Bạn đang xem bài viết ✅ Quyết định 699/2013/QĐ-BCT Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Kỹ thuật an toàn và môi trường công nghiệp ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Quyết định 699/2013/QĐ-BCT quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Kỹ thuật an toàn và môi trường công nghiệp do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành.

BỘ CÔNG THƯƠNG
—————
Số: 699/QĐ-BCT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độ lập – Tự do – Hạnh phúc
————————-

Hà Nội, ngày 31 tháng 01 năm 2013

QUYẾT ĐỊNH
QUY ĐỊNH CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC KỸ THUẬT AN TOÀN VÀ MÔI TRƯỜNG CÔNG NGHIỆP

BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG THƯƠNG

Căn cứ Nghị định số 36/2012/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ;

Căn cứ Nghị định số 95/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp và Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Vị trí và chức năng

Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp là tổ chức trực thuộc Bộ Công Thương, thực hiện chức năng quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật về kỹ thuật an toàn, bảo vệ môi trườngtrong ngành công nghiệp và thương mại; bao gồm các ngành và lĩnh vực: Cơ khí, luyện kim, điện, năng lượng mới, năng lượng tái tạo, dầu khí, hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp, công nghiệp khai thác mỏ và chế biến khoáng sản, công nghiệp tiêu dùng, công nghiệp thực phẩm và công nghiệp chế biến khác; tổ chức, quản lý hoạt động sự nghiệp dịch vụ công các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Cục theo quy định của pháp luật.

Cục Kthuật an toàn và Môi trường công nghiệp có tư cách pháp nhân, được mtài khoản tại Kho bạc nhà nước, có con dấu để hoạt động và giao dịch theo quy định của pháp luật.

Tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh: Industrial Safety Techniques and Environment Agency.

Viết tt: ISEA.

Trụ sở chính đặt tại: Thành phố Hà Nội.

Điu 2. Nhiệm vụ và quyền hạn

1. Xây dựng, trình Bộ trưng phê duyệt chiến lược, kế hoạch, các chương trình, dự án, đề án, quy chế quản lý chuyên ngành thuộc phạm vi qun lý của Cục.

2. Xây dựng, trình Bộ trưng ban hành hoặc trình cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế, chính sách, tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy định về kỹ thuật an toàn, bảo vệ môi trường thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.

3. Ban hành văn bản cá biệt, văn bản thuộc chuyên ngành của Cục.

4. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, các tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy định về kỹ thuật an toàn, bảo vệ môi trường thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.

Tham khảo thêm:   Soạn bài Công cha nghĩa mẹ (trang 112) Tiếng Việt lớp 2 Cánh diều Tập 1

5. Về kỹ thuật an toàn công nghiệp:

a) Xây dựng và trình Bộ trưng ban hành quy trình kiểm định đối với các máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động thuộc phạm vi qun lý nhà nước của Bộ;

b) Đề xuất danh mục máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động thuộc đặc thù của ngành công thương để Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành;

c) Kiểm định kỹ thuật an toàn đối với các máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động và có khả năng gây mất an toàn thuộc phạm vi quản lý của Bộ theo quy định của pháp luật;

d) Cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy phép Kinh doanh, sdụng vật liệu nổ công nghiệp, dịch vụ nổ mìn; Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xut tiền chất thuốc n, vật liệu nổ công nghiệp theo quy định;

đ) Chủ trì thẩm định, chấp thuận Chương trình quản lý an toàn; Báo cáo đánh giá rủi ro; Kế hoạch ứng cứu khẩn cấp của các doanh nghiệp thuộc ngành dầu khí, hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp, công nghiệp khai thác mỏ và chế biến khoáng sản và các ngành khác theo quy định của pháp luật;

e) Chủ trì thẩm định hoặc phối hợp thẩm định các giải pháp kỹ thuật an toàn trong các dự án đầu tư thuộc thẩm quyền phê duyệt ca Bộ;

g) Đầu mối quản lý công tác phòng cháy, chữa cháy các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ theo quy định của pháp luật;

h) Đầu mối tổ chức, thực hiện Chương trình Quốc gia về An toàn lao động, Vệ sinh lao động; Tuần lễ Quốc gia về An toàn, Vệ sinh lao động, Phòng chống cháy nổ các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ;

i) Chủ trì hoặc phối hợp với các tổ chức, cá nhân có liên quan kiểm tra, xác định nguyên nhân gây sự cố, tai nạn lao động có liên quan đến kỹ thuật an toàn các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.

6. Về bảo vệ môi trường:

a) Chủ trì xây dựng, tổ chức thực hiện các chương trình, quy hoạch, kế hoạch, dự án, đề án bảo vệ môi trường thuộc phạm vi quản lý của Bộ;

b) Giúp Bộ trưng quản lý nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường từ ngân sách nhà nước thuộc phạm vi quản lý của Bộ;

c) Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường thuộc phạm vi quản lý của Bộ;

d) Chủ trì tổ chức thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược, báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với các chiến lược, quy hoạch, dự án thuộc thẩm quyền phê duyệt của Bộ theo quy định của pháp luật;

đ) Hướng dẫn thực hiện quan trắc môi trường, thống kê nguồn thải; xây dựng và quản lý hệ thống cơ sở dữ liệu môi trường phục vụ công tác quản lý của Bộ;

e) Đầu mối hướng dẫn thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường trong hoạt động xuất nhập khẩu, quá cảnh hàng hóa và phế liệu;

g) Chủ trì, phối hợp vi các đơn vị có liên quan phát trin ngành công nghiệp môi trường theo quy định của pháp luật;

Tham khảo thêm:   Cách cài đặt và chơi Mortal Kombat trên điện thoại

h) Tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật, nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường; phổ biến các thông tin về các sn phẩm, công nghệ thân thiện môi trường.

7. Về ứng phó biến đổi khí hậu:

a) Giúp Bộ trưởng tổ chức thực hiện các chương trình, nhiệm vụ, dự án, hoạt động và quản lý kinh phí thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu của Bộ;

b) Chtrì, phối hợp với các đơn vị có liên quan hướng dẫn, tổ chức thực hiện các chương trình, nhiệm vụ, dự án liên quan đến biến đổi khí hậu thuộc phạm vi quản lý của Bộ.

8. Về khoa học và công nghệ:

Tổ chức triển khai các dự án, đề án, đề tài nghiên cứu khoa học công nghệ về kỹ thuật an toàn, bảo vệ môi trường và ứng phó biến đổi khí hậu; chuyển giao, ứng dụng công nghệ thân thiện môi trường trong sản xuất công nghiệp.

9. Thực hiện thanh tra chuyên ngành về kỹ thuật an toàn thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ theo quy định của pháp luật.

10. Về hợp tác quốc tế:

Xây dựng, tổ chức thực hiện các chương trình, dự án tài trợ của nước ngoài, các tổ chức quốc tế trong lĩnh vực kỹ thuật an toàn, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu trong ngành công thương theo quy định của pháp luật.

11. Về đào tạo và huấn luyện:

a) Tổ chức huấn luyện, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ, phổ biến thực hiện các văn bản pháp luật, các điều ước quốc tế liên quan về kỹ thuật an toàn, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu đối với các đơn vị trong ngành công thương;

b) Tổ chức, phối hợp đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện về kỹ thuật an toàn cho các đối tượng có liên quan đến vật liệu nổ công nghiệp, các nghề có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, kiểm định viên máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động và có khả năng gây mất an toàn (sản phẩm hàng hóa nhóm 2) theo quy định ca pháp luật;

c) Phối hợp với các Sở Công Thương tổ chức huấn luyện, hướng dẫn về kỹ thuật an toàn trong sản xuất, sử dụng, kinh doanh và vận chuyển hóa chất công nghiệp nguy hiểm.

12. Kiểm tra giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực thuộc phạm vi quản lý của Cục.

13. Xây dựng và thực hiện chương trình cải cách hành chính ca Cục theo mục tiêu, nội dung chương trình ci cách hành chính của Bộ.

14. Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, cán bộ công chức theo phân cấp của Bộ Công Thương.

15. Quản lý tài chính, tài sản được giao, tổ chức thực hiện ngân sách được phân bổ theo quy định của pháp luật.

16. Thường trực Ban Chhuy Phòng chống lụt, bão và Tìm kiếm cứu nạn của Bộ Công Thương.

17. Thường trực các Ban Chỉ đạo, điều hành của Bộ về: An toàn công nghiệp và Tuần lễ Quốc gia về An toàn, Vệ sinh lao động, Phòng chống cháy n, thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu, phát triển công nghiệp môi trường.

18. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng giao.

Tham khảo thêm:   Soạn bài Hạnh phúc của một tang gia Soạn văn 11 tập 1 tuần 12 (trang 122)

Điều 3. Cơ cấu tổ chức

1. Bộ máy giúp việc Cục trưởng:

a) Văn phòng;

b) Phòng Tài chính – Kế toán;

c) Phòng Tổ chức, Đào tạo và Hợp tác quốc tế;

d) Phòng An toàn Điện;

đ) Phòng An toàn Cơ khí và Áp lực;

e) Phòng An toàn Mỏ và Dầu khí;

g) Phòng An toàn Hóa chất, Vật liệu nổ công nghiệp;

h) Phòng Kiểm soát ô nhiễm và Công nghiệp môi trường;

i) Phòng Quản lý môi trường;

k) Phòng ứng phó biến đổi khí hậu.

2. Các đơn vị sự nghiệp:

a) Trung tâm Kiểm định công nghiệp I;

b) Trung tâm Kiểm định công nghiệp II;

c) Trung tâm Kiểm định công nghiệp III;

d) Trung tâm Môi trường và Sản xuất sạch;

đ) Trung tâm Hỗ trợ kỹ thuật an toàn công nghiệp;

e) Trung tâm Huấn luyện an toàn và Môi trường công nghiệp.

Việc thành lập, sáp nhập hoặc gii thể các đơn vị trực thuộc Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp do Bộ trưởng Bộ Công Thương xem xét và quyết định theo đề nghị của Cục trưởng.

Điều 4. Lãnh đạo Cục

1. Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp có Cục trưng và các Phó Cục trưởng.

2. Cục trưởng và Phó Cục trưởng do Bộ trưởng bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưng, kỷ luật theo quy định của pháp luật.

3. Cục trưởng quy định chức năng, nhiệm vụ, quyn hạn và cơ cu tchức; bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật các chức danh lãnh đạo các đơn vị trực thuộc Cục theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý của Bộ trưng.

4. Cục trưởng chịu trách nhiệm trước Bộ trưng và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Cục. Phó Cục trưởng chịu trách nhiệm trước Cục trưng và trước pháp luật về lĩnh vực công tác được phân công.

Điều 5. Hiệu lực và trách nhiệm thi hành

1. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

2. Quyết định này thay thế Quyết định số 0788/QĐ-BCT ngày 30 tháng 01 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức ca Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp.

3. Bãi bỏ các quy định khác trước đây trái với Quyết định này.

4. Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, các Vụ trưởng, Tổng cục trưởng, Cục trưởng và Thtrưởng các đơn vị thuộc Bộ chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Nơi nhận:
Như Điều 5;
Các Đ/c Thứ trưởng;
– Đảng ủyBộ Công Thương;
Công đoàn, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh cơ quan Bộ Công Thương;
Công đoàn Công Thương Việt Nam;
ĐU Khối Công nghiệp TP. Hà Nội;
ĐUKhối DN Công nghiệp TW tại Tp. HCM;
ĐU Khối DN Thương mại TW tại Tp. HCM;
Lưu: VT, TCCB.

BỘ TRƯỞNG

(Đã ký)

Vũ Huy Hoàng

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Quyết định 699/2013/QĐ-BCT Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Kỹ thuật an toàn và môi trường công nghiệp của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *