Bạn đang xem bài viết ✅ Quyết định 896/QĐ-TTg Đề án tổng thể đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân và các cơ sở dữ liệu liên quan đến quản lý dân cư giai đoạn 2013 – 2020 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
——–

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————————————

Số: 896/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 08 tháng 06 năm 2013

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN TỔNG THỂ ĐƠN GIẢN HÓA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH, GIẤY TỜ CÔNG DÂN VÀ CÁC CƠ SỞ DỮ LIỆU LIÊN QUAN ĐẾN QUẢN LÝ DÂN CƯ GIAI ĐOẠN 2013 – 2020

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước;

Căn cứ Nghị quyết số 30c/NQCP ngày 08 tháng 11 năm 2011 của Chính phủ ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 – 2020;

Căn cứ Nghị quyết số 60/NQ-CP ngày 10 tháng 5 năm 2013 của Chính phvề phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4 năm 2013;

Xét đề nghị của Bộ trưng Bộ Tư pháp,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đán tổng thể đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân và các cơ sở dữ liệu liên quan đến quản lý dân cư giai đoạn 2013 – 2020 vi những nội dung cơ bản sau đây:

I. QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO, MỤC TIÊU VÀ PHẠM VI

1. Quan điểm chỉ đạo

a) Bảo đảm phù hp với chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về cải cách hành chính theo Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI Đảng Cộng sản Việt Nam và Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 2011 – 2020, đặc biệt là cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực quản lý dân cư theo hướng đơn giản, công khai, minh bạch, tạo thuận lợi cho người dân trong thực hiện thủ tục hành chính.

b) Bảo đảm tính khả thi, phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội của đất nước trong từng giai đoạn và bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật.

c) Bảo đảm thống nhất về quản lý dân cư, theo đó, thông tin cơ bản về công dân phải được quản lý tập trung, thng nht từ khi côngn sinh ra (đăng ký khai sinh) đến khi chết (đăng ký việc tử) trong Cơ sở dữ liu quốc gia về dân cư; các Bộ, ngành, địa phương được quyền khai thác các tng tin cơ bản về công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để phục vụ hoạt động quản lý nhà nước và giải quyết thủ tục hành chính.

d) Ưu tiên nguồn lực xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và thực hiện cấp số định danh cá nhân, trên cơ sở kế thừa và phát triển hạ tầng đã có sẵn, bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả.

2. Mục tiêu

a) Mục tiêu tổng quát

Tạo sự đổi mới căn bản về tổ chức, hoạt động quản lý nhà nước về dân cư theo hướng hiện đại, phù hợp với điều kiện của Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và thông lệ quốc tế; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào giải quyết thủ tục hành chính cho người dân, doanh nghiệp, nhằm đơn giản hóa thủ tục hành chính, giảm giấy tờ công dân, góp phn nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trên tt cả các lĩnh vực của đời sống xã hội; đồng thời, góp phần phát triển Chính phủ điện tử.

b) Mục tiêu cụ thể

Giai đoạn 2013 – 2014:

+ Hoàn thiện cơ sở pháp lý cho việc xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; cấp, quản lý, sử dụng số định danh cá nhân. Trong đó, tập trung xây dựng, trình Quốc hội thông qua dự án Luật hộ tịch; xây dựng, trình Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 90/2010/NĐ-CP ngày 18 tháng 8 năm 2010 về Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Nghị định về cấp, quản lý và sử dụng số định danh cá nhân; trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Dự án khả thi Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và hoàn tất các thủ tục để triển khai xây dựng.

Tham khảo thêm:   KHTN 8 Bài 20: Hiện tượng nhiễm điện do cọ xát Giải KHTN 8 Kết nối tri thức trang 84, 85, 86, 87

+ Hoàn thành việc hệ thống hóa, rà soát thủ tục hành chính, giấy tờ công dân và các cơ sở dữ liệu liên quan đến dân cư thuộc phạm vi quản lý của các Bộ, ngành; đxuất phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân và các cơ sở dữ liệu liên quan đến quản lý dân cư.

+ Đề xuất lộ trình ban hành mới, sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ, hủy bỏ các văn bản quy phạm pháp luật nhằm thực hiện phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân và các cơ sở dữ liệu liên quan đến quản lý dân cư đtừng bước triển khai thực hiện.

Giai đoạn 2015 – 2020:

+ Đến hết năm 2015, hoàn thành việc xây dựng hạ tầng kỹ thuật Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư trong phạm vi cả nước. Từ năm 2016, thực hiện việc nhập thông tin cơ bản về công dân vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và cấp số định danh cá nhân. Đến hết năm 2020, thông tin cơ bản của tất cả công dân sẽ được nhập, cập nhật vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và mỗi công dân đều có số định danh cá nhân; các cơ quan hành chính nhà nước tại các cấp chính quyền khai thác, sử dụng thông tin trực tuyến tại Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để giải quyết thủ tục hành chính cho công dân.

+ Hoàn thành việc ban hành mới, sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ, hủy bỏ các văn bản quy phạm pháp luật để thực hiện phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân và các cơ sở dữ liệu liên quan đến quản lý dân cư.

+ Phát triển ứng dụng Thẻ công dân điện tử hoặc phương tiện điện tử khác để giảm giấy tờ công dân trong lĩnh vực quản lý hộ tịch, quản lý cư trú, quản lý trật tự xã hội và các lĩnh vực có liên quan như: Giấy khai sinh, giấy chứng nhận kết hôn, sổ hộ khẩu và các giấy tờ khác có liên quan. Từng bước kết nối cơ sở dữ liệu chuyên ngành với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, phấn đấu đến cuối năm 2020, đơn giản hóa thủ tục hành chính và giảm các loại giấy tờ công dân khác như: Thẻ bảo hiểm y tế, sổ bảo hiểm xã hội, thẻ mã số thuế cá nhân và các giấy tờ khác có liên quan.

3. Phạm vi

Việc đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân và các cơ sở dữ liệu liên quan đến quản lý dân cư được thực hiện trên tất cả các lĩnh vực quản lý nhà nước.

II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Giai đoạn 2013 – 2014

a) Hoàn thiện cơ sở pháp lý cho việc cấp số định danh cá nhân

Tiếp tục hoàn thiện, trình Quốc hội xem xét, thông qua dự án Luật hộ tịch, tạo cơ sở pháp lý, xác định nội hàm, giá trị pháp lý của số định danh cá nhân; tiến tới khi thực hiện thủ tục hành chính cá nhân chỉ cần cung cấp số định danh cá nhân để cơ quan có thẩm quyền tra cứu những thông tin cơ bản của cá nhân, không cần yêu cầu cá nhân xuất trình giấy tờ, hạn chế tối đa việc sao chụp giấy tờ liên quan đến cá nhân, giảm thủ tục và chi phí khi thực hiện các thủ tục hành chính.

Cơ quan thực hiện: Bộ Tư pháp phối hợp các Bộ, cơ quan liên quan.

Xây dựng, trình Chính phủ ban hành Nghị định về cấp, quản lý và sử dụng số định danh cá nhân gồm các nội dung chủ yếu sau đây: Người được cấp số định danh cá nhân; cơ quan cấp số định danh cá nhân; tổ chức thực hiện cấp số định danh cá nhân và trách nhiệm của các Bộ, ngành, địa phương trong việc kết nối cơ sở dữ liệu chuyên ngành liên quan đến quản lý dân cư với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và sử dụng số định danh cá nhân trong giải quyết thủ tục hành chính. Theo đó, từ năm 2016, cơ quan Công an cấp số định danh cá nhân cho công dân đăng ký khai sinh trước ngày 01 tháng 01 năm 2016 theo quy định tại Dự án khả thi Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; cơ quan Tư pháp phối hp với cơ quan Công an cấp số định danh cá nhân cho công dân đăng ký khai sinh từ ngày 01 tháng 01 năm 2016.

Tham khảo thêm:   Bài giảng điện tử môn Âm nhạc 2 sách Kết nối tri thức với cuộc sống (Cả năm) Giáo án PowerPoint Âm nhạc lớp 2 năm 2021 - 2022

Cơ quan thực hiện: Bộ Công an chủ trì, phối hp với Bộ Tư pháp và các Bộ, ngành, địa phương có liên quan.

Thời gian thực hiện: Tháng 10 năm 2014 trình Chính phủ.

b) Hoàn thiện cơ sở pháp lý cho việc xây dựng và vận hành Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư

Xây dựng, trình Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 90/2010/NĐ-CP ngày 18 tháng 8 năm 2010 của Chính phủ về Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để bảo đảm phù hợp với thực tiễn trin khai Cơ sở dữ liệu quc gia v dân cư.

Cơ quan thực hiện: Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, Bộ Thông tin và Truyền thông, các Bộ, ngành có liên quan.

Thời gian thực hiện: Tháng 10 năm 2013 trình Chính phủ.

c) Xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt dự án khả thi Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; thực hiện các thủ tục xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư

Xây dựng và phê duyệt Dự án khả thi Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư theo các yêu cầu sau đây:

+ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư là tập hợp thông tin cơ bản về công dân do Bộ Công an xây dựng và quản lý. Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư được xây dựng thng nhất trên toàn quốc để dùng chung cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân nhằm cung cấp chính xác, kịp thi thông tin cơ bản về dân cư phục vụ công tác quản lý nhà nước, đáp ng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội và yêu cầu chính đáng của công dân; để tra cứu thông tin về công dân khi giải quyết thủ tục hành chính, thay thế cho việc xuất trình hoặc nộp bản sao hoặc nộp bản sao có chứng thực các giy tờ công dân khi thực hiện thủ tục hành chính có thông tin lưu trữ trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Các thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư phải bảo đảm tính chính xác và cập nhật.

Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư đáp ứng yêu cầu cung cấp thông tin cơ bản về công dân cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân khi có yêu cầu khai thác, sử dụng, đồng thời phải bảo đảm về bí mật đời tư theo quy định của pháp luật.

+ Thiết kế hệ thống và các phn mềm ứng dụng của Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư phải đảm bảo tính tương thích, khả năng tích hợp, chia sẻ thông tin theo mục tiêu và các tiêu chí, tiêu chuẩn về công nghệ thông tin, khả năng mở rộng các trường dữ liệu, số định danh cá nhân là “chìa khóa” để các ngành và công dân sử dụng khi truy cập, kết nối vào Cơ sở dữ liệu quc gia về dân cư để khai thác thông tin về công dân.

Công bố thiết kế hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư cho các Bộ, ngành có liên quan để chia sẻ, kết nối với các cơ sở dữ liệu của các Bộ, ngành, địa phương trong việc khai thác, sử dụng, bảo đảm tính cập nhật và tính thống nhất về các thông tin cơ bản của mỗi công dân giữa các cơ sở dữ liệu, tránh trùng lặp về thông tin tại các cơ sở dữ liệu.

Tham khảo thêm:   Đề kiểm tra học kì II lớp 9 môn tiếng Anh - Đề 1 Đề kiểm tra tiếng Anh

+ Xác định quyền truy cập của các Bộ, ngành, địa phương trong việc khai thác, sử dụng thông tin tại Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

+ Xác định lộ trình triển khai xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan liên quan trong việc tham gia quản lý, cập nhật thông tin tại Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cụ thể như sau:

Năm 2015, thực hiện triển khai xây dựng và hoàn thành hạ tầng kỹ thuật Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư trong phạm vi toàn quốc; tổ chức tập huấn cho đội ngũ Công an xã, phường, thị trấn và Hộ tịch viên về kỹ năng sử dụng và cập nhật thông tin vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Từ năm 2016, tổ chức triển khai nhập thông tin công dân vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Cơ quan Công an thực hiện nhập thông tin công dân đxác lập số định danh cá nhân đối với trường hợp công dân đăng ký khai sinh trước ngày 01 tháng 01 năm 2016, cơ quan Công an và Tư pháp phối hp chặt chẽ để bảo đảm tính chính xác của thông tin về công dân trên Cơ sở dữ liệu quc gia đi với các trường hợp này. Cơ quan Tư pháp phối hợp với cơ quan Công an thực hiện nhập thông tin cho công dân khi công dân đăng ký khai sinh từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 vào Cơ sdữ liệu quốc gia về dân cư để xác lập thông tin về công dân và số định danh cá nhân, cấp số định danh cá nhân cho công dân từ khi đăng ký khai sinh.

Việc cập nhật thông tin của công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư sẽ được phân công cho các cơ quan có trách nhiệm quản lý thông tin xác lập hoặc điều chỉnh biến động về các thông tin đó của công dân thông qua giải quyết thủ tục hành chính.

Khi công dân đăng ký việc tử, cơ quan Tư pháp có trách nhiệm nhập thông tin khai tử của công dân vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, kể từ thời điểm này mọi thông tin của công dân trong Cơ sở dữ liệu quc gia về dân cư sẽ không được thay đổi hoặc cập nhật mới mà chỉ có giá trị lưu trữ;

+ Xác định nguồn lực xây dựng và vận hành Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư phục vụ giải quyết thủ tục hành chính, bao gồm:

Dự toán kinh phí xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia; hạng mục đầu tư; phân kỳ đầu tư từng năm; nguồn kinh phí bảo đảm.

Nguồn nhân lực để thực hiện xác lập, cập nhật các thông tin trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, trong đó tập trung chuẩn hóa đội ngũ Hộ tịch viên và Công an các cấp để bảo đảm nguồn lực để vận hành Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, bảo đảm tính chính xác và kịp thời của các thông tin về công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Nhiệm vụ của các Bộ, ngành liên quan trong việc triển khai thực hiện biện pháp bảo đảm cho việc xây dựng và vận hành Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Cơ quan thực hiện: Bộ Công an chủ trì, phối hp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Tư pháp và các Bộ, ngành có liên quan.

Sản phẩm: Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Dự án khả thi Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Thời gian thực hiện:

+ Thời gian trình Thủ tướng phê duyệt Dự án khả thi Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư: Tháng 7 năm 2013.

+ Thời gian thực hiện các thủ tục theo quy định pháp luật để xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư được tiến hành từ tháng 01 năm 2014 đến tháng 12 năm 2014.

Download file tài liệu để xem thêm chi tiết

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Quyết định 896/QĐ-TTg Đề án tổng thể đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân và các cơ sở dữ liệu liên quan đến quản lý dân cư giai đoạn 2013 – 2020 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *