Ngày 06/10/2021, Bộ Y tế ban hành Quyết định 4689/QĐ-BYT về Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị Covid-19.
Theo đó hướng dẫn chi tiết về dấu hiệu nhận biết nhiễm Covid-19 biến chủng delta như sau:
- Thời gian ủ bệnh của người mắc Covid-19 là từ 02 – 14 ngày, trung bình từ 05 – 07 ngày, nhưng thể delta có thời gian ủ bệnh ngắn hơn.
- Ở giai đoạn khởi phát, các F0 nhiễm chủng alpha thông thường có các biểu hiện sốt, ho khan, mệt mỏi, đau họng, đau đầu. Một số trường hợp bị nghẹt mũi, chảy nước mũi, mất vị giác và khứu giác, buồn nôn, tiêu chảy, đau bụng…
- Còn với chủng mới delta, bệnh nhân sẽ đau đầu, đau họng, chảy nước mũi, ho, sốt, tiêu chảy, khó thở, đau cơ
BỘ Y TẾ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ————— |
Số: 4689/QĐ-BYT | Hà Nội, ngày 06 tháng 10 năm 2021 |
QUYẾT ĐỊNH 4689/QĐ-BYT
VỀ VIỆC BAN HÀNH HƯỚNG DẪN CHUẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ COVID-19
BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ
Căn cứ Nghị định số 75/2017/NĐ-CP ngày 20/6/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;
Căn cứ Nghị quyết số 86/NQ-CP ngày 06/8/2021 về các giải pháp cấp bách phòng, chống dịch bệnh COVID-19 để thực hiện Nghị quyết số 30/2021/QH15 ngày 28/7/2021 của Quốc hội khóa XV;
Theo ý kiến của Hội đồng chuyên môn xây dựng các tài liệu, hướng dẫn chuyên môn và quy định bảo đảm công tác chẩn đoán, điều trị COVID-19 được thành lập tại Quyết định số 4026/QĐ-BYT ngày 20/8/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh – Bộ Y tế.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19” thay thế “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19 do chủng vi rút Corona mới (SARS-CoV-2)” ban hành kèm theo Quyết định số 3416/QĐ-BYT ngày 14/7/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký, ban hành.
Điều 3. Các Ông/Bà: Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh; Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra; Tổng Cục trưởng, Cục trưởng, Vụ trưởng các Tổng Cục, Cục, Vụ thuộc Bộ Y tế; Giám đốc các Bệnh viện, Viện có giường bệnh trực thuộc Bộ Y tế; Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Thủ trưởng y tế các ngành chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nơi nhận : – Như điều 3; |
KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Nguyễn Trường Sơn |
HƯỚNG DẪN CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ COVID-19
(Ban hành kèm theo Quyết định số 4 689/QĐ-BYT ngày 06 tháng 10 năm 2021)
DANH SÁCH BAN BIÊN SOẠN
“HƯỚNG DẪN CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ COVID-19
Chỉ đạo biên soạn
PGs.Ts. Nguyễn Trường Sơn |
Thứ trưởng Bộ Y tế |
Chủ biên |
|
Gs.Ts. Nguyễn Gia Bình |
Chủ tịch Hội Hồi sức cấp cứu và chống độc Việt Nam |
Đồng chủ biên |
|
PGs.Ts. Lương Ngọc Khuê |
Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh – Bộ Y tế |
Tham gia biên soạn |
|
Gs.Ts. Nguyễn Văn Kính |
Chủ tịch Hội truyền nhiễm Việt Nam, nguyên Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TW |
Gs.Ts. Ngô Quý Châu |
Chủ tịch Hội Hô hấp Việt Nam, Giám đốc chuyên môn Bệnh viện đa khoa Tâm Anh |
Gs.Ts. Trần Hữu Dàng |
Chủ tịch Hội Nội tiết-Đái tháo đường Việt Nam |
Gs.Ts. Đỗ Quyết |
Giám đốc Học viện Quân Y |
PGs.Ts. Phạm Thị Ngọc Thảo |
Phó Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy |
Ths. Nguyễn Trọng Khoa |
Phó Cục trưởng, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh |
Ts. Vương Ánh Dương |
Phó Cục trưởng, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh |
Ts. Trần Đăng Khoa |
Phó Cục trưởng, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh |
PGs.Ts. Nguyễn Ngô Quang |
Phó Cục trưởng Cục Khoa học và Đào tạo |
PGs.Ts. Lê Việt Dũng |
Phó Cục trưởng Cục Quản lý Dược |
Ths. Nguyễn Anh Tú |
Phó Vụ trưởng Vụ Trang thiết bị và Công trình Y tế |
PGs.Ts. Nguyễn Viết Nhung |
Giám đốc Bệnh viện Phổi TW |
PGs.Ts. Trần Minh Điển |
Giám đốc Bệnh viện Nhi TW |
PGs.Ts. Đào Xuân Cơ |
Phó Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai |
BsCKII. Hoàng Thị Lan Hương |
Phó Giám đốc Bệnh viện đa khoa TW Huế |
Ts. Lê Đức Nhân |
Giám đốc Bệnh viện Đà Nẵng |
Ts. Nguyễn Văn Vĩnh Châu |
Phó Giám đốc Sở Y tế TPHCM |
Ts. Nguyễn Thanh Xuân |
Phó Giám đốc Bệnh viện đa khoa TW Huế |
BsCKII. Nguyễn Trung Cấp |
Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TW |
BsCKII.Nguyễn Thanh Trường |
Phó Giám đốc Bệnh viện Nhiệt đới TPHCM |
BsCKII. Nguyễn Minh Tiến |
Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng TPHCM |
BsCKII. Nguyễn Hồng Hà |
Phó Chủ tịch Hội truyền nhiễm Việt Nam, nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TW |
Ths. Nguyễn Thị Thanh Ngọc |
Phó trưởng phòng phụ trách phòng Nghiệp vụ – Thanh tra – Bảo vệ sức khỏe cán bộ, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh |
Ths. Hà Thị Kim Phượng |
Trưởng phòng Điều dưỡng – Dinh dưỡng và Kiểm soát nhiễm khuẩn, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh |
Ths. Trương Lê Vân Ngọc |
Phó trưởng phòng Nghiệp vụ – Thanh tra – Bảo vệ sức khỏe cán bộ, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh |
Ths. Võ Thị Nhị Hà |
Phó trưởng phòng Quản lý nghiên cứu TNLS và Sản phẩm, Cục Khoa học và Đào tạo |
Ths. Lê Kim Dung |
Chuyên viên chính phòng Nghiệp vụ – Thanh tra – Bảo vệ sức khỏe cán bộ, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh |
Ths. Hà Thanh Sơn |
Chuyên viên phòng Điều dưỡng – Dinh dưỡng và Kiểm soát nhiễm khuẩn, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh |
Ds. Vũ Thanh Bình |
Chuyên viên phòng Quản lý giá thuốc, Cục Quản lý Dược |
Ths. Trịnh Đức Nam |
Chuyên viên Vụ Trang thiết bị và Công trình y tế |
Ts. Nguyễn Văn Lâm |
Trưởng khoa Truyền nhiễm Bệnh viện Nhi TW |
Ts. Tạ Anh Tuấn |
Trưởng khoa Điều trị tích cực Nội khoa Bệnh viện Nhi TW |
PGs.Ts. Vũ Đăng Lưu |
Giám đốc TT Điện quang Bệnh viện Bạch Mai-Chủ nhiệm Bộ môn Chẩn đoán hình ảnh Trường ĐHY Hà Nội |
PGs.Ts. Nguyễn Hoàng Anh |
Giám đốc Trung tâm Quốc gia về Thông tin thuốc và Theo dõi phản ứng có hại của thuốc, Phó trưởng khoa Dược Bệnh viện Bạch Mai |
PGs.Ts. Đỗ Duy Cường |
Giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới Bệnh viện Bạch Mai |
Ts. Võ Hồng Khôi |
Trưởng khoa Thần kinh Bệnh viện Bạch Mai |
Ts. Vũ Trường Khanh |
Giám đốc Trung tâm Tiêu hóa-Gan mật Bệnh viện Bạch Mai |
Ts. Nguyễn Quang Bảy |
Trưởng khoa Nội tiết-Đái tháo đường Bệnh viện Bạch Mai |
PGs.Ts. Lương Tuấn Khanh |
Giám đốc Trung tâm PHCN Bệnh viện Bạch Mai |
Ts. Đỗ Ngọc Sơn |
Phó giám đốc Trung tâm Cấp cứu Bệnh viện Bạch Mai |
PGs.Ts. Đặng Quốc Tuấn |
Phụ trách khoa Hồi sức tích cực Bệnh viện Bạch Mai |
Ts. Nguyễn Doãn Phương |
Viện trưởng Viện Sức khỏe Tâm thần Bệnh viện Bạch Mai |
Ts. Vũ Đình Phú |
Trưởng khoa Hồi sức tích cực Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TW |
Ts. Nguyễn Văn Hảo |
Trưởng khoa Cấp cứu – HSTC – Chống độc người lớn Bệnh viện Nhiệt đới TPHCM |
Ts. Phan Thị Xuân |
nguyên Trưởng khoa Hồi sức tích cực Bệnh viện Chợ Rẫy |
Ts. Lê Quốc Hùng |
Trưởng khoa Bệnh nhiệt đới Bệnh viện Chợ Rẫy |
Ts. Nguyễn Phú Hương Lan |
Trưởng khoa Xét nghiệm Bệnh viện Nhiệt đới TPHCM |
Ts. Trương Dương Tiển |
Trưởng khoa HSTC khu D Bệnh viện Chợ Rẫy |
BsCKII. Hà Sơn Bình |
Trưởng Khoa HSTC – Chống độc Bệnh viện Đà Nẵng |
BsCKII. Đặng Thế Uyên |
Trưởng khoa Gây mê hồi sức Tim mạch Bệnh viện đa khoa TW Huế |
Ts. Nguyễn Tất Dũng |
Trưởng khoa HSTC Bệnh viện đa khoa TW Huế |
Ths. Nguyễn Thanh Tuấn |
Trưởng phòng KHTH Bệnh viện Nhi đồng 1 TPHCM |
Ts. Trần Thừa Nguyên |
Trưởng khoa Nội tổng hợp Bệnh viện đa khoa TW Huế, Thư ký Hội Nội tiết – Đái tháo đường Việt Nam |
Ts. Trương Anh Thư |
Trưởng khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn Bệnh viện Bạch Mai |
PGs.Ts. Lê Thị Anh Thư |
Chủ tịch Hội Kiểm soát nhiễm khuẩn TPHCM |
Ts. Lưu Ngân Tâm |
Trưởng khoa dinh dưỡng Bệnh viện Chợ Rẫy |
Ths. Trương Thái Phương |
Trưởng khoa Vi sinh Bệnh viện Bạch Mai |
Ts. Nguyễn Tuấn Tùng |
Giám đốc Trung tâm Huyết học và Truyền máu Bệnh viện Bạch mai |
Ts. Trần Thanh Tùng |
Trưởng khoa Huyết học Bệnh viện Chợ Rẫy |
Ts. Lâm Tứ Trung |
Giám đốc Bệnh viện Tâm thần Đà Nẵng |
Ts. Trần Kiều My |
Trưởng khoa Đông cầm máu Viện Huyết học – Truyền máu TW |
PGs.Ts. Huỳnh Nghĩa |
Bộ môn Huyết học Đại học Y-Dược TPHCM |
Ts. Huỳnh Văn Mần |
Trưởng khoa Ghép tế bào gốc Bệnh viện Truyền máu-Huyết học TPHCM |
BsCKII. Trần Thanh Linh |
Trưởng khoa Hồi sức tích cực Bệnh viện Chợ Rẫy |
Ts. Lê Thị Diễm Tuyết |
Trưởng khoa cấp cứu Bệnh viện Tâm Anh |
PGs.Ts. Đỗ Đào Vũ |
Phó Giám đốc Trung tâm PHCN Bệnh viện Bạch Mai |
Ths. Phạm Thế Thạch |
Phó trưởng khoa Hồi sức tích cực Bệnh viện Bạch Mai |
Nguyễn Phương Anh |
Trưởng khoa Phục hồi chức năng Bệnh viện Phổi Trung ương |
Ts. Nguyễn Công Tấn |
Phó trưởng khoa Hồi sức tích cực Bệnh viện Bạch Mai |
Ts. Nguyễn Viết Quang Hiển |
Phó trưởng khoa Gây mê hồi sức Bệnh viện đa khoa TW Huế |
BsCKII. Nguyễn Thị Thế Thanh |
Phó Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng Lâm sàng Bệnh viện Bạch Mai |
Ts. Phan Hữu Phúc |
Phó Trưởng khoa Hồi sức tích cực Bệnh viện Nhi TW |
Ts. Thân Mạnh Hùng |
Phó trưởng khoa Cấp cứu Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TW |
Ts. Trần Văn Giang |
Phó Trưởng khoa Vi rút, Ký sinh trùng Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TW |
Ts. Thân Hà Ngọc Thể |
Phó Chủ tịch thường trực Hội Y học chăm sóc giảm nhẹ Việt Nam, Phó chủ nhiệm Bộ môn Chăm sóc giảm nhẹ Đại học Y Dược TP HCM |
Ts. Dương Bích Thủy |
Phó trưởng khoa Cấp cứu – HSTC-Chống độc Bệnh viện Bệnh viện Nhiệt đới TPHCM |
Ts. Văn Đình Tráng |
Phụ trách khoa xét nghiệm Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TW |
BsCKI. Huỳnh Quang Đại |
Khoa Hồi sức tích cực Bệnh viện Chợ Rẫy |
Ts. Bùi Văn Cường |
Khoa Hồi sức tích cực Bệnh viện Bạch Mai |
Ths. Trần Văn Oánh |
Trưởng phòng Điều dưỡng, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức |
ĐDCKI. Phan Cảnh Chương |
Trưởng phòng Điều dưỡng, Bệnh viện Trung ương Huế |
Ths. Nguyễn Thị Oanh |
Trưởng phòng Điều dưỡng Bệnh viện Chợ Rẫy |
Ths. Nguyễn Thị Bích Nga |
Trưởng phòng Điều dưỡng, Bệnh viện Phổi Trung ương |
Ths. Bùi Thị Hồng Ngọc |
Trưởng phòng Điều dưỡng Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới tphcM |
Ts. Trần Thụy Khánh Linh |
Phó Trưởng Khoa Điều dưỡng-Kĩ thuật Y, Trường đại học Y Dược, TP Hồ Chí Minh |
Ths. Trịnh Thế Anh |
Khoa Hồi sức tích cực Bệnh viện Bạch Mai |
Ths. Nguyễn Tấn Hùng |
Khoa Hồi sức tích cực Bệnh viện Đà Nẵng |
BsCKI. Hoàng Hữu Hiếu |
Khoa Hồi sức tích cực Bệnh viện Đà Nẵng |
Bs. Huỳnh Lê Thái Bão |
Đại học Duy Tân |
Ths. Nguyễn Thị Thu Thảo |
Trung Tâm Điện quang Bệnh viện Bạch Mai |
Ths.Ds. Đỗ Thị Hồng Gấm |
Khoa Dược Bạch mai |
Ths. Hoàn Minh Hoàn |
Điều dưỡng Trưởng khoa Hồi sức tích cực Bệnh viện Bạch Mai |
CNĐD.Đồng Nguyễn Phương Uyên |
Điều dưỡng Bệnh viện Chợ Rẫy: Ủy viên; |
CNĐD. Hồ Thị Thi |
Điều dưỡng khoa HSTC Bệnh viện Chợ Rẫy |
Bs. Hà Thái Sơn |
Chuyên viên chính phòng Quản lý chất lượng-Chỉ đạo tuyến Cục Quản lý Khám, chữa bệnh |
Ths. Cao Đức Phương |
Chuyên viên chính phòng Nghiệp vụ – Thanh tra – Bảo vệ sức khoẻ cán bộ, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh |
Ths. Lê Văn Trụ |
Chuyên viên phòng Nghiệp vụ – Thanh tra và Bảo vệ sức khỏe cán bộ, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh |
Bs. Nguyễn Hải Yến |
Chuyên viên phòng Nghiệp vụ – Thanh tra – Bảo vệ sức khoẻ cán bộ, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh |
CN. Hà Thị Thu Hằng |
Chuyên viên phòng Nghiệp vụ – Thanh tra – Bảo vệ sức khoẻ cán bộ, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh |
Ths. Trần Ninh |
Cục Quản lý Khám, chữa bệnh |
Ths. Đoàn Quỳnh Anh |
Chuyên viên phòng Điều dưỡng-Dinh dưỡng và KSNK Cục Quản lý Khám, chữa bệnh |
Thư ký biên soạn |
|
Ts. Bùi Văn Cường |
Khoa Hồi sức tích cực Bệnh viện Bạch Mai |
Ths. Cao Đức Phương |
Chuyên viên chính Phòng Nghiệp vụ – Thanh tra – Bảo vệ sức khoẻ cán bộ, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh |
Ds. Đỗ Thị Ngát |
Chuyên viên phòng Nghiệp vụ – Thanh tra – Bảo vệ sức khỏe cán bộ, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh |
CN. Đỗ Thị Huyền Trang |
Cục Quản lý Khám, chữa bệnh |
Nhóm chuyên gia tư vấn |
|
Ts. Lại Đức Trường |
Chuyên gia Tổ chức Y tế Thế Giới |
Ts. Vũ Quang Hiếu |
Chuyên gia Tổ chức Y tế Thế Giới |
Ts. Nguyễn Thị Mai Hiên |
Chuyên gia Tâm lý lâm sàng |
DANH MỤC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
Ký hiệu |
Tiếng Anh |
Giải thích |
ARDS |
Acute respiratory distress syndrome |
Hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển |
Bảng điểm MURRAY |
The Murray Score for Acute Lung Injury |
Thang đánh giá mức độ tổn thương phổi cấp |
Bảng điểm IMPROVE |
Thang đánh giá nguy cơ chảy máu để lựa chọn biện pháp dự phòng huyết khối tĩnh mạch sâu |
|
BN |
Bệnh nhân |
|
CDC |
Centers for Disease Control and Prevention |
Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa bệnh tật |
CLVT |
Chụp cắt lớp vi tính |
|
COVID-19 |
Coronavirus disease 2019 |
Viêm đường hô hấp cấp tính do chủng vi rút corona mới (SARS-CoV-2) |
CPAP |
Continuous positive airway pressure |
Kỹ thuật thở áp lực dương liên tục |
DD |
Dinh dưỡng |
|
HA |
Huyết áp |
|
HFNC |
Highflow nasal cannula |
Kỹ thuật oxy dòng cao qua canuyn mũi |
ICU |
Intensive care unit |
Khoa Hồi sức tích cực |
KS |
Kháng sinh |
|
LMWH |
Low-molecular-weight heparin |
Heparin trọng lượng phân tử thấp |
LUSS |
Lung Ultrasound Scoring |
Thang điểm siêu âm phổi |
Phân loại CO RADS |
Level of suspicion COVID-19 infection |
Phân loại mức độ nghi ngờ nhiễm COVID-19 |
PNCT |
Phụ nữ có thai |
|
SDD |
Suy dinh dưỡng |
|
Thang DASS 21 |
Thang đánh giá Trầm cảm-Lo âu – Căng thẳng |
|
Thang điểm TSS |
Total severity Score |
Đánh giá mức độ nghiêm trọng của tổn thương phổi |
Tiêu chuẩn HAS-BLED |
Tiêu chuẩn đánh giá nguy cơ chảy máu |
|
UFH |
Unfractionated Heparin |
Heparin không phân đoạn (Heparin thông thường) |
WHO |
World Health Organization |
Tổ chức Y tế Thế giới |
XN |
Xét nghiệm |
|
XQ |
X-quang |
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1. Thang điểm siêu âm phổi (Lung Ultrasound Scoring- LUSS)
Bảng 2. Thang điểm định lượng tái thông khí (Quantification of Reaeration; LUS reaeration score)
Bảng 3. Thang điểm định lượng mất vùng thông khí (Quantification of loss of aeration; LUS loss of aeration score)
Bảng 4. Tổng hợp nguyên tắc điều trị bệnh nhân COVID-19
Bảng 5. Các thuốc kháng vi rút trong điều trị COVID-19
Bảng 6. Các thuốc kháng thể kháng vi rút trong điều trị COVID-19
Bảng 7. Các thuốc ức chế Interleukin-6 trong điều trị COVID-19
Bảng 8. Sử dụng thuốc chống đông máu dựa trên xét nghiệm
Bảng 9. Các thuốc chống đông sử dụng dự phòng và điều trị COVID-19
Bảng 10. Nguyên tắc chỉnh liều heparin theo mức rAPTT
Bảng 11. Nguyên tắc chỉnh liều heparin theo mức anti-Xa
Bảng 12. Sử dụng enoxaparin cho phụ nữ có thai
Bảng 13. Chỉnh liều với người bệnh đang sử dụng 1 mũi insulin nền/ngày
Bảng 14. Chỉnh liều với người bệnh đang sử dụng 2 mũi insulin hỗn hợp/ngày
Bảng 15. Chỉnh liều với người bệnh đang sử dụng 4 mũi insulin/ngày
Bảng 16. Phác đồ truyền insulin nhanh tĩnh mạch khi bệnh nhân đái tháo đường có nhiễm toan ceton
Bảng 17. Nhu cầu dinh dưỡng theo phân loại tình trạng bệnh
Bảng 18. Hội chứng nuôi ăn lại (Refeeding syndrome)
Bảng 19. Theo dõi và phát hiện sớm các biến chứng do thở máy
Bảng 20. Bảng điểm cơn bão Cytokin
Bảng 21. Bảng điểm IMPROVE cải tiến (Modified IMPROVE) đánh giá nguy cơ
Bảng 22. Bảng điểm HAS-BLED đánh giá nguy cơ chảy máu
Bảng 23. Điểm MURRAY
Bảng 24. Chỉ số oxy điều chỉnh theo tuổi (Age-Adjusted Oxygenation Index)
Bảng 25. Cách tính điểm APSS
Bảng 26. Phân loại ARDS
Bảng 27. Điều chỉnh mức PEEP và FiO2 theo bảng hướng dẫn của ARDS network
Bảng 28. Phác đồ kháng sinh kinh nghiệm gợi ý cho một số nhiễm khuẩn thường gặp trên người bệnh nhiễm COVID-19
Bảng 29. Phác đồ kháng sinh kinh nghiệm gợi ý cho một số nhiễm khuẩn thường gặp trên người bệnh nhiễm COVID-19
Bảng 30. Phác đồ kháng sinh kinh nghiệm gợi ý cho một số nhiễm khuẩn thường gặp trên người bệnh nhiễm COVID-19- Nhiễm khuẩn tiết niệu
Bảng 31. Phác đồ kháng sinh kinh nghiệm gợi ý cho một số nhiễm khuẩn thường gặp trên người bệnh nhiễm COVID-19- Nhiễm khuẩn da mô mềm
Bảng 32. Điểm nguy cơ nhiễm nấm Candida
Bảng 33. Liều dùng kháng sinh – kháng nấm cho bệnh nhân người lớn, không có suy gan, suy thận
Bảng 34. Liều dùng và hiệu chỉnh liều kháng sinh, kháng nấm trên bệnh nhân nặng có suy giảm chức năng thận
Bảng 35. Hiệu chỉnh liều kháng sinh, kháng nấm ở bệnh nhân béo phì
Bảng 36. Một số chỉ số cân nặng thông thường áp dụng trong tính liều kháng sinh ở bệnh nhân béo phì
Bảng 37. Một số công thức ước tính MLCT cho bệnh nhân béo phì
Bảng 38. Chế độ liều dựa trên kinh nghiệm được khuyến cáo của các thuốc kháng sinh, kháng nấm thường dùng
Bảng 39. Liều nạp và liều duy trì vancomycin
Bảng 40. Thang điểm TSS (Total severity Score) đánh giá dựa vào X-quang phổi.
Bảng 41. Phân loại CO-RADS
Bảng 42. Bảng sàng lọc những người có nguy cơ gặp vấn đề sức khỏe tâm thần.
Bảng 43. Thang Đánh giá Trầm cảm-Lo âu- Căng thẳng (DASS 21)
Bảng 44. Dịch, điện giải và dinh dưỡng tĩnh mạch cho bệnh nhân có thiếu nước, rối loạn điện giải nặng (như tăng Hct, tăng Natri/máu…) có hay không có kèm ăn uống kém kéo dài trước vào viện
Bảng 45. Chế độ ăn lỏng (3 bữa/ ngày)
Bảng 46. Cơm cho bệnh nhân COVID-19 có bệnh đái tháo đường và bệnh tim mạch
Bảng 47. Thực đơn mô tả cơm cho bệnh nhân COVID-19 có bệnh thận mạn
DANH MỤC HÌNH
Hình 1. Hình ảnh XQ phổi người bệnh 61 tuổi, nam giới nhiễm COVID-19 kèm suy hô hấp cấp tính.
Hình 2. CLVT ngực bệnh nhân nữ, 36 tuổi, nhiễm COVID-19
Hình 3. 12 vùng khảo sát siêu âm phổi
Hình 4. Sơ đồ xử trí hô hấp với bệnh nhân COVID-19
Hình 5. Sơ đồ chỉ định ECMO cho bệnh nhân COVID-19
Hình 6. Sơ đồ chỉ định và liều dùng thuốc chống đông
Hình 7. Chỉ định lọc máu ở bệnh nhân COVID-19
Hình 8. Hướng dẫn phương pháp nuôi dưỡng (qua tiêu hóa, tĩnh mạch)
Hình 9. Kỹ thuật 01: Tập thở chúm môi – tập thở hoành
Hình 10. Kỹ thuật 02: Tập ho hiệu quả
Hình 11. Kỹ thuật 03: Tập thở chu kỳ chủ động
Hình 12. Một số kỹ thuật tập đối với người bệnh thể nặng hoặc nguy kịch
Hình 13. Sơ đồ: quy trình thở HFNC
Hình 14. Quy trình nằm sấp ở bệnh nhân COVID-19 chưa thở máy xâm nhập
Hình 15. Thang điểm TSS (Total severity Score) đánh giá dựa vào X-quang phổi
Hình 16. Lưu đồ chăm sóc người bệnh COVID-19
DANH MỤC CÔNG THỨC TÍNH
Công thức 1. Công thức tính BMI
Công thức 2. Điểm thuốc cường tim -vận mạch
Công thức 3. Tính chỉ số ROX
Công thức 4. Một số công thức ước tính MLCT
BỘ Y TẾ ——– |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ————- |
HƯỚNG DẪN
Chẩn đoán và điều trị COVID-19
(Ban hành kèm theo Quyết định số 4689/QĐ-BYT ngày 06 tháng 10 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
I. ĐẠI CƯƠNG
Vi rút Corona (CoV) là một họ vi rút ARN lớn, có thể gây bệnh cho cả động vật và con người. Ở người, coronavirus có thể gây ra một loạt bệnh, từ cảm lạnh thông thường đến các tình trạng bệnh nặng như Hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS-CoV) năm 2002 và Hội chứng hô hấp Trung Đông (MERS-CoV) năm 2012. Từ tháng 12 năm 2019, một chủng vi rút corona mới (SARS-CoV-2) đã được xác định là căn nguyên gây dịch Viêm đường hô hấp cấp tính (COVID-19) tại thành phố Vũ Hán (tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc), sau đó lan rộng ra toàn thế giới gây đại dịch toàn cầu. Từ đó đến nay, vi rút cũng đột biến tạo ra nhiều biến thể khác nhau.
SARS-CoV-2 lây trực tiếp từ người sang người qua đường hô hấp (qua giọt bắn là chủ yếu) và qua tiếp xúc với các vật dụng bị ô nhiễm. SARS-CoV-2 cũng có khả năng lây truyền qua khí dung ở trong những không gian kín, đông người và thông gió hạn chế hoặc nơi có nhiều thao tác tạo khí dung như trong các cơ sở điều trị. Người bệnh COVID-19 có thể phát tán vi rút từ 2 ngày trước khi có triệu chứng đầu tiên và phát tán mạnh nhất trong 3 ngày đầu từ khi biểu hiện các triệu chứng. Thời gian phát tán vi rút gây lây nhiễm khoảng 8 ngày kể từ khi xuất hiện triệu chứng, nhưng có thể dài hơn ở những bệnh nhân có suy giảm miễn dịch. Tuy vậy, những người bệnh không triệu chứng vẫn có thể phát tán vi rút gây lây nhiễm.
Phổ bệnh của COVID-19 đa dạng từ người nhiễm không có triệu chứng, có các triệu chứng nhẹ cho tới những biểu hiện bệnh lý nặng như viêm phổi nặng, hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển (ARDS) nhiễm khuẩn huyết suy chức năng đa cơ quan và tử vong. Người cao tuổi, người có bệnh mạn tính hay suy giảm miễn dịch, hoặc có đồng nhiễm hay bội nhiễm các căn nguyên khác như vi khuẩn, nấm sẽ có nguy cơ diễn biến nặng nhiều hơn.
Các biện pháp phòng bệnh chính là tiêm phòng vắc xin, phát hiện sớm để cách ly ca bệnh và đảm bảo trang bị phòng hộ cá nhân cho người có nguy cơ phơi nhiễm.
II. CHẨN ĐOÁN
2.1. Trường hợp bệnh nghi ngờ
Bao gồm các trường hợp:
A. Người bệnh có sốt và/hoặc viêm đường hô hấp cấp tính không lý giải được bằng các nguyên nhân khác.
B. Người bệnh có bất kỳ triệu chứng hô hấp nào VÀ có tiền sử đến/qua/ở/về từ vùng dịch tễ* có bệnh COVID-19 trong khoảng 14 ngày trước khi khởi phát các triệu chứng HOẶC tiếp xúc gần (**) với trường hợp bệnh nghi ngờ hoặc xác định COVID-19 trong khoảng 14 ngày trước khi khởi phát các triệu chứng.
* Vùng dịch tễ: được xác định là những quốc gia, vùng lãnh thổ có ghi nhận ca mắc COVID-19 lây truyền nội địa, hoặc nơi có ổ dịch đang hoạt động tại Việt Nam theo “Hướng dẫn tạm thời giám sát và phòng, chống COVID-19” của Bộ Y tế và được cập nhật bởi Cục Y tế dự phòng.
** Tiếp xúc gần: bao gồm
– Tiếp xúc tại các cơ sở y tế, bao gồm: trực tiếp chăm sóc người bệnh COVID-19; làm việc cùng với nhân viên y tế mắc COVID-19; tới thăm người bệnh hoặc ở cùng phòng bệnh có người bệnh mắc COVID-19.
– Tiếp xúc trực tiếp trong khoảng cách ≤ 2 mét với trường hợp bệnh nghi ngờ hoặc xác định mắc COVID-19 trong thời kỳ mắc bệnh.
– Sống cùng nhà với trường hợp bệnh nghi ngờ hoặc xác định mắc COVID-19 trong thời kỳ mắc bệnh.
– Cùng nhóm làm việc hoặc cùng phòng làm việc với ca bệnh xác định hoặc ca bệnh nghi ngờ trong thời kỳ mắc bệnh.
– Cùng nhóm: du lịch, công tác, vui chơi, buổi liên hoan, cuộc họp … với ca bệnh xác định hoặc ca bệnh nghi ngờ trong thời kỳ mắc bệnh.
– Di chuyển trên cùng phương tiện (ngồi cùng hàng, trước hoặc sau hai hàng ghê) với trường hợp bệnh nghi ngờ hoặc xác định mắc COVID-19 trong thời kỳ mắc bệnh.
2.2. Trường hợp bệnh xác định
Là trường hợp bệnh nghi ngờ hoặc bất cứ người nào có xét nghiệm dương tính với vi rút SARS-CoV-2 bằng kỹ thuật Real – time RT-PCR.
III. TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG
3.1. Giai đoạn khởi phát
– Thời gian ủ bệnh: từ 2-14 ngày, trung bình từ 5-7 ngày, thể delta có thời gian ủ bệnh ngắn hơn.
– Khởi phát:
+ Chủng alpha: Sốt, ho khan, mệt mỏi, đau họng, đau đầu. Một số trường hợp bị nghẹt mũi, chảy nước mũi, mất vị giác và khứu giác, buồn nôn, tiêu chảy, đau bụng…
+ Chủng mới (delta): đau đầu, đau họng, chảy nước mũi, ho, sốt, ỉa chảy, khó thở, đau cơ.
– Diễn biến:
+ Đối với thể alpha: 80% có triệu chứng nhẹ, 20% bệnh nhân diễn biến nặng và ^diễn biến nặng thường khoảng 5-10 ngày và 5% cần phải điều trị tại các đơn vị hồi sức tích cực với biểu hiện suy hô hấp cấp, tổn thương phổi do COVID-19, tổn thương vi mạch gây huyết khối và tắc mạch, viêm cơ tim, sốc nhiễm trùng, suy chức năng cơ quan bao gồm tổn thương thận cấp, tổn thương não, tổn thương tim và dẫn đến tử vong.
+ Đối với thể delta: tỉ lệ nhập viện cấp cứu 5,7% (cao hơn 4.2% alpha), tỉ lệ nhập viện, nhập ICU và tử vong tăng hơn trước. Ngoài ra chủng delta liên quan đến tăng mức độ nặng của bệnh biểu hiện bởi tăng nhu cầu oxy, nhập ICU hoặc tử vong so với những chủng khác. Ngoài ra chủng delta có tải lượng vi rút cao hơn 1.260 lần so với 19A/19B và khả năng lây cao hơn 15-20% so với chủng khác.
3.2. Giai đoạn toàn phát
Sau 4-5 ngày.
3.2.1. Hô hấp
Ho nhiều hơn, đau ngực, cảm giác ngạt thở, sợ hãi, tuỳ mức độ bệnh nhân, thở sâu, phổi thường không ral, mạch thường không nhanh. Khoảng 5-10% bệnh nhân có thể giảm oxy máu thầm lặng. Những trường hợp này bệnh nhân không có cảm giác khó thở nhưng SpO2 giảm rất dễ bị bỏ qua. Thể nặng của bệnh có biểu hiện giống ARDS.
+ Mức độ trung bình: khó thở tần số thở > 20 lần/phút và/hoặc SpO2 94-96% + Mức độ nặng nhịp thở > 25 lần/phút và/hoặc SpO2 < 94%, cần cung cấp oxy hoặc thở máy dòng cao hoặc thở không xâm nhập.
+ Mức độ nguy kịch nhịp thở > 30 lần/phút có dấu hiệu suy hô hấp nặng với thở gắng sức nhiều, thở bất thường hoặc chậm < 10 lần/phút hoặc bệnh nhân tím tái, cần hỗ trợ hô hấp ngay với đặt ống nội khí quản thở máy xâm lấn.
+ Một số ít khác có thể có: ho ra máu, tràn khí, dịch màng phổi (do hoại tử nhu mô).
3.2.2. Tuần hoàn
a) Cơ chế
* Người không có bệnh lý mạch vành
– Bão cytokin viêm mạch máu dẫn đến vi huyết khối tắc mạch.
– Viêm cơ tim do cơ tim nhiễm vi rút trực tiếp, các nghiên cứu đã tìm thấy COVID-19 ở tế bào cơ tim trên sinh thiết.
– Tình trạng thiếu oxy, tụt huyết áp kéo dài cũng gây ra tổn thương tế bào cơ tim dẫn đến suy tim hoặc rối loạn nhịp tim, chết đột ngột.
– Tổn thương vi mạch tại phổi gây huyết khối tắc mạch phổi, mặt khác 14-45% bệnh nhân tử vong có nhồi máu động mạch phổi làm tăng áp lực động mạch phổi có thể dẫn đến suy tim phải.
* Người có bệnh lý mạch vành
– Ở người có bệnh lý mạch vành do xơ vữa có nguy cơ cao xuất hiện hội chứng vành cấp trong thời gian nhiễm bệnh và tình trạng viêm cấp tính khác do:
+ Làm tăng nhu cầu hoạt động của cơ tim.
+ Các cytokin có thể làm cho các mảng xơ vữa bong ra gây tắc mạch vành. Tương tự như bệnh nhân bị suy tim mất bù khi bị nhiễm trùng nặng.
– Do đó, những bệnh nhân mắc các bệnh tim mạch (phổ biến ở người lớn tuổi), sẽ có tiên lượng xấu và tử vong cao do COVID-19 so với những người trẻ và khỏe mạnh.
* Tâm phế cấp
– Do tắc động mạch phổi nhiều dẫn đến tăng shunt và suy tim phải cấp.
– Nếu nhồi máu phổi nguy kịch do nguyên nhân ngoài phổi có khả năng hồi phục.
– Có 25% bệnh nhân ARDS có biểu hiện tâm phế cấp sau khi thở máy 2 ngày. Khi bệnh nhân ARDS hồi phục thì biểu hiện tâm phế cấp cũng dần mất đi.
– Tâm phế cấp do ARDS có tỷ lệ tử vong cao (3- 6 lần), phù hợp với nghiên cứu về giải phẫu trước đây là trong ARDS có tổn thương vi mạch phổi không hồi phục.
b) Lâm sàng
– Các triệu chứng thường không đặc hiệu: đau ngực, mệt mỏi, khó thở, ho.
– Sốc tim: huyết áp tụt, mạch nhanh, rối loạn nhịp, da, đầu chi lạnh, gan to, tĩnh mạch cổ nổi.
– Rối loạn nhịp chậm hoặc nhanh, suy tim cấp và sốc tim do suy tim trái (như Hội chứng trái tim vỡ, viêm cơ tim) hoặc suy tim phải cấp, thuyên tắc động mạch phổi, tràn dịch màng ngoài tim, nhồi máu cơ tim cấp, sốc nhiễm khuẩn thứ phát do COVID-19, tâm phế cấp (Acute cor pulmonary).
3.2.3. Thận
– Tổn thương thận cấp (AKI) xuất hiện ở 5-7% bệnh nhân COVID-19 chung và trong số bệnh nhân COVID-19 nhập ICU có tới 29-35% biểu hiện tổn thương thận cấp. Bệnh nhân COVID-19 có bệnh thận từ trước như đái tháo đường, tăng huyết áp có nguy cơ tăng tỷ lệ tử vong gấp 3 lần so với không có bệnh nền.
– Cơ chế bệnh sinh: 4 nhóm nguyên nhân đã được đưa ra:
+ Do tổn thương trực tiếp tế bào, cầu thận, ông thận do vi rút.
+ Do cơn bão cytokin, rối loạn huyết động trong thận.
+ Do huyết khối – tắc mạch thận.
+ Do các nguyên nhân thường gặp trong ICU: thiếu dịch trong lòng mạch, quá liều thuốc do không điều chỉnh theo mức lọc cầu thận, thở máy với PEEP cao, tương tác giữa các cơ quan (tim-thận, phổi-thận, gan-thận)
– Lâm sàng: Bệnh nhân có thể thiểu niệu hoặc đái nhiều, nước tiểu có protein, đái máu vi thể hoặc đại thể, các biểu hiện của hội chứng ure máu cao ít gặp, nhưng thường nặng trên người bệnh đã có suy thận từ trước.
– Chẩn đoán AKI và mức độ dựa vào creatinin huyết tương và thể tích nước tiểu.
3.2.4. Thần kinh
– Nhồi máu não: liên quan đông máu do “bão cytokin”, hoặc do cục máu đông nguồn gốc từ tim, hoặc tĩnh mạch phổi, đặc biệt trên những người có yếu tố nguy cơ: tuổi cao, đái tháo đường, rối loạn lipid máu, thuốc lá, béo phì, kháng thể kháng phospholipid.
– Lâm sàng xuất hiện đột ngột:
+ Rối loạn ý thức theo các mức độ: nhẹ thì còn tỉnh, nặng nhất là hôn mê.
+ Hội chứng liệt nửa người: liệt vận động có hoặc không tế bì, dị cảm.
+ Thất ngôn.
+ Mất thị lực, bán manh, góc manh.
+ Liệt dây thần kinh sọ.
+ Rối loạn cơ tròn.
+ Giảm hoặc mất khứu giác
+ Viêm não màng não, thoái hoá não, viêm đa rễ và dây thần kinh như hội chứng Guillain Barre, bệnh não do COVID-19.
3.2.5. Dạ dày-ruột
Vi rút xâm nhập vào tế bào dẫn tới viêm tế bào biểu mô làm giảm hấp thu, mất cân bằng bài tiết ở ruột và hoạt hóa hệ thống thần kinh của ruột, dẫn tới ỉa chảy. Ngoài ra có thể do dùng kháng sinh hay do thay đổi hệ vi sinh vật ở ruột, ít gặp hơn có thể liên quan đến huyết khối tắc mạch mạc treo. Tỷ lệ xuất hiện tiêu chảy từ 250% trong những bệnh nhân nhiễm COVID-19. Tiêu chảy phân lỏng cũng có khi phân toàn nước 7-8 lần/ngày và thường xuất hiện vào ngày thứ tư của khởi phát bệnh.
3.2.6. Gan mật
Có thể có vàng da, suy gan, tăng men gan, suy gan cấp, hôn mê gan.
3.2.7. Nội tiết
Tăng đường máu ở bệnh nhân có đái tháo đường từ trước, hoặc tăng đường máu liên quan sử dụng corticoid có thể biến chứng: đái tháo đường mất bù, toan ceton, tăng áp lực thẩm thấu máu…
3.2.8. Huyết học
– Huyết học: Tăng đông, rối loạn đông máu do nhiễm trùng (SIC) và đông máu nội mạch (DIC), hội chứng thực bào máu/hội chứng hoạt hoá đại thực bào, bệnh vi mạch huyết khối (TMA) với ban giảm tiểu cầu huyết khối (TTP) và hội chứng tăng ure huyết tán huyết (HUS), giảm tiểu cầu do heparin (HIT) do điều trị thuốc chống đông (LMWH: heparin trọng lượng phân tử thấp ).
C- Mạch máu: có thể gặp huyết khối gây tắc động mạch hoặc tĩnh mạch chi 2 bên.
3.2.9. Da
Biểu hiện với ngứa, đau/bỏng rát ở da với hình thái bao gồm các ban dạng mề đay, các ban dạng hồng ban, phát ban dạng mụn nước mụn mủ, phát ban giống dạng cước ở đầu ngón tay chân, ít gặp hơn phát ban dạng lưới (chỉ điểm bệnh diễn tiến nặng), giống tổn thương xuất huyết chủ yếu ở chi, ban đỏ đa hình thái ở tay chân niêm mạc, kết mạc miệng, viêm kết mạc ở trẻ em.
3.3. Giai đoạn hồi phục
– Đối với trường hợp nhẹ và trung bình, sau 7-10 ngày, bệnh nhân hết sốt, toàn trạng khá lên, tổn thương phổi tự hồi phục, có thể gặp mệt mỏi kéo dài.
– Những trường hợp nặng: Biểu hiện lâm sàng kéo dài, hồi phục từ 2-3 tuần, mệt mỏi kéo dài đến hàng tháng.
– Những trường hợp nguy kịch có thể phải nằm hồi sức kéo dài nhiều tháng, có thể tiến triển xơ phổi, ảnh hưởng tâm lý, yếu cơ kéo dài.
– Một số trường hợp sau nhiễm SARS-CoV-2, gặp các rối loạn kéo dài: bệnh lý tự miễn, hội chứng thực bào…
IV. CẬN LÂM SÀNG
4.1. Huyết học
– Tế bào máu ngoại vi: số lượng Hồng cầu bình thường hoặc tăng (do mất nước) bạch cầu bình thường hoặc giảm, Bạch cầu Lympho giảm nhiều, số lượng tiểu cầu bình thường sau đó giảm.
– Tăng đông và tắc mạch: Tăng đông D-dimer tăng cao gấp 4-5 lần, Tiểu cầu < 150.000, DIC hoặc SIC (sepsis induced coagulopathy).
4.2. Các xét nghiệm bilan viêm
(Bảng điểm Cytokin storm score, xem Phụ lục 1)
– Bạch cầu giảm, đặc biệt Bạch cầu Lympho (< 800). Giảm CD4, CD8, Th17, Tiểu cầu.
– Cytokin tăng cao: TNF α tăng, IL-1β, IL6, IFNs, GCSF, IP-10.
-Ferritin, CRP, LDH tăng.
……………
Mời các bạn tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Quyết định 4689/QĐ-BYT Dấu hiệu nhận biết mắc Covid-19 biến chủng delta của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.