Bạn đang xem bài viết ✅ Quyết định số 07/2003/QĐ-BGDĐT Ban hành quy định tạm thời về viết hoa tên riêng trong sách giáo khoa ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Quyết định số 07/2003/QĐ-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về việc ban hành quy định tạm thời về viết hoa tên riêng trong sách giáo khoa do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

————

Số: 07/2003/QĐ-BGD&ĐT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

————-

Hà Nội, ngày 13 tháng 3 năm 2003

QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH TẠM THỜI VỀ VIẾT HOA TÊN RIÊNG TRONG SÁCH GIÁO KHOA

BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Căn cứ Nghị định số 86/2002/NĐ-CP ngày 05/11/2002 của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các Bộ, cơ quan ngang Bộ;

Căn cứ Nghị định số 29/CP ngày 30/3/1994 của Chính phủ quy định nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tiểu học và Giám đốc Nhà Xuất bản Giáo dục,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này quy định tạm thời về viết hoa tên riêng trong sách giáo khoa.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Bản quy định này được sử dụng trong việc biên soạn, biên tập sách giáo khoa viết theo Chương trình các môn học ở tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông (được ban hành theo các Quyết định số 43/2001/QĐ-BGDĐT ngày 09/11/2001, số 03/2002/QĐ-BGDĐT ngày 24/01/2002 và số 47/2002/QĐ-BGDĐT ngày 19/11/2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo).

Tham khảo thêm:   Cách dùng voice chat trong Pokémon Unite

Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Tiểu học, Vụ trưởng Vụ Trung học phổ thông, Giám đốc Nhà Xuất bản Giáo dục và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc cơ quan Bộ Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

KT. BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THỨ TRƯỞNG

(Đã ký)

Đặng Huỳnh Mai

QUY ĐỊNH TẠM THỜI VỀ VIẾT HOA TÊN RIÊNG TRONG SÁCH GIÁO KHOA
(Ban hành kèm theo Quyết định số 07/2003/QĐ-BGDĐT ngày 13/3/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

I. CÁCH VIẾT TÊN RIÊNG VIỆT NAM

1. Tên người: Viết hoa chữ cái đầu của tất cả các âm tiết.

Ví dụ:

– Đinh Tiên Hoàng, Trần Hưng Đạo.

– Trần Phú, Ngô Gia Tự, Nguyễn Thị Minh Khai.

– Tố Hữu, Thép Mới.

– Vừ A Dính, Bàn Tài Đoàn.

* Chú ý: Tên danh nhân, nhân vật lịch sử được cấu tạo bằng cách kết hợp bộ phận vốn là danh từ chung với bộ phận tên gọi cụ thể cũng được coi là tên riêng và viết hoa theo quy tắc viết hoa tên người.

Ví dụ:

– Ông Gióng, Bà Trưng.

– Đồ Chiểu, Đề Thám.

2. Tên địa lý: Viết hoa chữ cái đầu của tất cả các âm tiết.

Ví dụ:

– Thái Bình, Trà Vinh, Cần Thơ.

– Thừa Thiên – Huế, Bà Rịa – Vũng Tàu.

– Sa Pa, Mù Cang Chải, Pác Bó.

* Chú ý: Tên địa lý được cấu tạo bởi danh từ chỉ hướng hoặc bằng cách kết hợp bộ phận vốn là danh từ chung, danh từ chỉ hướng với bộ phận tên gọi cụ thể cũng được coi là danh từ riêng chỉ tên địa lý và viết hoa theo quy tắc viết hoa tên địa lý.

Tham khảo thêm:   Toán 8 Hoạt động 1: Dùng vật liệu tái chế gấp hộp quà tặng Giải Toán 8 Chân trời sáng tạo trang 119

Ví dụ:

– Bắc Bộ, Nam Bộ, Tây Bắc, Đông Bắc.

– Vàm Cỏ Đông, Trường Sơn Tây.

