Bạn đang xem bài viết ✅ Quyết định 549/2013/QĐ-TTg Xây dựng Trường Đại học Luật Hà Nội và Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh thành trường trọng điểm đào tạo cán bộ về pháp luật ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Quyết định 549/2013/QĐ-TTg phê duyệt Đề án tổng thể “Xây dựng Trường Đại học Luật Hà Nội và Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh thành trường trọng điểm đào tạo cán bộ về pháp luật” do Thủ tướng Chính phủ ban hành.

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
——–

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————————————

Số: 549/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 04 tháng 04 năm 2013

QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN TỔNG THỂ “XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI VÀ TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH THÀNH CÁC TRƯỜNG TRỌNG ĐIỂM ĐÀO TẠO CÁN BỘ VỀ PHÁP LUẬT”

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02 tháng 6 năm 2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020;

Căn cứ Luật giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục ngày 04 tháng 12 năm 2009;

Căn cứ Luật giáo dục đại học ngày 18 tháng 6 năm 2012;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tư pháp và Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án tổng thể “Xây dựng Trường Đại học Luật Hà Nội và Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh thành các trường trọng điểm đào tạo cán bộ về pháp luật”, với những nội dung cơ bản sau đây:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát

Tập trung nguồn lực xây dựng Trường Đại học Luật Hà Nội và Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh thành các trường trọng điểm đào tạo cán bộ về pháp luật, có đội ngũ cán bộ, giảng viên vững mạnh; hệ thống chương trình, giáo trình, phương pháp đào tạo tiên tiến; cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị, cơ sở thực hành và thư viện hiện đại, có mô hình quản trị tiên tiến; tạo chuyển biến mạnh về quy mô, chất lượng đào tạo cán bộ pháp luật và nghiên cứu khoa học pháp lý; cung cấp nguồn nhân lực pháp luật có chất lượng cao cho các cơ quan tư pháp, bổ trợ tư pháp và toàn xã hội nhằm thực hiện thành công các mục tiêu, nhiệm vụ của Chiến lược cải cách tư pháp, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2016

Trường Đại học Luật Hà Nội và Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh phấn đấu:

Tiếp tục duy trì vị trí, vai trò là cơ sở đào tạo, nghiên cứu cơ bản về pháp luật hàng đầu ở Việt Nam; đáp ứng nhu cầu về số lượng và chất lượng phục vụ cải cách tư pháp, hội nhập quốc tế và phục vụ nhu cầu cán bộ pháp luật cho phát triển kinh tế – xã hội. Đến năm 2016, tổng quy mô đào tạo đại học chính quy của Trường Đại học Luật Hà Nội và Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh khoảng 22.000 sinh viên; mở rộng quy mô tuyển sinh văn bằng 2, thạc sĩ và tiến sĩ với mức tăng năm sau so với năm trước khoảng 12%, kết hợp nâng cao chất lượng đào tạo đại học hệ vừa làm vừa học.

Xây dựng được đội ngũ giảng viên cơ hữu và đội ngũ giảng viên thỉnh giảng có trình độ chuyên môn và năng lực giảng dạy, năng lực nghiên cứu và hướng dẫn khoa học đảm bảo tỷ lệ 25 sinh viên/1 giảng viên. Đến năm 2016, đội ngũ giảng viên của Trường Đại học Luật Hà Nội và Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh có khoảng 900 người, trong đó giảng viên có trình độ tiến sĩ chiếm khoảng 35% đến 40% (ưu tiên việc đào tạo giảng viên ở nước ngoài).

Hoàn chỉnh tổ chức bộ máy, có lực lượng cán bộ lãnh đạo và chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu quản lý trường trọng điểm; có một số chuyên ngành trọng điểm, mũi nhọn, đáp ứng nhu cầu của Việt Nam thông qua các chương trình đào tạo chất lượng cao.

Tập trung đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang bị hiện đại, tiên tiến, ưu tiên xây dựng hệ thống hội trường, phòng học đa năng, thư viện hiện đại đáp ứng yêu cầu đào tạo và nghiên cứu khoa học pháp lý.

Tham khảo thêm:   Đơn xin trợ cấp đột xuất công đoàn Mẫu đơn xin trợ cấp khó khăn công đoàn mới nhất

b) Giai đoạn từ năm 2017 đến năm 2020

Ngoài việc tiếp tục thực hiện các mục tiêu của giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2016, Trường Đại học Luật Hà Nội và Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh thực hiện các mục tiêu sau:

Tạo chuyển biến mạnh về chất lượng đào tạo cán bộ pháp luật, tiếp cận trình độ tiên tiến trong khu vực. Tăng quy mô tuyn sinh năm sau so với năm trước khoảng 11%, đến năm 2020, quy mô đào tạo đại học chính quy của Trường Đại học Luật Hà Nội khoảng 19.000 sinh viên và Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh khoảng 16.000 sinh viên.

Tạo được uy tín, danh tiếng trong đào tạo mũi nhọn của từng trường, trong đó Trường Đại học Luật Hà Nội khẳng định thế mạnh đào tạo những vấn đề lý luận cơ bản, những chuyên ngành về bộ máy nhà nước, luật hành chính, luật hình sự, luật kinh tế, luật thương mại quốc tế, luật dân sự, luật tố tụng hình sự, luật tố tụng dân sự, luật tố tụng hành chính; Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh khẳng định thế mạnh đào tạo chương trình chất lượng cao pháp luật hành chính – tư pháp, chương trình cử nhân quản trị – luật và đào tạo pháp luật liên quan đến thương mại, luật hành chính, luật hình sự, luật dân sự, luật tố tụng hình sự, luật tố tụng dân sự.

Phát triển, đa dạng chương trình và mở rộng các hình thức đào tạo, gồm đào tạo cơ bản, đào tạo nâng cao, đào tạo theo đơn đặt hàng của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp; tham gia tích cực và chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong lĩnh vực đào tạo luật ở Việt Nam.

Xây dựng từng trường thành trung tâm nghiên cứu, trung tâm học thuật và trao đổi các ý tưởng khoa học pháp lý có uy tín tại Việt Nam. Ưu tiên công tác nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng gắn với nhiệm vụ xây dựng và hoàn thiện thể chế nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cải cách tư pháp, xây dựng Nhà nước pháp quyền và hội nhập quốc tế.

Phát triển đội ngũ giảng viên cơ hữu đủ về số lượng và mạnh về chất lượng, đến năm 2020, Trường Đại học Luật Hà Nội và Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh có khoảng 1.400 giảng viên, trong đó giảng viên có trình độ tiến sĩ chiếm khoảng 40% (ưu tiên việc đào tạo giảng viên ở nước ngoài). Tập trung kiện toàn mô hình tổ chức, bộ máy quản lý theo mô hình quản trị đại học hiện đại trong Trường Đại học Luật Hà Nội và Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh.

Tiếp tục đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại phục vụ công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học và tư vấn pháp luật; nghiên cứu, thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính trong hoạt động của từng trường theo quy định.

II. NHIỆM VỤ VÀ CÁC GIẢI PHÁP CƠ BẢN

1. Mở rộng quy mô kết hợp nâng cao chất lượng đào tạo luật

Mở rộng quy mô đào tạo đại học chính quy và sau đại học, từng bước tăng quy mô đào tạo văn bằng 2 và kết hợp nâng cao chất lượng đào tạo hệ vừa làm vừa học.

Nghiên cứu xây dựng các chương trình đào tạo gắn với nhu cầu người học; phát triển các chương trình đào tạo liên kết và tăng cường trao đi học thuật với các cơ sở đào tạo luật uy tín của nước ngoài, ứng dụng các phương pháp giảng dạy tích cực lấy người học làm trung tâm, phát huy tính chủ động, tự giác của người học và tăng cường kỹ năng xử lý các vấn đề thực tiễn. Đi mới đào tạo nghiên cứu sinh theo hướng tăng cường năng lực sáng tạo, độc lập nghiên cứu và tạo điều kiện để các nghiên cứu sinh phát huy tối đa khả năng của mình.

Nghiên cứu và có lộ trình chậm nhất đến năm 2016 có thêm một số ngành hoặc chuyên ngành đào tạo mới trong các lĩnh vực: Sở hữu trí tuệ, Kinh tế học pháp luật, Sư phạm luật, Chính trị học, Quan hệ quốc tế, Hành chính học; đến năm 2020, có 01 đến 02 chuyên ngành và sau năm 2020 có từ 03 đến 04 chuyên ngành đào tạo đạt trình độ các nước tiên tiến trong khu vực.

Phát triển các hình thức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kiến thức về pháp luật cho các cơ quan, tổ chức, hiệp hội, doanh nghiệp, cá nhân có nhu cầu, ưu tiên đào tạo, bồi dưỡng kiến thức pháp luật theo đặt hàng của các cơ quan Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân và tiếp tục đào tạo đại học luật hệ cử tuyển cho đối tượng ở khu vực khó khăn; đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ tổ chức các loại hình đào tạo từ xa, đào tạo trực tuyến.

Tham khảo thêm:   Thông tư quy định chương trình khung trình độ Trung cấp nghề, trình độ Cao đẳng nghề các nghề thuộc nhóm nghề Công nghệ kỹ thuật

Tiếp tục chuẩn hóa và nâng cao trình độ ngoại ngữ cho sinh viên (ưu tiên đào tạo tiếng Anh pháp lý), đảm bảo sinh viên tốt nghiệp có chất lượng và khả năng ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu của hội nhập quốc tế.

Rà soát, cập nhật kiến thức mới và chỉnh lý hệ thống giáo trình hiện có, chun hóa nội dung và sự tương thích giữa giáo trình của các môn học. Tập trung biên soạn một số giáo trình phục vụ giảng dạy các chuyên ngành mới và bổ sung một số môn học chuyên sâu liên quan công tác của ngành Tòa án, Kiểm sát, Thi hành án. Tổ chức biên soạn một số giáo trình bằng tiếng Anh; tchức biên dịch một số giáo trình, sách tham khảo của nước ngoài sang tiếng Việt và dịch một số giáo trình có chất lượng sang tiếng Anh phục vụ cho việc nghiên cứu, học tập của giảng viên và sinh viên.

Số hóa giáo trình hiện có, xây dựng hệ thống giáo trình và nguồn học liệu điện tử phục vụ việc tra cứu và tham khảo của sinh viên và giảng viên, ưu tiên xây dựng cơ sở dữ liệu pháp luật các nước ASEAN và hệ thống luật phục vụ nhu cầu hội nhập quốc tế.

2. Tăng cường hiệu quả công tác nghiên cứu khoa học pháp lý

Kết hợp chặt chẽ hoạt động nghiên cứu khoa học với đào tạo, tăng cường hoạt động nghiên cứu các đề tài pháp lý ứng dụng giải quyết những vướng mắc trong thực tế thực thi pháp luật.

Thành lập, phát triển các viện nghiên cứu, trung tâm nghiên cứu thuộc trường, có năng lực thực hiện các đề tài, chương trình, dự án nghiên cứu khoa học quan trọng về nhà nước và pháp luật liên quan đến Chiến lược cải cách tư pháp và các hoạt động tư pháp; củng cố, đổi mới cơ chế và nâng cao hiệu quả hoạt động của các trung tâm nghiên cứu thuộc khoa hiện nay theo hướng đẩy mạnh ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học, đào tạo vào thực tiễn; xây dựng các khoa, bộ môn thành những đơn vị đào tạo và nghiên cứu khoa học; khuyến khích vai trò chủ động nghiên cứu khoa học của khoa, bộ môn cũng như từng giảng viên.

Mở rộng hợp tác về nghiên cứu khoa học với các cơ sở đào tạo, các viện nghiên cứu, các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trong và ngoài nước để tăng cường phát triển các nguồn lực của trường.

Phát huy tiềm lực đội ngũ cán bộ khoa học của từng trường; có cơ chế hỗ trợ, khuyến khích nghiên cứu, công bố các công trình, bài viết trên các tạp chí nước ngoài về chuyên ngành luật.

3. Phát triển đội ngũ giảng viên đủ về số lượng và đảm bảo về chất lượng

Xây dựng đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý đủ tiêu chuẩn theo Nghị quyết 14/2005/NQ-CP ngày 02 tháng 11 năm 2005 của Chính phủ. Đến năm 2016, Trường Đại học Luật Hà Nội và Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh có khoảng 900 giảng viên, trong đó khoảng 80% có trình độ sau đại học (khoảng 35% giảng viên là giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ và giảng viên chính) và có từ 15 đến 20 giảng viên có thể giảng dạy ở nước ngoài; đến năm 2020, Trường Đại học Luật Hà Nội và Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh có khoảng 1.400 giảng viên, trong đó khoảng 90% có trình độ sau đại học (khoảng 40% giảng viên là giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ và giảng viên chính) và có từ 25 đến 30 giảng viên có thể giảng dạy ở nước ngoài.

Thực hiện đa dạng các nguồn tuyển dụng, trong đó ưu tiên tuyển sinh viên tốt nghiệp loại giỏi của các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước, những người có trình độ thạc sỹ trở lên, phấn đấu đạt tỷ lệ tối thiểu 10% giảng viên trình độ tiến sỹ, 20% giảng viên trình độ thạc sỹ trong tổng số nguồn tuyển dụng; thu hút những người có trình độ lý luận và thực tiễn từ các cơ sở đào tạo khác, từ các Viện Nghiên cứu và những người đang làm công tác thực tiễn làm giảng viên.

Xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng giảng viên và cán bộ quản lý phù hp với yêu cầu và quy mô phát triển trong từng giai đoạn, ưu tiên đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị, chuyên môn luật, nghiệp vụ sư phạm, kỹ năng giảng dạy cho đội ngũ cán bộ, giảng viên cơ hữu; khuyến khích và tạo điều kiện cho giảng viên trẻ học cao học, làm nghiên cứu sinh ở trong nước và nước ngoài.

Tham khảo thêm:   Dẫn chứng về sống đẹp Ví dụ về lối sống đẹp

Xây dựng cơ chế khuyến khích cạnh tranh lành mạnh và sử dụng đội ngũ cán bộ, giảng viên phù hợp với năng lực và sở trường của từng người; khuyến khích giảng viên trẻ tham gia hoạt động xây dựng, phản biện chính sách, hoạt động tư vấn và thực hành nghề luật.

Xây dựng đội ngũ giảng viên thỉnh giảng, đến năm 2020 giảng viên thỉnh giảng có thể đảm nhiệm khoảng 20% khối lượng công việc giảng dạy của từng trường; tăng cường trao đổi giảng viên giữa các cơ sở đào tạo luật trong và ngoài nước; mời các giáo sư có uy tín là người Việt Nam yêu nước định cư ở nước ngoài, các thẩm phán, điều tra viên, kiểm sát viên, luật sư, chuyên gia pháp luật, các luật sư nước ngoài đang hành nghề tại Việt Nam, cán bộ quản lý đang công tác tại các tòa án, các cơ quan tư pháp, các cơ quan đơn vị hành chính – sự nghiệp và các tổ chức xã hội – nghề nghiệp khác tham gia giảng dạy và hướng dẫn thực hành cho sinh viên.

4. Tập trung đầu tư phát triển cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy – học tập

Tăng cường vốn đầu tư của Nhà nước, các nguồn kinh phí từ hợp tác nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế, nguồn tài trợ và vốn vay ODA, vay tín dụng ưu đãi tập trung đầu tư xây dựng cơ sở vật chất hiện đại cho Trường Đại học Luật Hà Nội và Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh.

Đầu tư trang thiết bị hiện đại cho hệ thống giảng đường, thư viện và các trung tâm nghiên cứu khoa học; đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật, hệ thống mạng, biên soạn giáo trình – tài liệu, phát triển nguồn tài liệu điện tvà nâng cấp Website (bao gồm xây dựng phiên bản tiếng Anh cho Website) của Trường Đại học Luật Hà Nội và Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh.

Đầu tư và ứng dụng mạnh công nghệ thông tin vào quản lý, giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học và sinh hoạt chuyên môn; tăng cường trao đổi, sinh hoạt khoa học qua mạng, tổ chức hội họp, hội thảo và giảng bài trực tuyến cho một số hệ đào tạo của các trường.

Hợp tác, liên kết và chia sẻ nguồn thông tin với các cơ quan thông tin, thư viện thuộc khối nội chính và các cơ sở nghiên cứu, đào tạo, thực hành pháp luật trong nước và trên thế giới.

5. Tăng cường hợp tác, trao đổi trong đào tạo cán bộ pháp luật

a) Tăng cường hợp tác giữa các cơ sở đào tạo trong nước

Tập trung đào tạo đội ngũ giảng viên cho các cơ sở đào tạo luật khác, đào tạo đội ngũ giáo viên pháp luật cho các trường trung học phổ thông, trung cấp, cao đng và dạy nghề, đào tạo đội ngũ tuyên truyền viên, báo cáo viên pháp luật cho các cơ quan tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật.

Huy động, trao đổi đội ngũ giảng viên tham gia giảng dạy, nghiên cứu khoa học giữa các cơ sở đào tạo với nhau nhằm phát huy, khai thác và sử dụng tối đa năng lực của mỗi Trường.

Tăng cường hp tác, chia sẻ toàn diện các nguồn lực giữa Trường Đại học Luật Hà Nội và Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh; ưu tiên chuẩn hóa một số nội dung trong chương trình đào tạo và công nhận tín chỉ đào tạo của 2 Trường; biên soạn, sử dụng chung một số giáo trình, tài liệu học tập và nguồn thư viện điện tử; triển khai hợp tác giữa các Khoa và Bộ môn của từng trường; tăng cường trao đổi giảng viên, sinh viên và định kỳ tiến hành các buổi tọa đàm, tham quan khảo sát, tìm hiểu khả năng hợp tác và tổ chức biên soạn giáo trình, tài liệu để các cơ sở đào tạo luật khác tham khảo.

Phát triển Hội cựu sinh viên, học viên các cơ sở đào tạo luật để trao đổi thông tin và hỗ trợ định hướng nghề nghiệp.

Download file tài liệu để xem thêm chi tiết

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Quyết định 549/2013/QĐ-TTg Xây dựng Trường Đại học Luật Hà Nội và Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh thành trường trọng điểm đào tạo cán bộ về pháp luật của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *