Ngày 15/09/2017, Kho bạc Nhà nước ban hành Quyết định 4377/QĐ-KBNN về Quy trình nghiệp vụ thống nhất đầu mối kiểm soát khoản chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày 01/10/2017.
Theo đó, các Sở Giao dịch KBNN, KBNN các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các KBNN huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, Phòng Giao dịch áp dụng thực hiện. Nội dung chi tiết, mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung Quyết định 4377/QĐ-KBNN
BỘ TÀI CHÍNH KHO BẠC NHÀ NƯỚC ——– |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ————— |
Số: 4377/QĐ-KBNN | Hà Nội, ngày 15 tháng 9 năm 2017 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY TRÌNH NGHIỆP VỤ THỐNG NHẤT ĐẦU MỐI KIỂM SOÁT CÁC KHOẢN CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC
TỔNG GIÁM ĐỐC KHO BẠC NHÀ NƯỚC
Căn cứ Quyết định số 138/2007/QĐ-TTg ngày 21 tháng 8 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển Kho bạc Nhà nước đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 09/2015/QĐ-TTg ngày 25 tháng 03 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy chế thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương;
Căn cứ Quyết định số 26/2015/QĐ-TTg ngày 28 tháng 07 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nghiệp vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Kho bạc Nhà nước trực thuộc Bộ Tài chính;
Căn cứ Quyết định số 225/QĐ-TTg ngày 04 tháng 02 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2016 – 2020;
Căn cứ Quyết định số 937/QĐ-BTC ngày 25 tháng 04 năm 2011 của Bộ Tài chính ban hành Danh mục các đề án và cơ chế chính sách thực hiện Chiến lược phát triển Kho bạc Nhà nước đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 739/QĐ-BTC ngày 11 tháng 04 năm 2014 của Bộ Tài chính về việc điều chỉnh lộ trình thực hiện Danh mục các đề án và cơ chế chính sách thực hiện Chiến lược phát triển Kho bạc Nhà nước đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 1491/QĐ-BTC ngày 30 tháng 07 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Kế hoạch cải cách hành chính của Bộ Tài chính giai đoạn 2016 – 2020;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kiểm soát chi, Cục trưởng Cục Kế toán nhà nước,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy trình nghiệp vụ thống nhất đầu mối kiểm soát các khoản chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước”.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/10/2017, thay thế Quyết định số 1736/QĐ-KBNN ngày 28/4/2017 của Tổng Giám đốc Kho bạc Nhà nước về việc triển khai thí điểm Đề án thống nhất đầu mối kiểm soát các khoản chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước.
Điều 3. Vụ trưởng Vụ Kiểm soát chi, Cục trưởng Cục Kế toán nhà nước, Giám đốc Sở Giao dịch Kho bạc Nhà nước, Giám đốc Kho bạc Nhà nước các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: – Như Điều 3; |
TỔNG GIÁM ĐỐC |
QUY TRÌNH
NGHIỆP VỤ THỐNG NHẤT ĐẦU MỐI KIỂM SOÁT CÁC KHOẢN CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC
(Kèm theo Quyết định số 4377/QĐ-KBNN ngày 15/9/2017 của Tổng Giám đốc Kho bạc Nhà nước)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh
a) Quy trình này hướng dẫn thực hiện nghiệp vụ thống nhất đầu mối kiểm soát chi qua hệ thống Kho bạc Nhà nước; quy trình luân chuyển chứng từ và lưu hồ sơ, chứng từ thanh toán trong nội bộ hệ thống Kho bạc Nhà nước, gồm:
– Chi đầu tư phát triển (bao gồm cả dự toán và cam kết chi);
– Chi thường xuyên (bao gồm cả dự toán và cam kết chi); các khoản chi từ tài khoản tiền gửi (bao gồm cả tài khoản tiền gửi tạm thu, tạm giữ của cơ quan thu).
– Chi chuyển giao ngân sách huyện cho ngân sách xã, chi chuyển nguồn ngân sách xã, xử lý kết dư ngân sách xã.
b) Đối với các khoản thanh toán chi trả (giao dịch chứng từ đi) phát sinh từ cơ quan quản lý thu chi ngân sách (cơ quan Tài chính, cơ quan thu) không thuộc phạm vi hướng dẫn của quy trình này (các khoản chi bằng Lệnh chi tiền, hoàn trả các khoản thu Ngân sách nhà nước, chi hoàn thuế giá trị gia tăng, chi trả nợ gốc, lãi vay (bao gồm cả thanh toán công trái, trái phiếu bán lẻ tại địa phương), chi chuyển giao – không bao gồm chi chuyển giao ngân sách huyện cho ngân sách xã…), đơn vị gửi trực tiếp hồ sơ, chứng từ đến Phòng/Bộ phận Kế toán và thực hiện theo quy định hiện hành, không thuộc phạm vi điều chỉnh của Quy trình này.
2. Đối tượng áp dụng
Sở Giao dịch KBNN, KBNN các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các KBNN huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, Phòng Giao dịch.
Điều 2. Giải thích từ ngữ và viết tắt
1. ANQP: An ninh quốc phòng
2. CKC: Cam kết chi
3. DVC: Trang thông tin dịch vụ công của KBNN
4. ĐVSDNS: Đơn vị sử dụng ngân sách
5. GTGC: Ghi thu, ghi chi
6. KBNN: Kho bạc Nhà nước
7. KBNN huyện: Kho bạc Nhà nước quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc KBNN tỉnh, thành phố
8. KBNN tỉnh, thành phố: Kho bạc Nhà nước tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
9. KHV: Kế hoạch vốn
10. KSC: Kiểm soát chi
11. KT: Kế toán
12. KTV: Kế toán viên
13. KTT: Kế toán trưởng hoặc người được Kế toán trưởng ủy quyền
14. NS: Ngân sách
15. NSĐP: Ngân sách địa phương
16. NSNN: Ngân sách nhà nước
17. NSTW: Ngân sách Trung ương
18. PT KSC: Phụ trách kiểm soát chi
19. TTV: Thanh toán viên
20. UNC: Ủy nhiệm chi
21. XDCB: Xây dựng cơ bản
22. YCTT: Yêu cầu thanh toán
Điều 3. Nguyên tắc thực hiện
– Đối với chi thường xuyên NSNN: áp dụng kiểm soát chi theo quy định tại Thông tư số 161/2012/TT-BTC ngày 02/10/2012 của Bộ Tài chính quy định chế độ kiểm soát, thanh toán các khoản chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước; Thông tư số 39/2016/TT-BTC ngày 01/03/2016 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 161/2012/TT-BTC ngày 02/10/2012 của Bộ Tài chính quy định chế độ kiểm soát, thanh toán các khoản chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước và các quy định hiện hành.
– Đối với chi đầu tư phát triển: áp dụng kiểm soát chi theo quy định tại Thông tư số 08/2016/TT-BTC ngày 18/01/2016 của Bộ Tài chính quy định về quản lý, thanh toán vốn đầu tư sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước (thay thế Thông tư số 86/2011/TT-BTC ngày 17/6/2011 của Bộ Tài chính); Thông tư số 108/2016/TT-BTC ngày 30/06/2016 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 08/2016/TT-BTC ngày 18/01/2016 của Bộ Tài chính quy định về quản lý, thanh toán vốn đầu tư sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước; Quyết định số 5657/QĐ-KBNN ngày 28/12/2016 của Tổng Giám đốc Kho bạc Nhà nước về việc ban hành Quy trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư trong nước qua hệ thống Kho bạc Nhà nước và các văn bản hướng dẫn quản lý thanh toán vốn đầu tư hiện hành.
– Thực hiện CKC theo quy định tại Thông tư số 113/2008/TT-BTC ngày 27/11/2008 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn quản lý và kiểm soát cam kết chi ngân sách nhà nước qua KBNN; Thông tư số 40/2016/TT-BTC ngày 01/03/2016 của Bộ Tài chính sửa đổi một số điều của Thông tư số 113/2008/TT-BTC ngày 27/11/2008 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn quản lý và kiểm soát cam kết chi ngân sách nhà nước qua KBNN và một số biểu mẫu kèm theo Thông tư số 08/2013/TT-BTC ngày 10/01/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện kế toán nhà nước áp dụng cho hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và Kho bạc (TABMIS).
– Đối với vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài: thực hiện theo quy định tại Thông tư số 111/2016/TT-BTC ngày 30/06/2016 của Bộ Tài chính quy định về quản lý tài chính đối với các chương trình, dự án sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài; Công văn số 4754/BTC-KBNN ngày 11/04/2017 của Bộ Tài chính hướng dẫn quy trình nhập và phân bổ dự toán, hạch toán kế toán ghi thu, ghi chi vốn ODA, vốn vay ưu đãi nước ngoài, viện trợ từ nước ngoài; Công văn số 10702/BTC-KBNN ngày 14/8/2017 của Bộ Tài chính hướng dẫn điều chỉnh dự toán vốn nước ngoài niên độ 2017 trên hệ thống TABMIS theo Công văn số 4754/BTC-KBNN ngày 11/04/2017 và các văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính có liên quan.
– Thủ tục đăng ký và sử dụng tài khoản tại KBNN; bổ sung tài khoản và thay đổi mẫu dấu chữ ký của ĐVSDNS được áp dụng theo Thông tư số 61/2014/TT-BTC ngày 12/5/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn đăng ký và sử dụng tài khoản tại kho bạc nhà nước trong điều kiện áp dụng hệ thống thông tin quản lý ngân sách và kho bạc.
Đối với quy trình trên DVC, thực hiện theo quy định hiện hành của Bộ Tài chính và KBNN.
– Mẫu biểu chứng từ, phương pháp ghi chép chứng từ; hệ thống tài khoản và phương pháp hạch toán kế toán: áp dụng theo Thông tư số 77/2017/TT-BTC ngày 28/7/2017 của Bộ Tài chính hướng dẫn Chế độ kế toán NSNN và hoạt động nghiệp vụ KBNN và các công văn hướng dẫn, Công văn số 18899/BTC-KBNN ngày 30/12/2016 về việc hướng dẫn chế độ KTNN áp dụng cho TABMIS liên quan đến một số điểm mới của Luật NSNN 2015, Quyết định số 2832/QĐ-BTC ngày 30/12/2016 về việc sửa đổi bổ sung Quyết định 3281/QĐ-BTC ngày 19/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành Quy chế phân công trách nhiệm các đơn vị thực hiện nhập dự toán chi NSTW hàng năm vào hệ thống TABMIS.
– Việc tiếp nhận hồ sơ chứng từ của đơn vị giao dịch đối với chi thường xuyên thực hiện theo quy định tại Công văn số 743/KBNN-THPC ngày 02/03/2016 của KBNN về việc hướng dẫn thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông trong hệ thống KBNN, Công văn số 4458/KBNN-THPC ngày 18/10/2016 của KBNN hướng dẫn thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông trong hệ thống KBNN, đối với chi đầu tư thực hiện theo quy trình ban hành kèm Quyết định số 5657/QĐ-KBNN ngày 28/12/2016 của Tổng Giám đốc Kho bạc Nhà nước về việc ban hành Quy trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư trong nước qua hệ thống Kho bạc Nhà nước.
– Nghiệp vụ chuyển tiền từ tài khoản của đơn vị để thanh toán các khoản kinh phí công đoàn, các khoản dịch vụ công ích do phòng/bộ phận KSC chịu trách nhiệm thực hiện. Việc xử lý các bút toán trung gian, nghiệp vụ chuyển tiền BHXH theo ủy quyền do phòng/bộ phận KT chịu trách nhiệm thực hiện.
– Trường hợp đơn vị đề nghị điều chỉnh sai lầm (đối với đơn vị giao dịch trực tiếp với phòng/bộ phận KSC), sai lầm do nội bộ đơn vị KBNN phát hiện sau khi rà soát số liệu, phòng/bộ phận KSC/đơn vị lập Phiếu điều chỉnh (các mẫu số C2-10/NS, C3-05/NS, C6-09/NS ban hành kèm theo Thông tư số 77/2017/TT-BTC) và thực hiện nhập chứng từ điều chỉnh (trừ trường hợp sai lầm chuyển trả trong thanh toán được hướng dẫn tại tiết 1.1.6 Khoản 1 và tiết 2.1.6 Khoản 2 Điều 6 Chương II Quy trình này).
Trường hợp sai lầm có CKC, phần điều chỉnh giá trị hợp đồng (cập nhật hợp đồng) do sai lầm (nếu có) do Phòng/bộ phận KSC thực hiện.
Download Quyết định 4377/QĐ-KBNN để xem thêm nội dung chi tiết.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Quyết định 4377/QĐ-KBNN Quy trình chuyển tiền vào tài khoản tại Kho bạc Nhà nước của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.