Bạn đang xem bài viết ✅ Quyết định 505/QĐ-BHXH Sửa đổi Quy trình thu bảo hiểm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Vào ngày 27/03/2020, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam đã ban hành Quyết định 505/QĐ-BHXH về sửa đổi Quy trình thu bảo hiểm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH. Với văn bản pháp luật này, hiệu lực sẽ được bắt đầu từ ngày 01/05/2020. Sau đây, chúng tôi xin mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết của quyết định này.

BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: 505/QĐ-BHXH

Hà Nội, ngày 27 tháng 3 năm 2020

QUYẾT ĐỊNH 595/QĐ-BHXH

SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU QUY TRÌNH THU BẢO HIỂM XÃ HỘI, BẢO HIỂM Y TẾ, BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP, BẢO HIỂM TAI NẠN LAO ĐỘNG, BỆNH NGHỀ NGHIỆP; QUẢN LÝ SỔ BẢO HIỂM XÃ HỘI, THẺ BẢO HIỂM Y TẾ BAN HÀNH KÈM THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 595/QĐ-BHXH NGÀY 14/4/2017 CỦA TỔNG GIÁM ĐỐC BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM

TỔNG GIÁM ĐỐC BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM

Căn cứ Luật Bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 ngày 20/11/2014;

Căn cứ Luật Bảo hiểm y tế số 25/2008/QH12 ngày 14/11/2008; Luật số 46/2014/QH13 ngày 13/6/2014 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế;

Căn cứ Luật Việc làm số 38/2013/QH13 ngày 16/11/2013;

Căn cứ Luật An toàn, Vệ sinh lao động số 84/2015/QH13 ngày 25/6/2015;

Căn cứ Nghị định số 01/2016/NĐ-CP ngày 05/01/2016 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bảo hiểm xã hội Việt Nam;

Xét đề nghị của Trưởng Ban Thu, Trưởng Ban Sổ – Thẻ.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số Điều của Quy trình thu bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (BHTNLĐ, BNN); quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT ban hành kèm theo Quyết định số 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam như sau:

1. Sửa đổi, bổ sung Điểm 2.1 Khoản 2 Điều 2 như sau:

“2.1. Đơn vị: gọi chung cho cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức sử dụng lao động, quản lý đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN.”

2. Sửa đổi, bổ sung Điểm 2.6 Khoản 2 Điều 2 như sau:

“Bộ phận tiếp nhận hồ sơ: Là tên gọi chung cho Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông của BHXH tỉnh, BHXH huyện.”

3. Sửa đổi, bổ sung Điểm 2.11 Khoản 2 Điều 2 như sau:

“Nợ BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN: là số tiền chậm đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN của đơn vị, cơ quan lao động – thương binh và xã hội, cơ quan tài chính và người tham gia (bao gồm cả tiền lãi chậm đóng) theo quy định của pháp luật.”

4. Sửa đổi, bổ sung Điểm 2.12 Khoản 2 Điều 2 như sau:

“2.12. Xác nhận sổ BHXH: là thời gian đã đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN đã được hạch toán, phân bổ tiền nộp của người tham gia.”

5. Bổ sung Tiết đ Điểm 1.2 Khoản 1 Điều 3 như sau:

“đ) Thu tiền đóng BHXH tự nguyện; thu tiền đóng BHYT của người tham gia BHYT cư trú trên địa bàn tỉnh.”

6. Sửa đổi, bổ sung Tiết a Điểm 2.1 Khoản 2 Điều 3 như sau:

“a) Cấp mới, cấp lại, điều chỉnh, xác nhận sổ BHXH và ghi thời gian đóng BHTN chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp, ghi thời gian đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN cho người tham gia tại đơn vị do BHXH huyện trực tiếp thu; người đang bảo lưu thời gian đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN ở huyện, tỉnh khác.”

7. Sửa đổi, bổ sung Tiết a Điểm 2.2 Khoản 2 Điều 3 như sau:

“a) Cấp mới, cấp lại, điều chỉnh, xác nhận sổ BHXH và ghi thời gian đóng BHTN chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp, ghi thời gian đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN cho người tham gia tại đơn vị do BHXH tỉnh trực tiếp thu; người đã hưởng BHXH hoặc đang bảo lưu thời gian đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN ở huyện, tỉnh khác.”

8. Sửa đổi, bổ sung Điểm 3.1 Khoản 3 Điều 3 như sau:

“3.1. BHXH huyện: Cấp mới, cấp lại, đổi thẻ BHYT cho người tham gia BHYT do BHXH huyện trực tiếp thu.”

9. Sửa đổi, bổ sung Khoản 2 Điều 4 như sau:

“2. Người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc khi có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp và có HĐLĐ không xác định thời hạn, HĐLĐ xác định thời hạn từ đủ 01 năm trở lên với người sử dụng lao động tại Việt Nam. Trường hợp người lao động di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp theo quy định tại khoản 1 Điều 3 của Nghị định số 11/2016/NĐ-CP ngày 03/02/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam và người lao động đã đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại khoản 1 Điều 187 của Bộ luật Lao động thì không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc.”

10. Sửa đổi, bổ sung Điểm 1.5 Khoản 1 Điều 5 như sau:

“1.5. Người lao động quy định tại Khoản 2 Điều 4: Từ ngày 01/01/2022, người lao động hằng tháng đóng bằng 8% mức tiền lương tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất.”

11. Bổ sung Điểm 2.3 Khoản 2 Điều 5 như sau:

“2.3. Đơn vị hằng tháng đóng trên quỹ tiền lương đóng BHXH của người lao động quy định tại Khoản 2 Điều 4 như sau:

a) 3% vào quỹ ốm đau và thai sản;

b) 14% vào quỹ hưu trí và tử tuất từ ngày 01/01/2022.”

12. Sửa đổi, bổ sung Điểm 1.2 Khoản 1 Điều 6 như sau:

“1.2. Người lao động quy định tại Điểm 1.6 Khoản 1 Điều 4 thì tiền lương tháng đóng BHXH là mức lương cơ sở (Việt Nam đồng).”

13. Sửa đổi bổ sung Khoản 2 Điều 7 như sau:

“2. Đơn vị là doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp trả lương theo sản phẩm, theo khoán thì đăng ký phương thức đóng 03 hoặc 06 tháng một lần với cơ quan BHXH; cơ quan BHXH phối hợp với cơ quan Lao động kiểm tra tại đơn vị trước khi quyết định phương thức đóng của đơn vị. Chậm nhất đến ngày cuối cùng của phương thức đóng, đơn vị phải chuyển đủ tiền vào quỹ BHXH.”

14. Sửa đổi, bổ sung điểm 1.6 Khoản 1 điều 9 như sau:

“1.6. Đóng một lần cho những năm còn thiếu đối với người tham gia BHXH đã đủ điều kiện về tuổi để hưởng lương hưu theo quy định nhưng thời gian đóng BHXH còn thiếu không quá 10 năm (120 tháng) thì được đóng cho đủ 20 năm để hưởng lương hưu. Trường hợp đang tham gia BHXH bắt buộc thì đóng BHXH tự nguyện một lần cho những năm còn thiếu vào tháng đủ điều kiện về tuổi hưởng lương hưu.”

15. Sửa đổi, bổ sung Điểm 3.3 Khoản 3 Điều 17 như sau:

“3.3a. Người có công với cách mạng theo quy định tại Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng.

3.3b. Cựu chiến binh, bao gồm:

a) Cựu chiến binh tham gia kháng chiến từ ngày 30 tháng 4 năm 1975 trở về trước theo quy định tại khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 2 Nghị định số 150/2006/NĐ-CP ngày 12/12/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh cựu chiến binh, được sửa đổi, bổ sung tại khoản 1 Điều 1 Nghị định số 157/2016/NĐ-CP ngày 24/11/2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 150/2006/NĐ-CP ngày 12/12/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh cựu chiến binh.

b) Cựu chiến binh tham gia kháng chiến sau ngày 30/4/1975 quy định tại khoản 5 Điều 2 Nghị định số 150/2006/NĐ-CP ngày 12/12/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh cựu chiến binh và tại khoản 1 Điều 1 Nghị định số 157/2016/NĐ-CP ngày 24/11/2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 150/2006/NĐ-CP của Chính phủ, gồm:

– Quân nhân, công nhân viên quốc phòng đã được hưởng trợ cấp theo Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg ngày 09/11/2011 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ, chính sách đối với đối tượng tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Căm-pu-chi-a, giúp bạn Lào sau ngày 30/4/1975 đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc;

Tham khảo thêm:   Quyết định số 799/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ Về việc phê chuẩn kết quả miễn nhiệm Thành viên Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau nhiệm kỳ 2004 - 2011

– Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, chiến sĩ, công nhân viên quốc phòng trực tiếp tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Căm-pu-chia, giúp bạn Lào sau ngày 30/4/1975 chuyên ngành về làm việc tại các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp (không được hưởng trợ cấp theo Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg);

– Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp đã hoàn thành nhiệm vụ tại ngũ trong thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đã phục viên, nghỉ hưu hoặc chuyển ngành về làm việc tại các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp;

– Dân quân, tự vệ đã tham gia chiến đấu, trực tiếp phục vụ chiến đấu sau ngày 30/4/1975 đã được hưởng trợ cấp theo Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg.

3.3c. Người tham gia kháng chiến và bảo vệ Tổ quốc, gồm:

a) Người tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước đã được hưởng trợ cấp theo một trong các văn bản sau:

– Quyết định số 290/2005/QĐ-TTg ngày 01/11/2005 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ, chính sách đối với một số đối tượng trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ chưa được hưởng chính sách của Đảng và Nhà nước;

– Quyết định số 188/2007/QĐ-TTg ngày 06/12/2007 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi Quyết định số 290/2005/QĐ-TTg ngày 01/11/2005 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ, chính sách đối với một số đối tượng trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ chưa được hưởng chính sách của Đảng và Nhà nước;

– Quyết định số 142/2008/QĐ-TTg ngày 27/10/2008 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện chế độ đối với quân nhân tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước có dưới 20 năm công tác trong quân đội đã phục viên, xuất ngũ về địa phương;

b) Người đã được hưởng trợ cấp theo Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg nhưng không phải là cựu chiến binh tại Điểm 3.3b Khoản 3 Điều này;

c) Cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước có dưới 20 năm công tác trong Công an nhân dân đã thôi việc, xuất ngũ về địa phương đã được hưởng trợ cấp theo Quyết định số 53/2010/QĐ-TTg ngày 20/8/2010 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ đối với cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước có dưới 20 năm công tác trong Công an nhân dân đã thôi việc, xuất ngũ về địa phương;

d) Thanh niên xung phong đã được hưởng trợ cấp theo Quyết định số 170/2008/QĐ-TTg ngày 18/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ bảo hiểm y tế và trợ cấp mai táng phí đối với thanh niên xung phong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, Quyết định số 40/2011/QĐ-TTg ngày 27/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ quy định về chế độ đối với thanh niên xung phong đã hoàn thành nhiệm vụ trong kháng chiến và Nghị định số 112/2017/NĐ-CP ngày 06/10/2017 của Chính phủ quy định về chế độ, chính sách đối với thanh niên xung phong cơ sở ở miền Nam tham gia kháng chiến giai đoạn 1965 – 1975;

đ) Dân công hỏa tuyến tham gia kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế đã được hưởng trợ cấp theo Quyết định số 49/2015/QĐ-TTg ngày 14/10/2015 của Thủ tướng Chính phủ về một số chế độ, chính sách đối với dân công hỏa tuyến tham gia kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế.”

16. Sửa đổi, bổ sung Điểm 3.7 Khoản 3 Điều 17 như sau:

“3.7. Người thuộc hộ gia đình nghèo theo tiêu chí về thu nhập, người thuộc hộ nghèo đa chiều có thiếu hụt về bảo hiểm y tế quy định tại Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 – 2020 và các quyết định khác của cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế chuẩn nghèo áp dụng cho từng giai đoạn; người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn; người đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn; người đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo theo Nghị quyết của Chính phủ, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.”

17. Sửa đổi, bổ sung Điểm 3.15 Khoản 3 Điều 17 như sau:

“3.15. Thân nhân của sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sỹ quan, binh sỹ quân đội đang tại ngũ, sỹ quan, hạ sỹ quan nghiệp vụ và sỹ quan, hạ sỹ quan chuyên môn, kỹ thuật đang công tác trong lực lượng công an nhân dân, học viên công an nhân dân, hạ sỹ quan, người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân, học viên cơ yếu được hưởng chế độ, chính sách theo chế độ, chính sách đối với học viên ở các trường quân đội, công an, gồm:

a) Cha đẻ, mẹ đẻ; cha đẻ, mẹ đẻ của vợ hoặc chồng; người nuôi dưỡng hợp pháp của bản thân, của vợ hoặc của chồng;

b) Vợ hoặc chồng;

c) Con đẻ, con nuôi hợp pháp từ trên 6 tuổi đến dưới 18 tuổi; con đẻ, con nuôi hợp pháp từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học phổ thông.”

18. Bổ sung Điểm 3.16 Khoản 3 Điều 17 như sau:

“3.16. Người từ đủ 80 tuổi trở lên đang hưởng trợ cấp tuất hằng tháng theo quy định của pháp luật về BHXH.”

19. Bổ sung Điểm 4.1a. Khoản 4 Điều 17 như sau:

“4.1a. Người thuộc hộ gia đình nghèo đa chiều không thuộc trường hợp quy định tại Điểm 3.7 Khoản 3 Điều này.”

20. Bổ sung Điểm 5.3 Khoản 5 Điều 17 như sau:

“5.3. Các đối tượng sau đây được tham gia BHYT theo hình thức hộ gia đình:

a) Chức sắc, chức việc, nhà tu hành;

b) Người sinh sống trong cơ sở bảo trợ xã hội mà không được ngân sách nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế.”

21. Bổ sung Khoản 8 Điều 17 như sau:

“8. Nhóm do người sử dụng lao động đóng

8.1. Thân nhân của công nhân, viên chức quốc phòng đang phục vụ trong Quân đội.

8.2. Thân nhân của công nhân công an đang phục vụ trong Công an Nhân dân.

8.3. Thân nhân của người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu.”

22. Sửa đổi, bổ sung Khoản 4, Khoản 7 Điều 18 như sau:

“4. Đối tượng tại Điểm 2.2, 2.3, 2.5 Khoản 2 Điều 17: mức đóng hằng tháng bằng 4,5% mức lương cơ sở, do cơ quan BHXH đóng.

7. Đối tượng tại Điểm 3.1, 3.3a, 3.3b, 3.3c, 3.4, 3.5, 3.6, 3.7, 3.8, 3.9, 3.10, 3.12, 3.13, 3.15, 3.16 Khoản 3 Điều 17 và đối tượng người thuộc hộ gia đình cận nghèo được ngân sách nhà nước hỗ trợ 100% mức đóng tại Điểm 4.1 Khoản 4 Điều 17: mức đóng hằng tháng bằng 4,5% mức lương cơ sở do ngân sách nhà nước đóng.”

23. Sửa đổi, bổ sung Khoản 10 Điều 18 như sau:

“10. Đối tượng tại Điểm 4.1, 4.1a Khoản 4 Điều 17: mức đóng hằng tháng bằng 4,5% mức lương cơ sở do đối tượng tự đóng và được ngân sách nhà nước hỗ trợ tối thiểu 70% mức đóng.

Ngân sách nhà nước hỗ trợ 100% mức đóng BHYT đối với người thuộc hộ gia đình cận nghèo đang sinh sống tại các huyện nghèo theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ về chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững và các huyện được áp dụng cơ chế, chính sách theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP.”

24. Bổ sung Điểm d Khoản 13 Điều 18 như sau:

“d) Việc giảm trừ mức đóng BHYT theo quy định tại điểm này được thực hiện khi các thành viên tham gia BHYT theo hộ gia đình cùng tham gia trong năm tài chính.”

25. Bổ sung Khoản 14 Điều 18 như sau:

“14. Đối tượng tại Khoản 8 Điều 17: Mức đóng hằng tháng bằng 4,5% mức lương cơ sở do người sử dụng lao động đóng BHYT từ các nguồn như sau:

a) Đối với đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước thì do ngân sách nhà nước đảm bảo;

b) Đối với đơn vị sự nghiệp thì sử dụng kinh phí của đơn vị theo quy định của pháp luật về cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập;

Tham khảo thêm:   Tiếng Anh 12 Unit I: ID Vocabulary Soạn Anh 12 Chân trời sáng tạo trang 11

c) Đối với doanh nghiệp thì sử dụng kinh phí của doanh nghiệp.

d) Trường hợp đối tượng tại khoản này đồng thời thuộc nhiều đối tượng tham gia BHYT khác nhau quy định tại các Khoản 1, 2, 3 và 4 Quyết định này thì đóng BHYT theo thứ tự như sau: Do người lao động và người sử dụng lao động đóng; do cơ quan BHXH đóng; do ngân sách nhà nước đóng; do người sử dụng lao động đóng.”

26. Sửa đổi, bổ sung Khoản 3 Điều 19 như sau:

“3.3. Đối tượng tại Điểm 3.1, 3.3b, 3.3c, 3.4, 3.5, 3.7, 3.10, 3.13, 3.15, 3.16 Khoản 3 Điều 17 và đối tượng được ngân sách nhà nước hỗ trợ 100% mức đóng tại Điểm 4.1 Khoản 4 Điều 17: hằng quý, cơ quan tài chính chuyển tiền đóng BHYT vào quỹ BHYT; chậm nhất đến ngày 15/12 hằng năm phải thực hiện xong việc chuyển kinh phí vào quỹ BHYT của năm đó.

Đối tượng tại Điểm 3.3a, 3.6, 3.7, 3.8, 3.9, 3.12 Khoản 3 Điều 17: hằng quý, cơ quan lao động – thương binh và xã hội chuyển tiền đóng BHYT vào quỹ BHYT; chậm nhất đến ngày 15/12 hằng năm phải thực hiện xong việc chuyển kinh phí vào quỹ BHYT của năm đó.”

27. Sửa đổi, bổ sung Khoản 5 Điều 19 như sau:

“5. Đối tượng tại Điểm 4.1, 4.1a, 4.3 Khoản 4 Điều 17: định kỳ 03 tháng, 06 tháng hoặc 12 tháng, đại diện hộ gia đình, cá nhân đóng phần thuộc trách nhiệm phải đóng cho Đại lý thu hoặc đóng tại cơ quan BHXH. Trường hợp không tham gia đúng thời hạn được hưởng chính sách theo quyết định phê duyệt của cấp có thẩm quyền, khi tham gia thì phải tham gia hết thời hạn còn lại theo quyết định được hưởng chính sách. Trường hợp tham gia vào các ngày trong tháng thì số tiền đóng BHYT được xác định theo tháng kể từ ngày đóng tiền BHYT.”

28. Bổ sung Khoản 7a Điều 19 như sau:

“7a. Đối tượng tại Khoản 6 Điều 17: hằng tháng người sử dụng lao động đóng BHYT cho đối tượng này cùng với việc đóng BHYT cho người lao động theo quy định.”

29. Sửa đổi, bổ sung tên Khoản 1 Điều 21, bổ sung Điểm 1.5 Khoản 1 Điều 21 như sau:

“1. Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động làm việc theo HĐLĐ thuộc đối tượng tham gia BHTNLĐ, BNN bắt buộc, bao gồm:”

“1.5. Người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam thuộc đối tượng tham gia BHTNLĐ, BNN khi có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp và có HĐLĐ không xác định thời hạn, HĐLĐ xác định thời hạn từ đủ 01 năm trở lên với người sử dụng lao động tại Việt Nam.”

30. Sửa đổi, bổ sung Điểm 1.2 Khoản 1 Điều 25 như sau:

“1.2. Đơn vị; UBND xã; Cơ sở trợ giúp xã hội, Cơ sở nuôi dưỡng, điều dưỡng thương binh và người có công; Cơ sở giáo dục nghề nghiệp thuộc ngành lao động, thương binh và xã hội; Đại lý thu/Nhà trường; Phòng/Tổ chế độ BHXH: Danh sách người chỉ tham gia BHYT (Mẫu D03-TS); Danh sách đối tượng tham gia BHYT (Mẫu số 2 ban hành kèm theo Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17/10/2018 của Chính phủ) đối với đối tượng do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quản lý.”

31. Sửa đổi, bổ sung Khoản 1 Điều 27 như sau:

“1. Cấp lại sổ BHXH do mất, hỏng, gộp sổ BHXH

1.1. Thành phần hồ sơ:

a) Cấp lại sổ BHXH do mất, hỏng: Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS).

b) Gộp sổ BHXH:

– Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS).

– Các sổ BHXH đề nghị gộp (nếu có).

1.2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.”

32. Sửa đổi, bổ sung Điểm 2.1 Khoản 2 Điều 30 như sau:

“2.1. Trường hợp không thay đổi thông tin: trong ngày khi nhận đủ hồ sơ theo quy định.”

33. Sửa đổi, bổ sung tên Tiết c Điểm 1.1 Khoản 1 Điều 31 như sau:

“c) Các trường hợp cấp lại, gộp sổ, điều chỉnh nội dung đã ghi trên sổ BHXH, thẻ BHYT; cộng nối thời gian nhưng không phải đóng BHXH: kê khai hồ sơ theo quy định tại Điều 27 và nộp hồ sơ như sau:”

34. Sửa đổi, bổ sung gạch đầu dòng (-) thứ hai Tiết c Điểm 1.1 Khoản 1 Điều 31 như sau:

“- Người đang bảo lưu thời gian đóng BHXH hoặc đã được giải quyết hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH đề nghị cấp lại, điều chỉnh nội dung trên sổ BHXH: nộp cho cơ quan BHXH trên toàn quốc.”

35. Sửa đổi, bổ sung Tiết c Điểm 1.3 Khoản 1 Điều 31 như sau:

“b) Thông báo, xác nhận thời gian đóng BHXH hằng năm.”

36. Sửa đổi, bổ sung Tiết c Điểm 2.3 Khoản 2 Điều 31 như sau:

“b) Thông báo, xác nhận thời gian đóng BHXH hằng năm.”

37. Sửa đổi, bổ sung Điểm 2.1 Khoản 2 Điều 31 như sau:

“2.1. Kê khai và nộp hồ sơ: Kê khai hồ sơ theo quy định tại Điều 24, Điều 27 và nộp hồ sơ cho Đại lý thu hoặc nộp cho cơ quan BHXH.”

38. Sửa đổi, bổ sung Điểm 2.2 Khoản 2 Điều 31 như sau:

“2.2. Đóng tiền: Đóng tiền cho Đại lý thu hoặc cho cơ quan BHXH theo phương thức đăng ký hoặc qua ngân hàng hoặc hệ thống tiện ích thông minh theo phương thức đăng ký.”

39. Sửa đổi, bổ sung Điểm 3.1 Khoản 3 Điều 31 như sau:

“3.1. Kê khai hồ sơ: kê khai hồ sơ theo quy định tại Điều 25, Khoản 4 Điều 27 và nộp hồ sơ như sau:”

40. Sửa đổi, bổ sung gạch đầu dòng (-) thứ nhất Điểm 3.2 Khoản 3 Điều 31 như sau:

“- Người tham gia BHYT theo hộ gia đình, người được ngân sách hỗ trợ một phần mức đóng BHYT: Đóng tiền cho Đại lý thu hoặc cho cơ quan BHXH theo phương thức đăng ký hoặc qua ngân hàng hoặc hệ thống tiện ích thông minh.”

41. Sửa đổi, bổ sung tên Điều 32, tên Khoản 1 Điều 32 như sau:

“Điều 32. Đơn vị, cơ quan lao động – thương binh và xã hội, UBND xã, Đại lý thu/nhà trường, Cơ sở trợ giúp xã hội, Cơ sở nuôi dưỡng, điều dưỡng thương binh và người có công; Cơ sở giáo dục nghề nghiệp thuộc ngành lao động, thương binh và xã hội, Phòng/Tổ chế độ BHXH

“1. Đơn vị”

42. Sửa đổi, bổ sung gạch đầu dòng (-) thứ hai Tiết c Điểm 1.2 Khoản 1 Điều 32 như sau:

“- Đối với người tham gia chưa được cấp hoặc quên mã số BHXH: phối hợp cơ quan BHXH nơi đăng ký đóng để hoàn thiện, xác định mã số BHXH.”

43. Sửa đổi, bổ sung Điểm 1.3 Khoản 1 Điều 32 như sau:

“1.3. Nộp hồ sơ: nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH thông qua dịch vụ bưu chính công ích.”

44. Sửa đổi, bổ sung Tiết a Điểm 1.5 Khoản 1 Điều 32 như sau:

“a) Thông báo kết quả đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN (Mẫu C12-TS) hằng tháng qua dịch vụ bưu chính công ích để kiểm tra, đối chiếu, nếu có sai lệch, phối hợp với cơ quan BHXH để giải quyết.”

45. Sửa đổi, bổ sung Tiết c Điểm 1.5 Khoản 1 Điều 32 như sau:

“c) Phối hợp với cơ quan BHXH/đơn vị dịch vụ bưu chính công ích trả trực tiếp sổ BHXH cho người tham gia, nhận thẻ BHYT trả cho người tham gia.”

46. Bổ sung Tiết c Điểm 2.2 Khoản 2 Điều 32 như sau:

“c) Giấy thanh toán thù lao cho tổ chức làm đại lý (Mẫu C66-HD ban hành kèm theo Thông tư số 102/2018/TT-BTC ngày 14/11/2018 của Bộ Tài chính).”

47. Sửa đổi, bổ sung Điểm 2.3 Khoản 2 Điều 32 như sau:

“2.3. Nộp hồ sơ: nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH hoặc thông qua dịch vụ bưu chính công ích.”

48. Sửa đổi, bổ sung Tiết a Điểm 2.5 Khoản 2 Điều 32 như sau:

“a) Thẻ BHYT để trả cho người tham gia; phối hợp với cơ quan BHXH/đơn vị dịch vụ bưu chính công ích trả sổ BHXH cho người tham gia.”

49. Bổ sung Tiết c Điểm 2.5 Khoản 2 Điều 32 như sau:

“c) Nhận thù lao theo quy định.”

50. Sửa đổi, bổ sung Điểm 3.1 Khoản 3 Điều 32 như sau:

“3.1. Nhận hồ sơ

Hồ sơ của người tham gia theo quy định.”

51. Sửa đổi, bổ sung Tiết a Điểm 3.2 Khoản 3 Điều 32 như sau:

Tham khảo thêm:   Lời bài hát Đi tìm người yêu

“a) Kê khai hồ sơ: theo quy định tại Điều 25, Khoản 4 Điều 27. Trường hợp đã kết nối liên thông dữ liệu đăng ký khai sinh của trẻ em dưới 6 tuổi trên Hệ thống thông tin đăng ký và quản lý hộ tịch của Bộ Tư pháp, không thực hiện lập Danh sách cấp thẻ BHYT (Mẫu D03-TS).”

52. Sửa đổi, bổ sung Điểm 3.3 Khoản 3 Điều 32 như sau:

“3.3. Nộp hồ sơ:

a) Nộp hồ sơ cho cơ quan lao động – thương binh và xã hội các đối tượng tại Điểm 3.3a, 3.3b, 3.3c, 3.5, 3.6, 3.7, 3.8, 3.9, 3.12, 3.16 Khoản 3; Điểm 4.1, 4.1a, 4.3 Khoản 4 Điều 17 và các đối tượng khác (nếu có) theo phân cấp.

b) Nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH các đối tượng còn lại thông qua dịch vụ bưu chính công ích.”

53. Sửa đổi, bổ sung Tiết a Điểm 3.4 Khoản 3 Điều 32 như sau:

“a) Danh sách cấp thẻ BHYT (Mẫu D10a-TS), thẻ BHYT để trả cho người tham gia.”

54. Bổ sung Tiết c Điểm 3.4 Khoản 3 Điều 32 như sau:

“c) Nhận kinh phí hỗ trợ lập danh sách người tham gia BHYT.”

55. Sửa đổi, bổ sung Khoản 4, Khoản 5, Khoản 6 Điều 32 như sau:

“4. Cơ quan lao động – thương binh và xã hội

4.1. Nhận Danh sách người chỉ tham gia BHYT (Mẫu D03-TS) do UBND xã gửi đến, phối hợp với cơ quan BHXH đối chiếu, xác nhận, gửi cơ quan BHXH tính số tiền thu và cấp thẻ BHYT.

4.2. Hằng quý

a) Nhận Mẫu C12-TS quý các đối tượng quản lý qua dịch vụ bưu chính công ích để kiểm tra, đối chiếu, chuyển kinh phí hoặc đề nghị cơ quan tài chính chuyển kinh phí vào quỹ BHYT theo quy định.

b) Danh sách cấp thẻ BHYT (Mẫu D10a-TS) các đối tượng quản lý để theo dõi, quản lý.

5. Cơ sở trợ giúp xã hội, Cơ sở nuôi dưỡng, điều dưỡng thương binh và người có công; Cơ sở giáo dục nghề nghiệp thuộc ngành lao động, thương binh và xã hội

5.1. Nhận hồ sơ của người tham gia theo quy định.

5.2. Kê khai hồ sơ

a) Kê khai hồ sơ: theo quy định tại Điều 25, Khoản 4 Điều 27.

b) Ghi mã số BHXH: Tương tự như Tiết c Điểm 1.2 Khoản 1 Điều này.

5.3. Nộp hồ sơ: Nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH thông qua dịch vụ bưu chính công ích.

5.4. Đóng tiền: Tổng hợp, chuyển kinh phí hoặc đề nghị cơ quan lao động – thương binh và xã hội hoặc cơ quan tài chính chuyển kinh phí vào quỹ BHYT theo quy định.

5.5. Nhận kết quả: Danh sách cấp thẻ BHYT (Mẫu D10a-TS), thẻ BHYT để trả cho người tham gia.

6. Phòng/Tổ chế độ BHXH

6.1. Nhận hồ sơ của người tham gia theo quy định.

6.2. Kê khai hồ sơ

a) Lập Danh sách người chỉ tham gia BHYT (Mẫu D03-TS) đối với người tham gia BHYT do tổ chức BHXH đóng (kể cả đối tượng đang chờ ban hành quyết định hưởng hưu trí).

b) Lập danh sách và hồ sơ người lao động giải quyết BHXH một lần còn thời gian BHTN chưa hưởng; người tham gia hưởng, dừng, hủy hưởng trợ cấp thất nghiệp gửi Phòng/Tổ quản lý thu để đối chiếu và xác nhận lại dữ liệu tổng thời gian đóng BHTN chưa hưởng trên cơ sở dữ liệu thu toàn quốc.

c) Hồ sơ đề nghị điều chỉnh thu BHXH, BHTN để giải quyết hưởng các chế độ BHXH, BHTN.

6.3. Nộp hồ sơ: Nộp hồ sơ cho Bộ phận tiếp nhận hồ sơ.”

56. Sửa đổi, bổ sung Điều 33 như sau:

“Điều 33a. Xử lý hồ sơ và cấp mã số BHXH

1. Bộ phận tiếp nhận hồ sơ

1.1. Nhận hồ sơ của người tham gia, đơn vị, Cơ sở trợ giúp xã hội, Cơ sở nuôi dưỡng, điều dưỡng thương binh và người có công; Cơ sở giáo dục nghề nghiệp thuộc ngành lao động, thương binh và xã hội, UBND xã, Đại lý thu/nhà trường do đơn vị dịch vụ bưu chính công ích, Phòng/Tổ chế độ BHXH chuyển đến; kể cả hồ sơ nhận qua Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công của BHXH Việt Nam hoặc qua Hệ thống các phần mềm giao dịch điện tử của BHXH Việt Nam; kiểm tra, đối chiếu, kiểm đếm số lượng, các chỉ tiêu trên mẫu biểu theo quy định với dữ liệu quản lý.

a) Trường hợp dữ liệu quản lý và hồ sơ chưa đúng, đủ: Lập Phiếu Yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ (Mẫu số 02) hoặc Phiếu Từ chối tiếp nhận giải quyết hồ sơ (Mẫu số 03) ban hành kèm theo Quyết định số 2192/QĐ-BHXH ngày 10/12/2019 của BHXH ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong ngành BHXH.

b) Trường hợp dữ liệu quản lý và hồ sơ đúng, đủ: Viết giấy hẹn (Mẫu số 01 ban hành kèm theo Quyết định số 2192/QĐ-BHXH).

c) Đối với người tham gia nộp hồ sơ tại cơ quan BHXH:

– Hướng dẫn người tham gia lập hồ sơ quy định tại Điều 23, 24, 25, 27. Đối với các trường hợp có hồ sơ kèm theo thì sao và xác nhận, trả bản chính.

– Hướng dẫn người tham gia nộp tiền theo quy định.

– Viết giấy hẹn (Mẫu số 01) ban hành kèm theo Quyết định số 2192/QĐ-BHXH.

1.2. Chuyển hồ sơ, dữ liệu cho Phòng/Tổ cấp sổ, thẻ.

Trường hợp đã kết nối liên thông dữ liệu đăng ký khai sinh của trẻ em dưới 6 tuổi trên Hệ thống thông tin đăng ký và quản lý hộ tịch của Bộ Tư pháp: Phần mềm tiếp nhận và quản lý hồ sơ tự động lập Danh sách cấp thẻ BHYT (Mẫu D03-TS) chuyển Phòng/Tổ cấp sổ, thẻ.

1.3. Nhận từ Phòng/Tổ cấp sổ, thẻ, Phòng/Tổ quản lý thu kết quả giải quyết thủ tục hành chính của đơn vị, người tham gia (sổ BHXH, thẻ BHYT), hồ sơ của đơn vị, người tham gia, hồ sơ xác định số phải thu, cấp sổ BHXH, thẻ BHYT của cơ quan BHXH.

a) Trả sổ BHXH cho người tham gia, thẻ BHYT cho đơn vị để trả cho người tham gia thông qua dịch vụ bưu chính công ích.

b) Lưu trữ hồ sơ theo quy định.

2. Phòng/Tổ cấp sổ, thẻ

2.1. Nhận hồ sơ, dữ liệu giao dịch điện tử do Bộ phận tiếp nhận hồ sơ, Phòng/Tổ quản lý thu, Phòng/Tổ chế độ BHXH chuyển đến; kiểm tra, đối chiếu đúng đủ các chỉ tiêu trên mẫu biểu, hồ sơ với dữ liệu quản lý .

a) Đối với hồ sơ cộng nối thời gian nhưng không phải đóng BHXH; điều chỉnh chức danh làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm trước năm 1995; gộp sổ BHXH: phối hợp với các phòng liên quan thẩm định, lập Phiếu đề nghị cập nhật thời gian công tác không phải đóng BHXH (Mẫu C09-TS), Danh sách đề nghị gộp sổ BHXH (Mẫu C18-TS) trình Lãnh đạo phê duyệt; scan hồ sơ có ý kiến phê duyệt của Lãnh đạo BHXH tỉnh vào phần mềm quản lý thu.

b) Phân loại và chuyển hồ sơ

– Chuyển ngay Phòng/Tổ quản lý thu hồ sơ của đơn vị, người tham gia có đủ mã số BHXH.

– Đối với hồ sơ có từ 01 người tham gia trở lên chưa có mã số BHXH: Hoàn thiện mã số BHXH cho người tham gia theo quy định cơ sở dữ liệu hộ gia đình, ghi mã số BHXH vào cột mã số BHXH trên Mẫu D02-TS, D03-TS, D05-TS, chuyển cho Phòng/Tổ quản lý thu.

– Trường hợp đơn vị, người tham gia nộp hồ sơ phát sinh của tháng sau vào ngày cuối tháng trước, đảm bảo thẻ BHYT có giá trị sử dụng ngày mùng một tháng phát sinh.

2.2. Căn cứ tình hình thực tế từng địa phương, Giám đốc BHXH tỉnh giao thời hạn xử lý hồ sơ giữa các bộ phận nghiệp vụ, đảm bảo thời gian hoàn thiện mã số BHXH, cập nhật dữ liệu thu, cấp sổ BHXH, thẻ BHYT cho người tham gia không quá 02 ngày.

…………….

Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết của quyết định này!

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Quyết định 505/QĐ-BHXH Sửa đổi Quy trình thu bảo hiểm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *