Bạn đang xem bài viết ✅ Quyết định 792/QĐ-LĐTBXH Triển khai Nghị quyết phát triển Chính phủ điện tử ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Ngày 07/6/2019, Bộ LĐTB&XH ban hành Quyết định 792/QĐ-LĐTBXH phê duyệt Kế hoạch triển khai Nghị quyết 17/NQ-CP về nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019-2020, định hướng đến 2025.

Theo đó, trong giai đoạn 2019 – 2020, Bộ LĐTB&XH đặt ra một số mục tiêu sau đây:

  • 100% hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính được thực hiện thông qua Hệ thống thông tin một cửa của Bộ.
  • Rút ngắn từ 30% – 50% thời gian họp, giảm tối đa việc sử dụng tài liệu giấy thông qua Hệ thống thông tin phục vụ họp vầ xử lý công việc, văn phòng điện tử.
  • Tối thiểu 30% báo cáo định kỳ (không bao gồm nội dung mật) được gửi, nhận thông qua Hệ thống thông tin báo cáo quốc gia.
  • 80% hồ sơ công việc tại Bộ được xử lý trên môi trường mạng (không bao gồm hồ sơ xử lý công việc có nội dung mật).

BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: 792/QĐ-LĐTBXH

Hà Nội, ngày 07 tháng 06 năm 2019

QUYẾT ĐỊNH 792/QĐ-LĐTBXH

PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI NGHỊ QUYẾT SỐ 17/NQ-CP NGÀY 07/3/2019 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ MỘT SỐ NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP TRỌNG TÂM PHÁT TRIỂN CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ GIAI ĐOẠN 2019 – 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN 2025

BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

Căn cứ Nghị định số 14/2017/NĐ-CP ngày 17/02/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;

Căn cứ Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 07/3/2019 của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019 – 2020, định hướng đến 2025;

Xét đề nghị của Chánh Văn phòng Bộ và Giám đốc Trung tâm Thông tin,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 07/3/2019 của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019 – 2020, định hướng đến 2025 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.

Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch – Tài chính, Giám đốc Trung tâm Thông tin, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Nơi nhận:
– Như Điều 3;

– Các đ/c Thứ trưởng;
– Các đơn vị thuộc Bộ;
– Văn phòng Chính phủ;
– Cổng Thông tin điện tử Chính phủ;
– Cục KSTTHC – VPCP;
– Lưu: VT, TTTT.

BỘ TRƯỞNG




Đào Ngọc Dung

KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG

THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 17/NQ-CP NGÀY 07/3/2019 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ MỘT SỐ NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP TRỌNG TÂM PHÁT TRIỂN CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ GIAI ĐOẠN 2019-2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN 2025
(Ban hành kèm theo Quyết định số 792/QĐ-BLĐTBXH ngày 07 tháng 6 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội)

Tham khảo thêm:   Lịch sử 9 Bài 14: Xây dựng và bảo vệ chính quyền nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (từ tháng 9 - 1945 đến tháng 12 - 1946) Soạn Sử 9 sách Chân trời sáng tạo trang 70, 71, 72, 73, 74

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Bảo đảm triển khai kịp thời, thống nhất và hiệu quả các nhiệm vụ của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội được phân công tại Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 07/3/2019 của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019-2020, định hướng đến 2025 (sau đây gọi tắt là Nghị quyết số 17/NQ-CP).

2. Xác định cụ thể các nhiệm vụ, chỉ tiêu cần triển khai thực hiện trong giai đoạn 2019-2020 và giai đoạn 2021-2025 tại Nghị quyết số 17/NQ-CP để phân công trách nhiệm cho các đơn vị thuộc Bộ tổ chức thực hiện.

3. Đổi mới phương thức phục vụ, lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm, lấy sự hài lòng của cá nhân, tổ chức là thước đo quan trọng trong phát triển Chính phủ điện tử tại Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội; bảo đảm gắn kết chặt chẽ, đồng bộ ứng dụng công nghệ thông tin với cải cách hành chính, đổi mới lề lối, phương thức làm việc, xác định ứng dụng công nghệ thông tin là công cụ hữu hiệu hỗ trợ, thúc đẩy cải cách hành chính.

