Bạn đang xem bài viết ✅ Quyết định hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời Dùng cho Thẩm phán ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Mẫu số 01d: Dùng cho Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm, chuẩn bị xét xử phúc thẩm hoặc được phân công thụ lý giải quyết đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời (ban hành kèm theo Nghị quyết số 02/2005/NQ-HĐTP ngày 27 tháng 4 năm 2005 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao).

TÒA ÁN NHÂN DÂN …. (1)

Số: …/…LQĐ-BPKCTT (2)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

……….., ngày … tháng ……. năm …….

QUYẾT ĐỊNH
HỦY BỎ BIỆN PHÁP KHẨN CẤP TẠM THỜI TÒA

……………..

Căn cứ vào khoản 1 Điều 100 và Điều 122 của Bộ luật Tố tụng dân sự; Xét thấy ……………………..(3)

QUYẾT ĐỊNH:

1. Hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại Điều ………………………..(4) của Bộ luật Tố tụng dân sự đã được Tòa…………………………..…………. áp dụng tại Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời số …./QĐ-BPKCTT ngày …….. tháng …….. năm ……..

2. ………………………………………………………………………………..………………….(5)

3. Quyết định này có hiệu lực thi hành ngay. Nơi nhận: Tòa ……………………… Ghi những nơi mà Tòa án phải cấp hoặc Thẩm phán gửi theo quy định tại khoản 2 Điều 123 của Bộ luật Tố tụng dân sự, Ngân hàng nhớn tài sản bảo đảm (nếu có) và lưu hồ sơ vụ án).

Tham khảo thêm:   Thông tư quy định thủ tục đăng ký danh mục hàng nhập khẩu, hàng tạm nhập tái xuất của nhà thầu nước ngoài

Hướng dẫn sử dụng mẫu số 01d:

(1) Ghi tên Tòa án nhân dân ra quyết định hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời; nếu là Tòa án nhân dân cấp huyện thì cần ghi rõ Tòa án nhân dân huyện gì thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nào (ví dụ: Tòa án nhân dân huyện X, tỉnh H), nếu là Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thì ghi rõ Tòa án nhân dân tỉnh (thành phố) nào (ví dụ: Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội), nếu là Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao thì ghi: Tòa án nhân dân tối cao Tòa phúc thẩm tại (Hà Nội, Đà Nẵng, thành phố HỒ Chí Minh).

(2) Ô thứ nhất ghi số, Ô thứ hai ghi năm ra quyết định (ví dụ: Số 2/2005/QĐ’ BPKCTT).

(3) Tòa án ra quyết định hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời thuộc trường hợp nào quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 122 của Bộ luật Tố tụng dân sự thì ghi theo quy định tại điểm đó (ví dụ: nếu thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều 122 của Bộ luật Tố tụng dân sự thì ghi: “Xét thấy người yêu cẩu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đề nghị hủy bỏ“).

(4) Biện pháp khẩn cấp tạm thời được áp dụng quy định tại điều luật nào của Bộ luật Tố tụng dân sự thì ghi điều luật đó.

Tham khảo thêm:   Bảng mô tả công việc nhân viên hành chính

(5) Ghi quyết định của Tòa án về việc xử lý tài sản bảo đảm đang được gửi tại ngân hàng theo quy định tại khoản 2 Điều 120 của Bộ luật Tố tụng dân sự; cụ thể theo một trong các phương án như sau:

a) Cho người đã thực hiện biện pháp bảo đảm được nhận lại toàn bộ hoặc một phần (cụ thể là bao nhiêu) tài sản bảo đảm.

b) Tiếp tục gửi giữ tại Ngân hàng .… số tài sản bảo đảm do (ghi đầy đủ tên của ng ười đã thực hiện biện pháp bảo đảm) đã gửi.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Quyết định hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời Dùng cho Thẩm phán của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *