Bạn đang xem bài viết ✅ Quyết định 76/QĐ-TCHQ Về việc phân công nhiệm vụ, quản lý tổ chức đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức trong ngành Hải quan ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Quyết định 76/QĐ-TCHQ của Tổng cục Hải quan ngày 15 tháng 01 năm 2013 về việc phân công nhiệm vụ, quản lý tổ chức đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức trong ngành Hải quan.

TỔNG CỤC HẢI QUAN
—————
Số: 76/QĐ-TCHQ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

—————————

Hà Nội, ngày 15 tháng 01 năm 2013

QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ, QUẢN LÝ TỔ CHỨC
ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC TRONG NGÀNH HẢI QUAN

————————-
TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC HẢI QUAN

Căn cứ Luật Hải quan ngày 29/06/2001 và Luật Sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Hải quan ngày 14/06/2005;

Căn cứ Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày 05/03/2010 của Chính phủ ban hành quy định về công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức;

Căn cứ Quyết định số 02/2010/QĐ-TTg ngày 15/01/2010 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Hải quan trực thuộc Bộ Tài chính;

Căn cứ Quyết định 2981/QĐ-BTC ngày 15/09/2004 của Bộ Tài chính về việc phân cấp quản lý cán bộ, công chức, viên chức hành chính sự nghiệp Bộ Tài chính;

Căn cứ Quyết định số 1648/QĐ-BTC ngày 02/07/2012 của Bộ Tài chính về quy chế đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức ngành Tài chính;

Căn cứ Quyết định số 2123/QĐ-BTC về quy hoạch phát triển nhân lực ngành Tài chính giai đoạn 2011 – 2020;

Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “quy định về phân công nhiệm vụ quản lý và tổ chức đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức Hải quan“.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký và thay thế Công văn số 4933/TCHQ-TCCB ngày 01/10/2008 của Tổng cục Hải quan.

Điều 3. Chánh Văn phòng Tổng cục, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Hiệu trưởng Trường Hải quan Việt Nam, Thủ trưởng các đơn vị thuộc và trực thuộc Tổng cục Hải quan, Cục trưởng cục Hải quan tỉnh, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Tham khảo thêm:   Đề thi tuyển sinh lớp 10 tỉnh Long An năm học 2011 - 2012 môn Hóa (Hệ chuyên) Sở GD&ĐT Long An
Nơi nhận:
– Như điều 3;
– Bộ Tài chính (để báo cáo);
– Lưu: VT, TCCB (10b).

CỤC TRƯỞNG

(đã ký)

Nguyễn Ngọc Túc

QUY ĐỊNH
VỀ PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ, QUẢN LÝ VÀ TỔ CHỨC
ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC THUỘC TỔNG CỤC HẢI QUAN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 76/QĐ-TCHQ ngày 15 tháng 01 năm 2013 của Tổng cục Hải quan)

I. QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng đào tạo, bồi dưỡng

1. Phạm vi điều chỉnh

Quy định này quy định về nội dung, chương trình, chế độ, trách nhiệm quản lý và tổ chức công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức thuộc Tổng cục Hải quan.

2. Đối tượng đào tạo, bồi dưỡng

2.1. Công chức, viên chức làm việc tại các Vụ, Cục, đơn vị thuộc Cơ quan Tổng cục Hải quan và Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố (sau đây gọi tắt là các đơn vị thuộc Tổng cục Hải quan).

2.2. Các cá nhân, đơn vị và tổ chức ngoài Tổng cục Hải quan có nhu cầu tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng do Tổng cục Hải quan hoặc các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng của Tổng cục Hải quan tổ chức.

Điều 2. Mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng

1. Đào tạo, bồi dưỡng nhằm trang bị cho đội ngũ cán bộ, công chức Hải quan nắm vững đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, kiến thức, kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ chuyên nghiệp, chuyên sâu từng bước đáp ứng yêu cầu quản lý hải quan hiện đại. Chú trọng đào tạo đội ngũ cán hộ chiến lược, cán bộ chuyên gia trong các lĩnh vực nghiệp vụ hải quan.

Điều 3. Nguyên tắc đào tạo, bồi dưỡng

1. Đào tạo, bồi dưỡng phải căn cứ vào yêu cầu vị trí việc làm; tiêu chuẩn ngạch công chức, viên chức; tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo và mục tiêu, yêu cầu phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của Ngành, của đơn vị theo từng giai đoạn.

2. Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức trong ngành Hải quan được thực hiện tập trung, thống nhất, phân công cụ thể, rõ trách nhiệm từng đơn vị và cá nhân, nhằm phát huy tính chủ động của các đơn vị trong Ngành.

3. Tổ chức triển khai đào tạo phải trên cơ sở kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng công chức hàng năm đã được lãnh đạo Tổng cục phổ duyệt.

4. Chương trình nội dung đào tạo phải căn cứ vào nhu cầu đào tạo, kết hợp với nhiệm vụ của công chức, của đơn vị, phù hợp với tiêu chuẩn nghiệp vụ của từng ngạch, chức danh tiêu chuẩn, theo quy định Nhà nước ban hành, góp phần xây dựng đội ngũ công chức hải quan chuyên nghiệp tạo điều kiện phát triển nguồn nhân lực và hiện đại hóa ngành Hải quan.

Tham khảo thêm:   Kinh tế 10 Bài 2: Các chủ thể của nền kinh tế Giải Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 sách Cánh diều trang 12

5. Trường Hải quan Việt Nam là trung tâm đào tạo bồi dưỡng đội ngũ công chức viên chức của Ngành đảm nhận những nội dung kiến thức cơ bản trọng tâm cho công chức, viên chức về nghiệp vụ Hải quan, phục vụ cho công tác nâng cao năng lực, chuẩn hóa đội ngũ, góp phần hiện đại hóa hải quan.

6. Công chức, viên chức phải tham gia vào các chương trình đào tạo của Ngành nhằm nâng cao trình độ, chuẩn hóa tiêu chuẩn chức danh, ngạch, phù hợp với vị trí việc làm, phục vụ cho việc luân chuyển, điều động, bổ nhiệm, sử dụng đội ngũ công chức, viên chức đáp ứng với yêu cầu sử dụng nguồn nhân lực của Ngành.

Điều 4. Chế độ đào tạo, bồi dưỡng bắt buộc tối thiểu hàng năm

Thực hiện theo quy định của Chính phủ và Bộ Tài chính.

II. NỘI DUNG, CHƯƠNG TRÌNH, TÀI LIỆU ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG

Điều 5. Nội dung đào tạo, bồi dưỡng

– Lý luận chính trị;

– Quản lý hành chính Nhà nước;

– Chương trình nghiệp vụ ngạch công chức chuyên ngành Hải quan;

– Đào tạo nghiệp vụ cho đối tượng tuyển mới;

– Đào tạo theo tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo;

– Bồi dưỡng kỹ năng cho cán bộ lãnh đạo các cấp;

– Bồi dưỡng cán bộ trong quy hoạch;

– Bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ Hải quan theo vị trí việc làm;

– Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ Hải quan chuyên sâu;

– Đào tạo chuyên gia;

– Tin học;

– Ngoại ngữ;

– Chương trình đào tạo chuyển đổi, nâng cao kỹ năng nghiệp vụ hải quan;

– Các kiến thức bổ trợ khác.

Điều 6. Chương trình đào tạo, bồi dưỡng

1. Đào tạo, bồi dưỡng đáp ứng tiêu chuẩn ngạch công chức, tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo, bao gồm:

– Chương trình đào tạo lý luận chính trị cao cấp, trung cấp;

– Chương trình quản lý Nhà nước ngạch chuyên viên, chuyên viên chính, chuyên viên cao cấp;

– Chương trình ngạch nhân viên Hải quan;

– Chương trình ngạch Kiểm tra viên trung cấp Hải quan;

– Chương trình ngạch Kiểm tra viên Cao đẳng Hải quan;

– Chương trình ngạch Kiểm tra viên Hải quan;

– Chương trình ngạch Kiểm tra viên chính Hải quan;

– Chương trình bồi dưỡng ngạch công chức, viên chức tập sự;

– Chương trình bồi dưỡng kiến thức an ninh quốc phòng dành cho các đối tượng;

– Bồi dưỡng cán bộ trong quy hoạch lãnh đạo cấp Vụ, Cục và tương đương; cấp Phòng và tương đương;

Tham khảo thêm:   Văn mẫu lớp 11: Tóm tắt Trí thông minh nhân tạo Trí thông minh nhân tạo của Richard Watson

– Chương trình bồi dưỡng kiến thức hội nhập;

– Chương trình đào tạo Tin học: gồm tin học cơ bản, tin học trong công tác quản lý hải quan;

– Chương trình đào tạo Ngoại ngữ (chủ yếu tiếng Anh): Các chương trình ngoại ngữ Anh văn trình độ B trở lên, tiếng Anh chuyên ngành Hải quan; tiếng nước láng giềng đối với những đơn vị có chung đường biên giới với nước bạn.

– Chương trình đào tạo chuyển đổi đáp ứng với yêu cầu hiện đại hóa.

2. Bồi dưỡng kỹ năng cho cán bộ lãnh đạo các cấp, bao gồm:

2.1. Chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo cấp Vụ, Cục và tương đương (dưới đây gọi tắt là Lãnh đạo cấp Cục):

– Một số kỹ năng lãnh đạo: tâm lý văn hóa lãnh đạo, xây dựng chiến lược phát triển đơn vị, thanh tra, kiểm tra, giám sát trong hoạt động hành chính, quản lý sự thay đổi, quản lý và phát triển nguồn nhân lực,…

– Nội dung cơ bản trong công tác quản lý điều hành của lãnh đạo cấp Cục trong ngành Hải quan: Chức trách, nhiệm vụ, vai trò của Lãnh đạo cấp Cục, đặc điểm tình hình và cách thức quản lý về lĩnh vực nghiệp vụ hải quan.

2.2. Chương trình bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo cấp Chi cục và tương đương (sau đây gọi tắt là Lãnh đạo cấp Chi cục), cán bộ lãnh đạo cấp Đội và tương đương thuộc Chi cục (sau đây gọi tắt là lãnh đạo cấp Đội):

– Một số kỹ năng lãnh đạo: tâm lý văn hóa lãnh đạo, kỹ năng lập kế hoạch, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng ra quyết định tổ chức công việc, kỹ năng kiểm tra, giám sát trong hoạt động hành chính, kỹ năng quản lý và đào tạo nguồn nhân lực,…

– Nội dung cơ bản trong công tác quản lý điều hành của lãnh đạo cấp Chi cục trong ngành Hải quan: Chức trách, nhiệm vụ, vai trò của Lãnh đạo cấp Chi cục, đặc điểm tình hình và cách thức quản lý về lĩnh vực nghiệp vụ hải quan, điều tra đấu tranh chống buôn lậu, kiểm tra sau thông quan, hải quan điện tử…

3. Chương trình bồi dưỡng quy hoạch tạo nguồn lãnh đạo, bao gồm:

– Quản lý nghiệp vụ hải quan hiện đại;

– Đào tạo chuyên sâu theo lĩnh vực quy hoạch tạo nguồn;

– Đào tạo ngoại ngữ sau Đại học về nghiệp vụ phù hợp với lĩnh vực nghiệp vụ hải quan tại nước ngoài.

Download file tài liệu để xem thêm chi tiết

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Quyết định 76/QĐ-TCHQ Về việc phân công nhiệm vụ, quản lý tổ chức đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức trong ngành Hải quan của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *