Bạn đang xem bài viết ✅ Quyết định số 06/2008/QĐ-BYT Về việc ban hành quy định tổ chức và hoạt động của Hội đồng tư vấn lấy, ghép bộ phận cơ thể không tái sinh ở người sống ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Quyết định số 06/2008/QĐ-BYT của Bộ Y tế: Về việc ban hành quy định tổ chức và hoạt động của Hội đồng tư vấn lấy, ghép bộ phận cơ thể không tái sinh ở người sống.

BỘ Y TẾ

—————–

Số: 06/2008/QĐ-BYT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độ lập – Tự do – Hạnh phúc
————————-

Hà Nội, ngày 14 tháng 02 năm 2008

QUYẾT ĐỊNH
Về việc ban hành quy định tổ chức và hoạt động của Hội đồng tư vấn lấy, ghép bộ phận cơ thể không tái sinh ở người sống
———————

BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ

Căn cứ Nghị định số 188/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;

Căn cứ Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác ngày 29 tháng 11 năm 2006;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh – Bộ Y tế,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này quy định tổ chức và hoạt động của Hội đồng tư vấn lấy, ghép bộ phận cơ thể không tái sinh ở người sống.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ và Vụ trưởng các Vụ, Cục trưởng các Cục của Bộ Y tế, Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế, Thủ trưởng Y tế các ngành chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Tham khảo thêm:   KHTN lớp 7 Bài 10: Biên độ, tần số, độ cao và độ to của âm Giải sách Khoa học tự nhiên lớp 7 Cánh diều trang 58
Nơi nhận:
– Như Điều 3;
– VPCP (Phòng Công báo, Website CP);
– Bộ Tư pháp (Cục KTVBQPPL);
– Bộ trưởng, các Thứ trưởng;
– Website Bộ Y tế;
– Lưu: VT, KCB, PC.

KT.BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG

(Đã ký)

Nguyễn Thị Xuyên

QUY ĐỊNH
Tổ chức và hoạt động của Hội đồng tư vấn lấy, ghép bộ phận cơ thể không tái sinh ở người sống
(Ban hành kèm theo Quyết định số 06/2008/QĐ-BYT ngày 14 tháng 02 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
———————

I. QUY ĐỊNH CHUNG

Cơ sở y tế có đủ điều kiện lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người theo quy định chỉ được tiến hành kỹ thuật lấy, ghép bộ phận cơ thể không tái sinh ở người sống sau khi đã tổ chức tư vấn về sức khỏe, tâm lý xã hội cho người hiến, người nhận; được Hội đồng tư vấn lấy, ghép bộ phận cơ thể không tái sinh ở người sống (sau đây gọi tắt là Hội đồng tư vấn) đồng ý bằng văn bản và được người đứng đầu cơ sở y tế đó quyết định.

II. QUY ĐỊNH CỤ THỂ

1.Tổ chức Hội đồng tư vấn

a) Hội đồng tư vấn do người đứng đầu cơ sở y tế ra quyết định thành lập.

b) Thành phần Hội đồng tư vấn có ít nhất là năm người, bao gồm:

– Một Chủ tịch Hội đồng tư vấn là người trong ban lãnh đạo cơ sở y tế.

– Một Phó chủ tịch Hội đồng tư vấn là trưởng nhóm phẫu thuật lấy, ghép bộ phận cơ thể người.

– Ủy viên Hội đồng tư vấn gồm các chuyên gia liên quan đến ghép bộ phận cơ thể người, chuyên gia pháp luật và chuyên gia tâm lý.

Tham khảo thêm:   Công văn 3277/BGDĐT-KHTC Không tăng học phí năm học 2021-2022

– Thư ký Hội đồng tư vấn là một ủy viên kiêm nhiệm của Hội đồng.

c) Hội đồng tư vấn hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm và có thời hạn hoạt động theo quy định của người đứng đầu cơ sở y tế.

2. Nhiệm vụ của Hội đồng tư vấn

a) Hội đồng tư vấn có nhiệm vụ tổ chức tư vấn cho người hiến, nhận bộ phận cơ thể không tái sinh (gọi tắt là bộ phận cơ thể) về phương diện sức khỏe và tâm lý xã hội, giúp cho người hiến, nhận bộ phận cơ thể đưa ra quyết định cuối cùng về việc hiến, nhận bộ phận cơ thể một cách tự nguyện.

b) Trao đổi phân tích cho người hiến và người nhận về những tác động, ảnh hưởng đến tâm lý xã hội, sức khỏe trước mắt cũng như lâu dài và những rủi ro có thể xẩy ra trong quá trình lấy, ghép bộ phận cơ thể và cuộc sống lâu dài của họ sau này.

c) Đánh giá thông qua trắc nghiệm tâm lý của người tự nguyện hiến bộ phận cơ thể và theo dõi diễn biến tâm lý của họ.

3. Trách nhiệm của Hội đồng tư vấn

a) Tư vấn khoa học, đầy đủ, chính xác cho người hiến và người nhận bộ phận cơ thể về phương diện sức khỏe, tâm lý xã hội. Tư vấn đảm bảo nguyên tắc bí mật theo quy định của pháp luật.

b) Đưa ra kết luận khoa học làm cơ sở cho người đứng đầu cơ sở y tế xem xét, quyết định về việc lấy, ghép bộ phận cơ thể người .

c) Chịu trách nhiệm trước người đứng đầu cơ sở y tế và trước pháp luật về hoạt động tư vấn của mình.

Tham khảo thêm:   Phiếu bài tập cuối tuần lớp 2 môn Tiếng Việt Kết nối tri thức - Tuần 28 Bài tập cuối tuần lớp 2

4. Quyền hạn của Hội đồng tư vấn

a) Yêu cầu người hiến, người nhận bộ phận cơ thể, các cá nhân và đơn vị có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu phục vụ công tác tư vấn theo quy định của pháp luật.

b) Hoạt động trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được giao theo quy định này.

5. Nguyên tắc và phương pháp làm việc của Hội đồng tư vấn

a) Nguyên tắc: Hội đồng tư vấn làm việc theo nguyên tắc thiểu số phục tùng đa số. Khi họp Hội đồng phải có ít nhất 2/3 thành viên Hội đồng đồng ý và ghi biên bản đầy đủ thì kết luận của Hội đồng mới có giá trị pháp lý.

b) Phương pháp: Thành viên Hội đồng tư vấn, trao đổi trực tiếp phân tích cho người hiến và người nhận bộ phận cơ thể tại cơ sở y tế. Nội dung tư vấn được ghi chép đầy đủ, sau đó Hội đồng gửi biên bản họp kèm theo kết quả các phiếu tư vấn cho người đứng đầu cơ sở y tế xem xét, quyết định.

6. Kinh phí hoạt động của Hội đồng tư vấn

Người đứng đầu cơ sở y tế bố trí kinh phí hoạt động của Hội đồng tư vấn trong kế hoạch kinh phí được cấp hàng năm của đơn vị./.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Quyết định số 06/2008/QĐ-BYT Về việc ban hành quy định tổ chức và hoạt động của Hội đồng tư vấn lấy, ghép bộ phận cơ thể không tái sinh ở người sống của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *