Quyết định 460/2013/QĐ-UBND về Kế hoạch triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2013 trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ———– Số: 460/QĐ-UBND |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 26 tháng 01 năm 2013 |
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI CÔNG TÁC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT NĂM 2013 TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật ngày 20 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Nghị quyết số 23/2012/QH13 ngày 12 tháng 6 năm 2012 của Quốc hội về Chương trình xây dựng Luật, Pháp lệnh năm 2013, điều chỉnh Chương trình xây dựng Luật, Pháp lệnh năm 2012 và nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII;
Xét đề nghị của Sở Tư pháp – Cơ quan Thường trực Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật thành phố tại Tờ trình số 240/TTr-STP-PBGDPL ngày 17 tháng 01 năm 2013,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2013 trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố, Giám đốc các sở, Thủ trưởng các ban, ngành, đoàn thể thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện, Thường trực Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN Lê Minh Trí |
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI CÔNG TÁC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT NĂM 2013 TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 460 /QĐ-UBND ngày 26 tháng 01 năm 2013 của Ủy ban nhân dân thành phố)
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Thực hiện có hiệu quả đường lối, chủ trương của Đảng và pháp luật của Nhà nước về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
2. Tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên các lĩnh vực của đời sống xã hội; triển khai thực hiện các Chương trình, Đề án, các phong trào thi đua và các cuộc vận động lớn của Trung ương và thành phố.
3. Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật phải được duy trì thường xuyên, liên tục, đổi mới nội dung, hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật; đáp ứng yêu cầu thực tiễn của cơ quan, đơn vị, địa phương và phù hợp với từng đối tượng được phổ biến.
4. Bảo đảm sự tham gia đầy đủ của các cấp, các ngành; phát huy vai trò chủ động của các cơ quan, đơn vị, địa phương; thường xuyên có sự phối hợp chặt chẽ, thống nhất giữa các cơ quan, đơn vị nhằm tạo sự đồng bộ và hiệu quả trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
II. CÁC NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM
1. Triển khai thực hiện Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật
Thực hiện theo Quyết định số 281/QĐ-UBND ngày 17 tháng 01 năm 2013 của Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
– Cơ quan thực hiện: Các cơ quan, đơn vị, địa phương.
– Thời gian thực hiện: Cả năm.
2. Phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội ban hành
a) Phổ biến các văn bản Luật được Quốc hội ban hành trong năm 2012, trọng tâm gồm: Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá; Bộ luật Lao động; Luật Giá; Luật Công đoàn; Luật Giám định tư pháp; Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật; Luật Xử lý vi phạm hành chính; Luật Quảng cáo; Luật Tài nguyên nước; Luật Biển Việt Nam; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống tham nhũng… và các Luật mới sẽ được Quốc hội ban hành trong năm 2013.
– Cơ quan thực hiện: Các cơ quan, đơn vị, địa phương.
– Thời gian thực hiện: Cả năm.
b) Tiếp tục phổ biến các văn bản Luật khác thuộc các chuyên ngành, lĩnh vực: nhà ở, đất đai; an toàn giao thông; khiếu nại; tố cáo; phòng, chống mua bán người; phòng, chống mại dâm, ma túy; phòng, chống HIV/AIDS; phòng cháy, chữa cháy; bình đẳng giới; xử lý vi phạm hành chính; bảo vệ môi trường; an toàn vệ sinh thực phẩm, quốc phòng – an ninh…
– Cơ quan thực hiện: Các cơ quan, đơn vị, địa phương.
– Thời gian thực hiện: Cả năm.
c) Phổ biến việc tổng kết thi hành Hiến pháp và Nghị quyết lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn; Nghị quyết về việc lấy ý kiến nhân dân về dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992; Nghị quyết về việc thực hiện thí điểm chế định thừa phát lại.
– Cơ quan thực hiện: Các cơ quan, đơn vị, địa phương.
– Thời gian thực hiện: Cả năm.
3. Triển khai thực hiện các Chương trình, Đề án, Kế hoạch của Trung ương và thành phố
a) Đề án “Tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm nâng cao ý thức pháp luật cho thanh thiếu niên giai đoạn 2011 – 2015” (theo Quyết định số 2160/QĐ-TTg ngày 26 tháng 11 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ và Kế hoạch số 4143/KH-UBND ngày 19 tháng 8 năm 2011 của Ủy ban nhân dân thành phố).
– Cơ quan thực hiện: Các cơ quan, đơn vị, địa phương.
– Thời gian thực hiện: Cả năm.
b) Đề án “Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống tham nhũng, Công ước của Liên hiệp quốc về chống tham nhũng trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân từ năm 2012 đến năm 2016” (theo Quyết định số 4061/QĐ-BTP ngày 14 tháng 10 năm 2011 của Bộ Tư pháp và Quyết định số 3298/QĐ-UBND ngày 26 tháng 6 năm 2012 của Ủy ban nhân dân thành phố).
– Cơ quan thực hiện: Các cơ quan, đơn vị, địa phương.
– Thời gian thực hiện: Cả năm.
c) Chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (theo Nghị định số 66/2008/NĐ-CP ngày 28 tháng 5 năm 2008 của Chính phủ về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp và Quyết định số 1111/QĐ-UBND ngày 05 tháng 3 năm 2012 của Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2012 – 2015).
– Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp.
– Cơ quan phối hợp: Các cơ quan, đơn vị, địa phương.
– Thời gian thực hiện: Cả năm.
d) Quyết định số 6408/QĐ-UBND ngày 17 tháng 12 năm 2012 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ban hành Kế hoạch thực hiện Quyết định số 409/QĐ-TTg ngày 09 tháng 4 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Kết luận số 04-KL/TW ngày 19 tháng 4 năm 2011 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa XI).
– Cơ quan thực hiện: Các cơ quan, đơn vị, địa phương.
– Thời gian thực hiện: Cả năm.
đ) Quyết định số 3941/QĐ-UBND ngày 12 tháng 9 năm 2008 của Ủy ban nhân dân thành phố về ban hành Kế hoạch tổ chức tuyên truyền pháp luật cho người nước ngoài nhập cảnh vào thành phố và các tổ chức, cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan trong việc quản lý, sử dụng lao động người nước ngoài tại Thành phố Hồ Chí Minh.
– Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp.
– Cơ quan phối hợp: Sở Ngoại vụ, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Thông tin và Truyền thông, Công an thành phố, Ban Quản lý các Khu Chế xuất và Công nghiệp, Ủy ban nhân dân quận, huyện.
– Thời gian thực hiện: Cả năm.
e) Kế hoạch số 10/KH-HĐPH ngày 12 tháng 11 năm 2012 của Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật thành phố về tuyên truyền, phổ biến các thông tin về Luật Biên giới quốc gia, Luật Biển Việt Nam và các điều ước quốc tế về Biển mà Việt Nam là thành viên trên địa bàn thành phố.
– Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp.
– Cơ quan phối hợp: Các cơ quan, đơn vị, địa phương.
– Thời gian thực hiện: Cả năm.
g) Các Chương trình, Đề án, Kế hoạch khác theo chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Tư pháp và Ủy ban nhân dân thành phố.
4. Quản lý nhà nước đối với công tác hòa giải ở cơ sở
a) Thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 03/2011/CT-BTP ngày 27 tháng 6 năm 2011 của Bộ Tư pháp về tăng cường công tác hòa giải ở cơ sở; Chỉ thị số 24/2010/CT-UBND ngày 15 tháng 11 năm 2010 của Ủy ban nhân dân thành phố về tăng cường công tác hòa giải trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
– Cơ quan thực hiện: Sở Tư pháp, Ủy ban nhân dân quận, huyện, xã, phường, thị trấn, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp, các tổ chức đoàn thể các cấp.
– Thời gian thực hiện: Cả năm.
b) Góp ý Dự thảo Luật Hòa giải ở cơ sở và các văn bản hướng dẫn thi hành.
– Cơ quan thực hiện: Sở Tư pháp, Ủy ban nhân dân quận, huyện, xã, phường, thị trấn, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp, các tổ chức đoàn thể các cấp.
– Thời gian thực hiện: Theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
5. Công tác xây dựng, quản lý và khai thác Tủ sách pháp luật
a) Chỉ đạo, hướng dẫn, triển khai xây dựng, quản lý và khai thác Tủ sách pháp luật theo Quyết định số 06/2010/QĐ-TTg ngày 25 tháng 01 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng, quản lý, khai thác Tủ sách pháp luật.
– Cơ quan chủ trì: Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật thành phố (gọi tắt là HĐPH.TP) và Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật quận, huyện (gọi tắt là HĐPH.QH).
– Cơ quan phối hợp: Các cơ quan, đơn vị, địa phương.
– Thời gian thực hiện: Cả năm.
b) Tổng hợp, xây dựng Danh mục sách pháp luật để bổ sung sách, tài liệu mới cho Tủ sách pháp luật.
– Cơ quan chủ trì: HĐPH.TP và HĐPH.QH.
– Cơ quan phối hợp: Các cơ quan, đơn vị, địa phương.
– Thời gian thực hiện: Quý I năm 2013.
c) Rà soát, thống kê, kiểm tra, báo cáo tình hình thực hiện Quyết định số 06/2010/QĐ-TTg ngày 25 tháng 01 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng, quản lý, khai thác Tủ sách pháp luật.
– Cơ quan chủ trì: HĐPH.TP và HĐPH.QH.
– Cơ quan phối hợp: Các cơ quan, đơn vị, địa phương.
– Thời gian thực hiện: Quý IV năm 2013.
6. Triển khai thực hiện “Ngày pháp luật”
Triển khai có hiệu quả Kế hoạch số 1831/KH-UBND ngày 21 tháng 4 năm 2011 của Ủy ban nhân dân thành phố triển khai thực hiện “Ngày pháp luật” trên địa bàn thành phố.
– Cơ quan thực hiện: Các cơ quan, đơn vị, địa phương.
– Thời gian thực hiện: Cả năm.
7. Kiểm tra công tác phổ biến, giáo dục pháp luật
a) Xây dựng và ban hành Kế hoạch kiểm tra công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
– Cơ quan thực hiện: HĐPH.TP và HĐPH.QH.
– Thời gian thực hiện: Quý I năm 2013.
b) Tổ chức kiểm tra công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
– Cơ quan chủ trì: HĐPH.TP và HĐPH.QH.
– Cơ quan phối hợp: Các cơ quan, đơn vị, địa phương.
– Thời gian thực hiện: Quý IV năm 2013.
8. Sơ kết, tổng kết và thực hiện các chính sách thi đua, khen thưởng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật
a) Xây dựng các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn sơ kết, tổng kết và thực hiện các chính sách thi đua, khen thưởng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
– Cơ quan thực hiện: HĐPH.TP và HĐPH.QH.
– Cơ quan phối hợp: Các cơ quan, đơn vị có liên quan.
– Thời gian thực hiện: Quý II năm 2013.
b) Tổ chức sơ kết, tổng kết và khen thưởng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
– Cơ quan chủ trì: HĐPH.TP và HĐPH.QH.
– Cơ quan phối hợp: Các cơ quan, đơn vị, địa phương.
– Thời gian thực hiện: Quý IV năm 2013.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Phân công trách nhiệm
a) Sở Tư pháp – Cơ quan thường trực của HĐPH.TP chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan tổ chức thực hiện Kế hoạch này.
b) Các sở, ban, ngành, đoàn thể, Ủy ban nhân dân quận, huyện căn cứ nội dung Kế hoạch này xây dựng và tổ chức triển khai Kế hoạch của cơ quan, đơn vị, địa phương.
c) Định kỳ quý (trước ngày 20 tháng 3), 6 tháng (trước ngày 20 tháng 6), hàng năm (trước ngày 20/12), các cơ quan, đơn vị, địa phương báo cáo kết quả thực hiện về Ủy ban nhân dân thành phố (qua Sở Tư pháp).
2. Kinh phí thực hiện
a) Kinh phí Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật thành phố được bố trí trong Dự toán chi từ ngân sách thành phố năm 2013 (Quyết định số 55/2012/QĐ-UBND ngày 10 tháng 12 năm 2012 của Ủy ban nhân dân thành phố về giao chỉ tiêu dự toán thu chi ngân sách nhà nước năm 2013).
b) Kinh phí thực hiện Kế hoạch đối với các mục thuộc trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, địa phương được bố trí từ nguồn kinh phí triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của cơ quan, đơn vị, địa phương theo quy định của pháp luật.
c) Kinh phí thực hiện các Chương trình, Đề án, Kế hoạch căn cứ theo quy định tại các Quyết định ban hành, phê duyệt các Chương trình, Đề án, Kế hoạch đó./.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Quyết định 460/2013/QĐ-UBND Kế hoạch triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2013 trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.