Ngày 11/01/2018,Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 50/QĐ-TTg về Danh mục và phân công cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản hướng dẫn luật được Quốc hội khóa XIV thông qua tại kỳ họp thứ 4. Theo đó, Thủ tướng Chính phủ giao cho Ngân hàng Nhà nước chủ trì soạn thảo các văn bản hướng dẫn Luật các tổ chức tín dụng sửa đổi năm 2017 để kịp ban hành hoặc trình Chính phủ trong tháng 01/2018. Mời các bạn cùng tham khảo và tải nội dung tại đây.
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 50/QĐ-TTg |
Hà Nội, ngày 11 tháng 01 năm 2018 |
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH DANH MỤC VÀ PHÂN CÔNG CƠ QUAN CHỦ TRÌ SOẠN THẢO VĂN BẢN QUY ĐỊNH CHI TIẾT CÁC LUẬT ĐƯỢC QUỐC HỘI KHÓA XIV THÔNG QUA TẠI KỲ HỌP THỨ 4
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tư pháp,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Danh mục và phân công cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản quy định chi tiết thi hành các luật được Quốc hội khóa XIV thông qua tại kỳ họp thứ 4 (sau đây gọi tắt là Danh mục phân công).
Điều 2.
1. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ chủ trì soạn thảo văn bản có trách nhiệm:
a) Bảo đảm chất lượng, tiến độ xây dựng các nghị định trình Chính phủ, các quyết định trình Thủ tướng Chính phủ theo Quyết định này;
b) Ban hành các thông tư quy định chi tiết các nội dung được luật giao, bảo đảm có hiệu lực cùng thời điểm có hiệu lực của luật, không để tình trạng chậm, nợ ban hành văn bản;
c) Phối hợp chặt chẽ với Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ trong quá trình xây dựng, ban hành văn bản; thường xuyên đôn đốc, kiểm điểm làm rõ trách nhiệm của từng cơ quan, đơn vị và người đứng đầu được phân công trong việc xây dựng, trình ban hành văn bản; công khai nội dung công việc, tiến độ, tên chuyên viên đơn vị theo dõi và lãnh đạo phụ trách, kết quả cụ thể từng giai đoạn;
d) Trong quá trình nghiên cứu, soạn thảo văn bản, nếu có khó khăn, vướng mắc, cơ quan chủ trì soạn thảo phải chủ động phối hợp với Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ và các cơ quan có liên quan giải quyết hoặc kịp thời báo cáo xin ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ hoặc Phó Thủ tướng Chính phủ phụ trách lĩnh vực.
2. Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ cử cán bộ, công chức tham gia soạn thảo, chỉnh lý và theo dõi liên tục quá trình xây dựng, trình ban hành các nghị định của Chính phủ, quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ tiếp tục đổi mới quy trình thẩm định, thẩm tra, trình các dự thảo nghị định của Chính phủ, quyết định của Thủ tướng Chính phủ, bảo đảm chất lượng, tiến độ.
3. Định kỳ ngày 20 hàng tháng và hàng quý, cơ quan chủ trì soạn thảo cập nhật thông tin điện tử về tình hình, tiến độ soạn thảo, gửi về Bộ Tư pháp và Văn phòng Chính phủ để tổng hợp, báo cáo Chính phủ tại phiên họp thường kỳ.
4. Cho phép áp dụng trình tự, thủ tục rút gọn đối với một số văn bản thuộc thẩm quyền ban hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ được xác định cụ thể theo Danh mục phân công; đối với các văn bản còn lại, căn cứ từng trường hợp cụ thể, cơ quan chủ trì soạn thảo có thể đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép áp dụng trình tự, thủ tục rút gọn theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
THỦ TƯỚNG |
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Quyết định 50/QĐ-TTg Danh mục và phân công cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản hướng dẫn luật của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.