4. Huy động, sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực và chú trọng công tác truyền thông, nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử; bảo đảm nguồn ngân sách nhà nước chi cho ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng Chính phủ điện tử hàng năm.

II. CÁC MỤC TIÊU CHỦ YẾU

1. Giai đoạn 2019-2020

– Xây dựng nền tảng tích hợp, chia sẻ cấp bộ (LGSP) đảm bảo tích hợp, chia sẻ dữ liệu giữa các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu (CSDL) của Bộ và sẵn sàng kết nối với Hệ thống kết nối, liên thông các hệ thống thông tin ở Trung ương và địa phương (NGSP).

– Tham gia vào Trục liên thông văn bản quốc gia để tích hợp, chia sẻ dữ liệu giữa các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu… theo yêu cầu chung của Chính phủ, trước hết thực hiện gửi, nhận văn bản điện tử theo lộ trình quy định tại Quyết định số 28/2018/QĐ-TTg ngày 12 tháng 7 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc gửi, nhận văn bản điện tử giữa các cơ quan trong hệ thống hành chính nhà nước và các Cơ sở dữ liệu quốc gia về Dân cư, Bảo hiểm.

– Tối thiểu 20% số lượng người dân, doanh nghiệp khi tham gia Hệ thống thông tin của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội được xác thực định danh điện tử thông suốt.

– Tỷ lệ hồ sơ giải quyết trực tuyến trên tổng số hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính đạt tối thiểu 20%.

– 100% hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính được thực hiện thông qua Hệ thống thông tin một cửa điện tử của Bộ.

– Tối thiểu 30% dịch vụ công trực tuyến được thực hiện ở mức độ 4; 30% dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 của Bộ được tích hợp với Cổng Dịch vụ công quốc gia.

Tham khảo thêm:   Hiện tượng được nêu trong văn bản liên quan gì đến Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung? Soạn bài Nước biển dâng: bài toán khó cần giải trong thế kỉ XXI CD

– 100% dịch vụ công được hỗ trợ giải đáp thắc mắc cho người dân, doanh nghiệp; 50% dịch vụ công trực tuyến xử lý bằng hồ sơ điện tử.

– 50% cơ quan thực hiện thủ tục hành chính thuộc Bộ công khai mức độ hài lòng của người dân, doanh nghiệp khi sử dụng dịch vụ công trực tuyến.

– Cổng Thông tin điện tử của Bộ công khai thông tin đầy đủ theo quy định tại Nghị định số 43/2011/NĐ-CP ngày 13 tháng 6 năm 2011 của Chính phủ.

– Hệ điều hành tác nghiệp nội bộ eMolisa của Bộ được kết nối, liên thông qua Trục liên thông văn bản quốc gia phục vụ gửi, nhận văn bản điện tử.

– 100% văn bản trao đổi giữa các cơ quan nhà nước (trừ văn bản mật theo quy định của pháp luật) dưới dạng điện tử.

– 80% hồ sơ công việc tại Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội được xử lý trên môi trường mạng (không bao gồm hồ sơ xử lý công việc có nội dung mật).

– Rút ngắn từ 30% – 50% thời gian họp, giảm tối đa việc sử dụng tài liệu giấy thông qua Hệ thống thông tin phục vụ họp và xử lý công việc, văn phòng điện tử.

– Tối thiểu 30% báo cáo định kỳ (không bao gồm nội dung mật) được gửi, nhận qua Hệ thống thông tin báo cáo quốc gia.

2. Giai đoạn 2021-2025

– 100% giao dịch trên Cổng Dịch vụ công và Hệ thống thông tin một cửa điện tử của Bộ được xác thực điện tử.

– Tối thiểu 40% số lượng người dân, doanh nghiệp khi tham gia Hệ thống thông tin của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội được xác thực định danh điện tử thông suốt và hợp nhất trên tất cả các hệ thống thông tin của các cấp chính quyền từ Trung ương đến địa phương.

– Cổng Dịch vụ công, Hệ thống thông tin một cửa điện tử của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội được kết nối, chia sẻ dữ liệu với Cổng Dịch vụ công quốc gia.

– 80% TTHC đáp ứng yêu cầu triển khai dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 của Bộ; 50% dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 được tích hợp với Cổng Dịch vụ công quốc gia; 100% dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 phổ biến, liên quan nhiều đến người dân, doanh nghiệp được tích hợp lên Cổng Dịch vụ công quốc gia; tỷ lệ hồ sơ giải quyết theo dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 trên tổng số hồ sơ giải quyết là 50%.

– 90% người dân và doanh nghiệp hài lòng về giải quyết thủ tục hành chính.

– 100% hồ sơ công việc tại Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội được xử lý trên môi trường mạng (không bao gồm hồ sơ xử lý công việc có nội dung mật).

– 80% báo cáo định kỳ (không bao gồm nội dung mật) được gửi, nhận qua Hệ thống thông tin báo cáo quốc gia.

– 60% hệ thống thông tin của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội có liên quan đến người dân, doanh nghiệp được đưa vào vận hành, khai thác được kết nối, liên thông qua nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu; thông tin của người dân, doanh nghiệp đã được số hóa và lưu trữ tại các cơ sở dữ liệu quốc gia không phải cung cấp lại.

Tham khảo thêm:   Lời bài hát Thói quen

III. NHIỆM VỤ CHỦ YẾU

1. Xây dựng, ban hành các văn bản để tạo cơ sở pháp lý đầy đủ cho việc triển khai xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử tại Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

2. Xây dựng nền tảng công nghệ triển khai Chính phủ điện tử của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội:

a) Xây dựng, cập nhật, triển khai Kiến trúc Chính phủ của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội phù hợp với Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam.

b) Xây dựng hệ thống kết nối, liên thông các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội với nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia; hoàn thiện cơ sở dữ liệu chuyên ngành Lao động – Thương binh và Xã hội, kết nối liên thông, chia sẻ với Hệ thống thông tin một cửa điện tử, Cổng dịch vụ công của Bộ và Cổng dịch vụ công quốc gia phục vụ người dân, doanh nghiệp.

c) Thực hiện tái cấu trúc hạ tầng công nghệ thông tin của Bộ theo hướng kết hợp giữa mô hình tập trung và mô hình phân tán.

3. Xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử bảo đảm gắn kết chặt chẽ giữa ứng dụng công nghệ thông tin với cải cách hành chính, đổi mới lề lối, phương thức làm việc phục vụ người dân và doanh nghiệp:

a) Nâng cấp, hoàn thiện Cổng dịch vụ công của Bộ đảm bảo sẵn sàng kết nối với Cổng dịch vụ công quốc gia.

b) Xây dựng Hệ thống thông tin một cửa điện tử tập trung của Bộ; Hệ thống thông tin báo cáo của Bộ kết nối với Hệ thống thông tin báo cáo Chính phủ.

c) Tổ chức chuẩn hóa cấu trúc, hệ thống hóa mã định danh, thực hiện số hóa dữ liệu và cung cấp danh mục dữ liệu đã được số hóa theo quy định để tổ chức tích hợp, chia sẻ giữa các hệ thống thông tin của các cơ quan nhà nước bảo đảm dữ liệu được thu thập một lần.

d) Triển khai các giải pháp đảm bảo an toàn thông tin theo quy định tại Nghị định số 85/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ.

4. Bảo đảm các nguồn lực triển khai xây dựng Chính phủ điện tử:

a) Huy động các nguồn lực ưu tiên xây dựng Chính phủ điện tử.

b) Tổ chức đào tạo, tập huấn cho các cán bộ, công chức, viên chức về Chính phủ điện tử, khai thác sử dụng các hệ thống thông tin, dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 và làm việc trên môi trường mạng.

(Các nhiệm vụ cụ thể tại Phụ lục kèm theo Kế hoạch này).

……

Mời các bạn tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Quyết định 792/QĐ-LĐTBXH Triển khai Nghị quyết phát triển Chính phủ điện tử của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *