanh nghiệp không có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.
6. Thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với doanh nghiệp trong các trường hợp quy định tại Luật Doanh nghiệp và quy chế này.
7. Đăng ký kinh doanh cho các loại hình doanh nghiệp khác theo quy định của pháp luật.
Download file tài liệu để xem thêm chi tiết
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Quyết định số 100/2009/QĐ-UBND Ban hành quy chế quản lý doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp và hộ kinh doanh trên địa bàn thành phố Hà Nội của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.