– Hồ Gươm, Cầu Giấy, Bến Thủy, Cửa Việt, Đèo Ngang, Vũng Tàu.

3. Tên dân tộc: Viết hoa chữ cái đầu của tất cả các âm tiết.

Ví dụ:

Kinh, Tày, Sán Dìu, Lô Lô, Phù Lá, Hà Nhì.

4. Tên người, tên địa lý và tên các dân tộc Việt Nam thuộc các dân tộc thiểu số anh em có cấu tạo từ đa âm tiết (các âm tiết đọc liền nhau): Đối với mỗi bộ phận tạo thành tên riêng, viết hoa chữ cái đầu và có gạch nối giữa các âm tiết.

Ví dụ:

– Ê-đê, Ba-na, Xơ-đăng, Tà-ôi.

– Kơ-pa Kơ-lơng, Nơ-trang-lơng.

– Y-rơ-pao, Chư-pa.

5. Tên cơ quan, tổ chức, đoàn thể: Viết hoa chữ cái đầu của âm tiết đầu tiên và các âm tiết đầu của các bộ phận tạo thành tên riêng.

Ví dụ:

– Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.

– Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

– Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

– Bộ Giáo dục và Đào tạo.

– Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

– Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

– Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

– Trường Đại học Sư phạm Hà Nội I; Trường Tiểu học Kim Đồng.

– Nhà máy Cơ khí Nông nghiệp I.

6. Từ và cụm từ chỉ các con vật, đồ vật, sự vật được dùng làm tên riêng của nhân vật: Viết hoa chữ cái đầu của âm tiết tạo thành tên riêng.

Tham khảo thêm:   Kế hoạch dạy học môn Tiếng Việt 4 sách Kết nối tri thức với cuộc sống Phân phối chương trình môn Tiếng Việt lớp 4 năm 2023 - 2024

Ví dụ:

– (chú) Chuột, (bác) Gấu, (cô) Chào Mào, (chị) Sáo Sậu.

– (bác) Nồi Đồng, (cô) Chổi Rơm, (anh) Cần Cẩu.

– (ông) Mặt Trời, (chị) Mây Trắng.

II. CÁCH VIẾT TÊN RIÊNG NƯỚC NGOÀI

1. Tên người, tên địa lý:

1.1. Trường hợp phiên âm qua âm Hán – Việt: Viết theo quy tắc viết tên người, tên địa lý Việt Nam.

Ví dụ:

– Mao Trạch Đông, Kim Nhật Thành.

– Đức, Nhật Bản, Bồ Đào Nha, Triều Tiên.

1.2. Trường hợp phiên âm không qua âm Hán – Việt (phiên âm trực tiếp, viết sát theo cách đọc): Đối với mỗi bộ phận tạo thành tên riêng, viết hoa chữ cái đầu và có gạch nối giữa các âm tiết.

Ví dụ:

– Phơ-ri-đơ-rích ăng-ghen, Vơ-la-đi-mia I-lích Lê-nin.

– Mát-xcơ-va, I-ta-li-a, An-giê-ri.

2. Tên cơ quan, tổ chức, đoàn thể nước ngoài:

2.1. Trường hợp dịch nghĩa: Viết theo quy tắc viết tên cơ quan, tổ chức, đoàn thể Việt Nam.

Ví dụ:

– Trường Đại học Tổng hợp Quốc gia Mát-xcơ-va mang tên Lô-mô-nô-xốp.

– Viện Khoa học Giáo dục Bắc Kinh.

2.2. Trường hợp viết tắt: Viết nguyên dạng viết tắt. Tùy từng trường hợp, có thể ghi thêm tên dịch nghĩa hoặc ghi thêm tên nguyên dạng không viết tắt

Ví dụ: WB (Ngân hàng Thế giới) hoặc WB (World Bang).

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Quyết định số 07/2003/QĐ-BGDĐT Ban hành quy định tạm thời về viết hoa tên riêng trong sách giáo khoa của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *