Bạn đang xem bài viết ✅ Quyết định 80/QĐ-BYT Về việc phê duyệt kế hoạch phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm năm 2013 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Quyết định 80/QĐ-BYT của Bộ Y tế ngày 10 tháng 01 năm 2013 về việc phê duyệt kế hoạch phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm năm 2013.

BỘ Y TẾ

——-
Số: 80/QĐ-BYT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

—————————

Hà Nội, ngày 10 tháng 01 năm 2013

QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH TRUYỀN NHIỄM NĂM 2013

———-
BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ

Căn cứ Nghị định số 63/2012/NĐ-CP của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Y tế dự phòng – Bộ Y tế,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt kế hoạch phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm năm 2013 với những nội dung chính như sau:

1. Cơ quan quản lý, phối hợp:

a) Cơ quan quản lý: Cục Y tế dự phòng.

b) Cơ quan phối hợp: Các Vụ/Cục/Trung tâm thuộc Bộ Y tế, các Sở Y tế, Trung tâm Y tế dự phòng 63 tỉnh/thành phố.

2. Mục tiêu, chỉ tiêu:

Mục tiêu chung: Giảm tỷ lệ mắc và tử vong do các bệnh truyền nhiễm, khống chế kịp thời dịch bệnh, không để dịch bệnh lớn xảy ra, góp phần phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ sức khỏe nhân dân.

Mục tiêu cụ thể, chỉ tiêu:

a) Phát hiện sớm và xử lý kịp thời, giảm số mắc và tử vong một số bệnh truyền nhiễm, cụ thể:

– Bệnh sốt xuất huyết: Giảm tỷ lệ mắc dưới 100/100.000 dân, khống chế tỷ lệ tử vong/mắc dưới 0,09%, khống chế không để xảy ra dịch lớn.

– Bệnh tay chân miệng: Giảm tỷ lệ mắc dưới 140/100.000 dân, giảm tỷ lệ tử vong dưới 0,11/100.000 dân, khống chế không để xảy ra dịch lớn.

– Bệnh sốt rét: Giảm tỷ lệ mắc dưới 0,4/1.000 dân vùng sốt rét lưu hành, giảm tỷ lệ tử vong dưới 0,02/100.000 dân, không để dịch bệnh lớn xảy ra.

– Bệnh dại: Khống chế dưới 80 trường hợp tử vong do dại trong năm.

b) Tăng cường năng lực hệ thống giám sát thường xuyên, giám sát trọng điểm, cụ thể:

– Tiếp tục triển khai, mở rộng giám sát trọng điểm bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng, tả, cúm, dịch hạch.

– Duy trì thường xuyên hoạt động kiểm dịch y tế biên giới không để dịch bệnh nguy hiểm xâm nhập vào nước ta.

– Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong giám sát bệnh truyền nhiễm.

– Ban hành các hướng dẫn giám sát, phòng chống bệnh dại, ricketsia, liên cầu lợn ở người, hanta vi rút, viêm gan vi rút, viêm não Nhật Bản.

– Sửa đổi, bổ sung Thông tư 48/2010/TT-BYT ngày 31/12/2010 của Bộ Y tế hướng dẫn thông tin, báo cáo bệnh truyền nhiễm.

c) Tăng cường năng lực các phòng xét nghiệm: Tập trung đầu tư cho các phòng xét nghiệm Trung tâm Y tế dự phòng tuyến tỉnh và huyện.

3. Các giải pháp thực hiện

a) Tổ chức, chỉ đạo

a1) Tại trung ương:

– Thành lập Ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống bệnh truyền nhiễm: tăng cường phối hợp liên ngành, huy động nguồn lực cho công tác phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm.

– Duy trì hoạt động của Hội đồng chuyên môn kỹ thuật giám sát và phòng chống các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm và mới nổi.

– Xây dựng tiêu chí phân vùng nguy cơ dịch và hướng dẫn triển khai đánh giá mức độ sẵn sàng ứng phó với dịch bệnh ở từng địa phương.

– Tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế ban hành các văn bản chỉ đạo kịp thời phòng, chống bệnh dịch nguy hiểm, có nguy cơ bùng phát trên diện rộng.

– Lập kế hoạch kiểm tra, giám sát công tác phòng, chống dịch tại các tuyến.

a2) Tại địa phương:

– Duy trì hoạt động của Ban chỉ đạo phòng, chống bệnh truyền nhiễm, Ban chăm sóc sức khỏe nhân dân các cấp.

– Tăng cường vai trò của các cấp chính quyền trong công tác phòng chống dịch bệnh: Đưa chỉ tiêu phòng chống bệnh truyền nhiễm vào chỉ tiêu phát triển kinh tế, xã hội; lập kế hoạch và phê duyệt kinh phí phòng chống dịch; thực hiện đầy đủ chế độ chính sách cho cán bộ tham gia phòng, chống dịch bệnh.

– Tổ chức triển khai đánh giá phân vùng nguy cơ dịch bệnh.

– Lập kế hoạch kiểm tra, giám sát, đôn đốc công tác phòng, chống dịch tại các tuyến.

b) Xây dựng kế hoạch, đầu tư tài chính

– Trình Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành liên quan tăng cường đầu tư cho công tác phòng chống, dịch bệnh truyền nhiễm.

– Sở Y tế các tỉnh, thành phố căn cứ kế hoạch tổng thể phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm 2013, xây dựng kế hoạch phòng chống dịch bệnh của địa phương, trình Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố phê duyệt, đảm bảo đầu tư cho công tác phòng chống bệnh truyền nhiễm.

c) Giải pháp chuyên môn, kỹ thuật

c1) Giải pháp giảm mắc

– Tăng cường công tác nhận định, dự báo ổ dịch: Xây dựng tiêu chí và tổ chức đánh giá vùng nguy cơ; thống kê, xử lý số liệu và nhận định kịp thời; mở rộng và củng cố hệ thống giám sát trọng điểm một số bệnh truyền nhiễm như tay chân miệng, tả, sốt xuất huyết, cúm, dịch hạch; tăng cường năng lực xét nghiệm.

– Duy trì và phát huy vai trò của hệ thống giám sát thường xuyên, ứng dụng công nghệ thông tin trong giám sát bệnh truyền nhiễm.

– Xây dựng đề án, từng bước phối hợp với hệ điều trị để tiến tới giám sát bệnh truyền nhiễm thông qua giám sát ca bệnh tại hệ thống khám, chữa bệnh.

– Phát huy tối đa biện pháp phòng bệnh chủ động bằng vắc xin thông qua chương trình tiêm chủng mở rộng. Xã hội hóa công tác phòng chống dịch bệnh, khuyến khích người dân chủ động sử dụng vắc xin phòng bệnh.

– Tăng cường công tác truyền thông: Truyền thông nguy cơ đến đối tượng đích; tổ chức chiến dịch truyền thông kết hợp với các biện pháp cụ thể phòng, chống dịch bệnh (vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, vệ sinh ăn uống…).

– Tăng cường các hoạt động kiểm dịch y tế biên giới, phát hiện sớm và ngăn chặn dịch bệnh xâm nhập vào Việt Nam.

– Tổ chức xử lý sớm, triệt để các ổ dịch, không để bùng phát dịch lớn.

– Củng cố năng lực của các đơn vị đáp ứng chống dịch, sẵn sàng vật tư, hóa chất, kinh phí, con người trong trường hợp bùng phát dịch bệnh.

c2) Giải pháp giảm tử vong

– Tập trung hạn chế số mắc, đặc biệt hạn chế số mắc do những tác nhân có độc lực cao, hay gây biến chứng và tử vong.

– Tăng cường công tác phát hiện sớm, tuyên truyền để bệnh nhân đến cơ sở y tế kịp thời.

– Củng cố năng lực của các đơn vị điều trị, sẵn sàng vật tư, thuốc, kinh phí, con người trong trường hợp bùng phát dịch. Tập trung đầu tư cho 5 đơn vị huấn luyện điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương, Bệnh viện Nhi trung ương, Bệnh viện Nhi đồng 1, Bệnh viện Nhi đồng 2 và Bệnh viện Nhiệt đới TP. Hồ Chí Minh.

d) Đầu tư nguồn nhân lực

– Bổ sung nhân lực cho đơn vị y tế dự phòng các tuyến.

– Tăng cường năng lực cho cán bộ y tế dự phòng bằng đào tạo, đào tạo lại, tập huấn.

– Kiện toàn hệ thống đào tạo tuyến tỉnh trong lĩnh vực y tế dự phòng nhằm phát huy và tận dụng các nguồn lực.

e) Hợp tác quốc tế

– Thực hiện Điều lệ y tế quốc tế (IHR) và chiến lượng phòng chống bệnh truyền nhiễm mới nổi khu vực châu Á – Thái Bình Dương (APSED).

– Tăng cường hợp tác với các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ để huy động hỗ trợ về kỹ thuật, kinh phí cho các hoạt động phòng, chống dịch bệnh.

g) Nghiên cứu khoa học

Các viện thuộc hệ y tế dự phòng vệ sinh dịch tễ/Pasteur, sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng, vệ sinh – Y tế công cộng triển khai các đề tài nghiên cứu khoa học để đề xuất giải pháp phòng chống dịch bệnh hiệu quả.

4. Tổ chức thực hiện:

a) Tuyến trung ương

a1) Cục Y tế dự phòng

– Tham mưu cho Bộ trưởng Bộ Y tế trong việc chỉ đạo công tác phòng chống dịch bệnh trên phạm vi toàn quốc.

– Chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra các địa phương, đơn vị thuộc hệ y tế dự phòng triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh.

– Chỉ đạo giám sát phát hiện sớm sự lưu hành của vi rút gây bệnh, các yếu tố nguy cơ.

– Phối hợp với các Bộ/Ngành triển khai kế hoạch liên ngành trong phòng, chống dịch bệnh.

a2) Cục Quản lý khám chữa bệnh

– Tham mưu cho Bộ trưởng Bộ Y tế trong việc chỉ đạo, điều hành công tác điều trị dịch bệnh truyền nhiễm.

– Chỉ đạo, đôn đốc tất cả cơ sở khám chữa bệnh trong hệ thống điều trị từ Trung ương đến địa phương trong công tác điều trị phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm; chuẩn bị đầy đủ thuốc, trang thiết bị hồi sức cấp cứu và các phương tiện cần thiết để sẵn sàng tiếp nhận, cấp cứu và điều trị bệnh nhân, tăng cường công tác kiểm tra giám sát công tác kiểm soát nhiễm khuẩn, lây truyền chéo trong bệnh viện và thường trực chống dịch bệnh.

– Chỉ đạo công tác tập huấn cho cán bộ trong hệ điều trị, kiểm tra công tác điều trị dịch bệnh trong phạm vi cả nước. Tổng kết, rút kinh nghiệm các trường hợp tử vong.

a3) Vụ Kế hoạch – Tài chính

Chủ động tham mưu cho lãnh đạo bộ về tạo nguồn, sử dụng các nguồn lực từ ngân sách Nhà nước, các tổ chức trong và ngoài nước cho công tác phòng chống dịch bệnh.

a4) Vụ Truyền thông và Thi đua khen thưởng

– Tổ chức chỉ đạo, điều phối các hoạt động truyền thông về phòng, chống dịch bệnh.

– Xây dựng kế hoạch tổng thể trong truyền thông phòng chống dịch bệnh.

– Giám sát hỗ trợ các địa phương thực hiện truyền thông đến đúng đối tượng đích, đúng các thông điệp truyền thông theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

a5) Cục An toàn thực phẩm

– Chỉ đạo hướng dẫn các đơn vị, địa phương tăng cường các biện pháp đảm bảo an toàn thực phẩm cho cộng đồng.

– Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra về an toàn thực phẩm.

– Chỉ đạo hướng dẫn các địa phương tăng cường công tác giám sát nguy cơ ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm.

– Chỉ đạo hướng dẫn các địa phương điều tra, xử lý, khắc phục hậu quả các vụ ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm ở địa phương.

a6) Cục Quản lý môi trường y tế

– Tiếp tục đẩy mạnh phong trào vệ sinh yêu nước, góp phần vào công tác phòng, chống dịch bệnh.

– Chỉ đạo, triển khai thực hiện tốt chiến dịch vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân phòng chống dịch bệnh, chú trọng công tác vệ sinh môi trường sau lũ lụt.

– Chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị thực hiện giám sát chất lượng nước dùng cho ăn uống, sinh hoạt và các công trình vệ sinh tại hộ gia đình, nơi công cộng.

a7) Các Viện:

Vệ sinh dịch tễ/Pasteur, sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng chỉ đạo, hỗ trợ các Trung tâm Y tế dự phòng thuộc khu vực được phân công phụ trách trong việc triển khai các hoạt động phòng, chống dịch bệnh.

– Thành lập các đoàn công tác trực tiếp hỗ trợ, giám sát các địa phương có trường hợp tử vong, số mắc cao, kéo dài.

– Duy trì hệ thống giám sát trọng điểm một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm: Bệnh tay chân miệng, bệnh tả, cúm, sốt xuất huyết, sốt rét, dịch hạch.

– Tổ chức tập huấn chuyên môn kỹ thuật giám sát, phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm.

– Dự trữ hóa chất khử khuẩn, thiết bị, vật tư chuyên dụng, triển khai các hoạt động phòng, chống dịch bệnh, sẵn sàng hỗ trợ địa phương khi có dịch bệnh.

– Tăng cường công tác xét nghiệm tìm chủng vi rút gây bệnh.

– Nghiên cứu khoa học về dịch tễ học, vi sinh vật học, miễn dịch học và các yếu tố liên quan của các bệnh dịch.

Download file tài liệu để xem thêm chi tiết

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Quyết định 80/QĐ-BYT Về việc phê duyệt kế hoạch phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm năm 2013 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

Tham khảo thêm:   Đáp án cuộc thi tìm hiểu về truyền thống ngành dệt may Việt Nam Bài dự thi tìm hiểu truyền thống ngành dệt may Việt Nam

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *