Bạn đang xem bài viết ✅ Quyết định 648/QĐ-TTg Nhiệm vụ lập quy hoạch mạng lưới cơ sở y tế thời kỳ 2021-2030 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Về nhiệm vụ lập quy hoạch mạng lưới cơ sở y tế thời kỳ 2021-2030, thì ngày 18/05/2020, Phó thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đã ban hành Quyết định 648/QĐ-TTg. Hiệu lực của văn bản pháp luật này sẽ bắt đầu từ ngày được ban hành. Sau đây sẽ là nội dung chi tiết của quyết định này, xin mời các bạn cùng tham khảo.

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
__________

Số: 648/QĐ-TTg

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
_______________________

Hà Nội, ngày 18 tháng 5 năm 2020

QUYẾT ĐỊNH 648/QĐ-TTg

Phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch mạng lưới cơ sở y tế thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2045

__________

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Quy hoạch ngày 24 tháng 11 năm 2017;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 11 luật có liên quan đến quy hoạch ngày 15 tháng 6 năm 2018;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch ngày 20 tháng 11 năm 2018;

Căn cứ Pháp lệnh số 01/2018/QH14 ngày 22 tháng 12 năm 2018 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sửa đổi, bổ sung một số điều của 04 pháp lệnh có liên quan đến quy hoạch;

Căn cứ Nghị quyết số 751/2019/UBTVQH14 ngày 16 tháng 8 năm 2019 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội giải thích một số điều của Luật Quy hoạch;

Căn cứ Nghị định số 37/2019/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quy hoạch;

Căn cứ Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 05 tháng 02 năm 2018 của Chính phủ về triển khai thi hành Luật Quy hoạch năm 2017;

Căn cứ Nghị quyết số 110/NQ-CP ngày 02 tháng 12 năm 2019 của Chính phủ về việc ban hành Danh mục các quy hoạch được tích hợp vào quy hoạch cấp quốc gia, vùng quy hoạch, quy hoạch tỉnh theo quy định tại điểm c, khoản 1 Điều 59 Luật Quy hoạch;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Y tế,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch mạng lưới cơ sở y tế thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 với các nội dung chính như sau:

1. Tên, phạm vi, thời kỳ quy hoạch

a) Tên quy hoạch: Quy hoạch mạng lưới cơ sở y tế thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045.

b) Thời kỳ quy hoạch: Quy hoạch được lập cho thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045.

c) Phạm vi quy hoạch:

– Phạm vi ranh giới là toàn bộ lãnh thổ, lãnh hải của Việt Nam.

– Phạm vi về đối tượng quy hoạch là các cơ sở y tế (bao gồm cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng, y tế dự phòng, y tế công cộng, dân số, kế hoạch hóa gia đình, kiểm nghiệm, kiểm chuẩn, kiểm định, giám định y tế, sản xuất dược, vắc xin, sinh phẩm, thiết bị y tế…) mang tính liên ngành, liên vùng, liên tỉnh.

2. Quan điểm, mục tiêu, nguyên tắc lập quy hoạch

a) Quan điểm lập quy hoạch:

– Quy hoạch mạng lưới cơ sở y tế đảm bảo mọi người dân được theo dõi sức khỏe, tiếp cận thuận lợi với các dịch vụ chăm sóc, bảo vệ, nâng cao sức khỏe.

Tham khảo thêm:   Đề thi tuyển sinh lớp 10 THPT tỉnh Quảng Ngãi năm học 2012 - 2013 môn Toán Có đáp án

– Quy hoạch đảm bảo cung ứng dịch vụ y tế toàn diện, lồng ghép và liên tục.

– Quy hoạch bảo đảm tính cân đối, đồng bộ, kết nối, hiệu quả giữa mạng lưới cơ sở y tế quốc gia với mạng lưới cơ sở y tế địa phương; với các cơ sở y tế khu vực và quốc tế.

– Quy hoạch mạng lưới cơ sở y tế theo hướng kết hợp hài hòa giữa y tế cơ sở và y tế chuyên sâu; giữa y học cổ truyền với y học hiện đại; giữa y tế lực lượng vũ trang và dân y gắn với xây dựng tiềm lực y tế quốc phòng, an ninh; giữa y tế công lập và y tế ngoài công lập.

b) Mục tiêu lập quy hoạch:

– Mục tiêu tổng quát:

Xây dựng và phát triển mạng lưới cơ sở y tế quốc gia phù hợp với yêu cầu chăm sóc, bảo vệ, nâng cao sức khỏe toàn dân, của từng người dân thể hiện tính ưu việt của chế độ; điều kiện phát triển kinh tế – xã hội của đất nước; nâng cao chất lượng dịch vụ y tế ngang tầm các nước tiên tiến trong khu vực, đáp ứng nhu cầu bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ ngày càng cao và đa dạng của nhân dân, hướng tới mục tiêu công bằng, chất lượng, hiệu quả và hội nhập quốc tế.

– Mục tiêu cụ thể:

+ Bảo đảm mọi người dân được theo dõi sức khỏe; được chăm sóc, bảo vệ, nâng cao sức khỏe; được tiếp cận với các dịch vụ y tế phòng bệnh, khám chữa bệnh thuận lợi, chất lượng.

+ Bảo đảm an ninh y tế, ứng phó kịp thời với biến đổi khí hậu, các tình huống khẩn cấp. Củng cố, hoàn thiện và phát triển mạng lưới y tế dự phòng, bảo đảm đủ năng lực dự báo, giám sát và phát hiện sớm, khống chế kịp thời, có hiệu quả các dịch bệnh; phòng, chống các bệnh không lây nhiễm, kiểm soát các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng tới sức khoẻ cộng đồng.

+ Phát triển mạng lưới khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng đáp ứng nhu cầu nhân dân, phù hợp với mô hình bệnh tật và xu hướng già hóa dân số. Phát triển một số bệnh viện vùng, trung tâm y tế chuyên sâu, cung cấp dịch vụ kỹ thuật cao để giảm tình trạng quá tải của các bệnh viện tuyến cuối ở các thành phố lớn. Củng cố, phát triển hệ thống cấp cứu ngoại viện.

+ Tiếp tục củng cố, đổi mới tổ chức, mạng lưới các cơ sở làm công tác dân số – kế hoạch hóa gia đình, thực hiện có hiệu quả các mục tiêu, giải pháp trong Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban chấp hành trung ương khoá XII về công tác dân số trong tình hình mới.

+ Xây dựng và củng cố các cơ sở kiểm định, kiểm nghiệm, kiểm chuẩn, cơ sở giám định theo hướng thu gọn đầu mối, phát triển các trung tâm kiểm nghiệm vùng đạt tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực nhằm đáp ứng nhu cầu kiểm nghiệm, kiểm định, kiểm chuẩn về chất lượng dịch vụ y tế, thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm, trang thiết bị y tế, vắc xin và sinh phẩm y tế; củng cố, sắp xếp lại các cơ sở giám định y khoa, giám định pháp y và pháp y tâm thần.

c) Nguyên tắc lập quy hoạch

– Tuân thủ Luật Quy hoạch, các quy định của pháp luật có liên quan, bảo đảm bảo tính liên tục, ổn định, thứ bậc trong hệ thống quy hoạch quốc gia.

– Bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ giữa quy hoạch với chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội; với các quy hoạch kết cấu hạ tầng xã hội khác có liên quan; bảo đảm kết hợp quản lý ngành với quản lý lãnh thổ; bảo đảm quốc phòng, an ninh; bảo vệ môi trường.

Tham khảo thêm:   Nghị luận lòng yêu nước trong bài thơ Câu cá mùa thu Dàn ý & 5 bài văn mẫu lớp 11

– Bảo đảm sự tham gia của cơ quan, tổ chức, cộng đồng, cá nhân; bảo đảm hài hòa lợi ích của quốc gia, các vùng, các địa phương và lợi ích của người dân, trong đó lợi ích quốc gia là cao nhất; bảo đảm nguyên tắc bình đẳng giới.

– Bảo đảm tính khoa học, ứng dụng công nghệ hiện đại, kết nối liên thông, dự báo, khả thi, tiết kiệm và sử dụng hiệu quả nguồn lực của đất nước; bảo đảm tính khách quan, công khai, minh bạch, tính bảo tồn.

– Bảo đảm tính khả thi, phù hợp với nền tảng kỹ thuật và nguồn lực để thực hiện quy hoạch.

– Bảo đảm tính mở, có sự cập nhật, cụ thể hóa phù hợp trong từng thời kỳ.

– Bảo đảm tính kế thừa, sử dụng hiệu quả mạng lưới cơ sở y tế hiện có.

3. Phương pháp lập quy hoạch

a) Phương pháp tiếp cận: Quy hoạch được lập dựa trên phương pháp tiếp cận hệ thống, tổng hợp, đa chiều, đảm bảo các yêu cầu về tính khoa học, tính thực tiễn, ứng dụng công nghệ hiện đại và có độ tin cậy cao.

b) Các phương pháp sử dụng để lập quy hoạch

– Phương pháp khảo sát, thu thập thông tin, thống kê, xử lý thông tin.

– Phương pháp điều tra cơ bản tổng hợp.

– Phương pháp lập bản đồ.

– Phương pháp kế thừa.

– Phương pháp phân tích hệ thống.

– Phương pháp dự báo.

– Phương pháp chuyên gia.

– Phương pháp phân tích nguyên nhân và kết quả.

– Phương pháp hội thảo.

– Phương pháp so sánh, tổng hợp.

4. Các yêu cầu nội dung quy hoạch

a) Phân tích, đánh giá thực trạng, các yếu tố, điều kiện tự nhiên, nguồn lực, bối cảnh và thực trạng về phân bố, sử dụng không gian của mạng lưới cơ sở y tế.

b) Dự báo xu thế phát triển, kịch bản phát triển, trong đó có sự phát triển và quy mô về dân số và biến đổi khí hậu ảnh hưởng trực tiếp đến mạng lưới cơ sở y tế.

c) Đánh giá về sự liên kết ngành, liên kết vùng trong việc phát triển mạng lưới cơ sở y tế; xác định yêu cầu của phát triển kinh tế – xã hội đối với ngành, những cơ hội và thách thức.

d) Xác định các quan điểm, mục tiêu phát triển mạng lưới cơ sở y tế.

đ) Phương án phát triển mạng lưới cơ sở y tế.

e) Định hướng bố trí sử dụng đất cho phát triển mạng lưới cơ sở y tế và các hoạt động bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu và bảo tồn sinh thái, cảnh quan, di tích đã xếp hạng quốc gia có liên quan đến việc phát triển mạng lưới cơ sở y tế.

g) Danh mục dự án quan trọng quốc gia, dự án ưu tiên đầu tư của ngành và thứ tự ưu tiên thực hiện:

– Xây dựng tiêu chí xác định dự án ưu tiên đầu tư phát triển mạng lưới cơ sở y tế trong thời kỳ quy hoạch.

– Luận chứng xây dựng danh mục dự án quan trọng quốc gia, dự án ưu tiên đầu tư của ngành trong thời kỳ quy hoạch, dự kiến tổng mức đầu tư, đề xuất thứ tự ưu tiên thực hiện và phương án phân kỳ đầu tư.

Tham khảo thêm:   Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ Văn Sở GD&ĐT tỉnh Hải Dương năm học 2017 - 2018 Đề thi vào lớp 10 môn Văn năm 2017

h) Xây dựng giải pháp, nguồn lực thực hiện quy hoạch.

5. Yêu cầu về sản phẩm quy hoạch

a) Tờ trình Thủ tướng Chính phủ;

b) Báo cáo tổng hợp và Báo cáo tóm tắt Quy hoạch mạng lưới cơ sở y tế giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045.

c) Dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch mạng lưới cơ sở y tế giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045.

d) Báo cáo tổng hợp ý kiến góp ý của các cơ quan, tổ chức, cộng đồng, cá nhân về quy hoạch, bản sao ý kiến góp ý của bộ, cơ quang ngang bộ và địa phương liên quan; báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến về quy hoạch;

đ) Hệ thống bản đồ, sơ đồ và cơ sở dữ liệu về quy hoạch mạng lưới cơ sở y tế. Danh mục và tỷ lệ bản đồ quy hoạch quy định tại mục IV Phụ lục I Nghị định 37/2019/NĐ-CP.

6. Chi phí lập quy hoạch

– Chi phí lập Quy hoạch mạng lưới cơ sở y tế sử dụng từ nguồn vốn đầu tư công của Bộ Y tế được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định.

– Bộ trưởng Bộ Y tế quyết định cụ thể về chi phí lập Quy hoạch mạng lưới cơ sở y tế theo đúng hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về định mức cho hoạt động quy hoạch, quy định của pháp luật về đầu tư công và các quy định của pháp luật có liên quan.

7. Thời hạn lập quy hoạch: Không quá 12 tháng tính từ ngày nhiệm vụ lập quy hoạch được phê duyệt.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Bộ Y tế là cơ quan tổ chức lập Quy hoạch mạng lưới cơ sở y tế thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045, có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan, tổ chức liên quan triển khai theo Nhiệm vụ lập quy hoạch được duyệt, đảm bảo chất lượng, tiến độ, hiệu quả.

2. Các bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm phối hợp với Bộ Y tế trong quá trình lập Quy hoạch mạng lưới cơ sở y tế thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 theo đúng quy định của pháp luật và phân công của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

Điều 4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và Thủ trưởng các cơ quan có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Nơi nhận:
– Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
– Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
– HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
– Văn phòng Trung ương Đảng;
– Văn phòng Chủ tịch nước;
– Văn phòng Quốc hội;
– Kiểm toán Nhà nước;
– VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT,
các vụ: CN, KTTH, PL, QHĐP, TKBT;
– Lưu: VT, KGVX (2).LT

KT. THỦ TƯỚNG

PHÓ THỦ TƯỚNG

Vũ Đức Đam

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Quyết định 648/QĐ-TTg Nhiệm vụ lập quy hoạch mạng lưới cơ sở y tế thời kỳ 2021-2030 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *