Vào ngày 11/03/2020 Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã ban hành Quyết định 378/QĐ-BHXH về quy trình tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
Quyết định này có hiệu lực từ ngày ban hành. Sau đây là nội dung của quyết định, mời các bạn cùng tham khảo và tải tại đây.
BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM ————– Số: 378/QĐ-BHXH |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ——————- Hà Nội, ngày 11 tháng 3 năm 2020 |
QUYẾT ĐỊNH 378/QĐ-BHXH
Ban hành Quy trình tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của Bảo hiểm xã hội Việt Nam
————
TỔNG GIÁM ĐỐC BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM
Căn cứ Luật Khiếu nại số 02/2011/QH13 ngày 11 tháng 11 năm 2011;
Căn cứ Luật Tố cáo số 25/2018/QH14 ngày 12 tháng 6 năm 2018;
Căn cứ Luật Tiếp công dân số 42/2013/QH13 ngày 25 tháng 11 năm 2013;
Căn cứ Luật Bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 ngày 20 tháng 11 năm 2014;
Căn cứ Luật Bảo hiểm y tế số 25/2008/QH12 ngày 14 tháng 11 năm 2008; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế ngày 13 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Nghị định số 01/2016/NĐ-CP ngày 05 tháng 01 năm 2016 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bảo hiểm xã hội Việt Nam;
Căn cứ Nghị định số 31/2019/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp tổ chức thi hành Luật Tố cáo;
Căn cứ Nghị định số 75/2012/NĐ-CP ngày 03 tháng 10 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Khiếu nại;
Căn cứ Thông tư số 07/2013/TT-TTCP ngày 31 tháng 10 năm 2013 của Thanh tra Chính phủ quy định quy trình giải quyết khiếu nại hành chính;
Căn cứ Nghị định số 64/2014/NĐ-CP ngày 26 tháng 6 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiếp công dân;
Căn cứ Thông tư số 06/2014/TT-TTCP ngày 31 tháng 10 năm 2014 của Thanh tra Chính phủ quy định quy trình tiếp công dân;
Căn cứ Thông tư số 07/2014/TT-TTCP ngày 31 tháng 10 năm 2014 của Thanh tra Chính phủ quy định quy trình xử lý đơn khiếu nại, đơn tố cáo, đơn kiến nghị, phản ánh;
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Thanh tra – Kiểm tra.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy trình tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 868/QĐ-BHXH ngày 08 tháng 6 năm 2016 của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành Quy định về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo.
Những quy định về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của Bảo hiểm xã hội Việt Nam trước đây trái với Quyết định này đều bãi bỏ.
Điều 3. Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Giám đốc Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơinhận: |
TỔNG GIÁM ĐỐC Nguyễn Thị Minh |
BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM ————– |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ——————- |
QUY TRÌNH
Tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của Bảo hiểm xã hội Việt Nam
(Ban hành kèm theo Quyết định số 378/QĐ-BHXH ngày 11 tháng 3 năm 2020 của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh
a) Quy trình này hướng dẫn về thẩm quyền, trình tự, thủ tục, các bước tiến hành tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh tại cơ quan Bảo hiểm xã hội các cấp;
b) Quy trình này không điều chỉnh việc tiếp nhận, giải quyết phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính theo quy định tại Nghị định số 20/2008/NĐ-CP ngày 14/02/2008 của Chính phủ.
2. Đối tượng áp dụng
Thủ trưởng cơ quan Bảo hiểm xã hội các cấp; các đơn vị, công chức, viên chức, người lao động thuộc cơ quan Bảo hiểm xã hội các cấp và các tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
Điều 2. Các chữ viết tắt, giải thích từ ngữ
1. Các chữ viết tắt
a) Bảo hiểm xã hội: BHXH;
b) Bảo hiểm y tế: BHYT;
c) Bảo hiểm thất nghiệp: BHTN;
d) Đơn khiếu nại, đơn tố cáo, đơn kiến nghị, phản ánh: Đơn;
đ) Tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: Tỉnh;
e) Quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh: Huyện;
g) Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam: Tổng Giám đốc;
h) Tổng Giám đốc; Giám đốc BHXH tỉnh; Giám đốc BHXH huyện: Thủ trưởng cơ quan;
i) Thủ trưởng đơn vị có trách nhiệm giúp người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh: Thủ trưởng đơn vị;
k) Đơn vị chuyên môn giúp việc Tổng Giám đốc: Đơn vị chuyên môn;
l) Đơn vị sự nghiệp trực thuộc cơ quan BHXH Việt Nam: Đơn vị sự nghiệp;
m) Phòng nghiệp vụ trực thuộc BHXH tỉnh: Phòng nghiệp vụ;
n) Tổ nghiệp vụ trực thuộc BHXH huyện: Tổ nghiệp vụ;
o) Tổ nghiệp vụ được giao nhiệm vụ tham mưu xử lý, giải quyết đơn: Tổ nghiệp vụ được giao;
p) Luật Khiếu nại số 02/2011/QH13 ngày 11 tháng 11 năm 2011: Luật Khiếu nại;
q) Luật Tố cáo số 25/2018/QH14 ngày 12 tháng 6 năm 2018: Luật Tố cáo;
r) Luật Tiếp công dân số 42/2013/QH13 ngày 25 tháng 11 năm 2013: Luật Tiếp công dân;
s) Luật Bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 ngày 20 tháng 11 năm 2014: Luật BHXH;
t) Nghị định số 31/2019/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp tổ chức thi hành Luật Tố cáo: Nghị định số 31/2019/NĐ-CP;
u) Các điều, khoản dẫn chiếu trong văn bản mà không ghi rõ nguồn trích dẫn thì được hiểu là của Văn bản này.
2. Giải thích từ ngữ
a) Khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính về BHXH, BHTN, BHYT là việc công dân, cơ quan, tổ chức đề nghị cơ quan BHXH, người có thẩm quyền trong cơ quan BHXH xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan BHXH, người có thẩm quyền trong cơ quan BHXH trong hoạt động thanh tra chuyên ngành về đóng BHXH, BHTN, BHYT; kết luận thanh tra chuyên ngành về đóng BHXH, BHTN, BHYT; quyết định xử phạt vi phạm hành chính về đóng BHXH, BHTN, BHYT và các quyết định hành chính, hành vi hành chính về BHXH, BHTN, BHYT khác khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình;
b) Khiếu nại quyết định, hành vi về BHXH, BHTN, BHYT là việc công dân, cơ quan, tổ chức đề nghị cơ quan BHXH, người có thẩm quyền trong cơ quan BHXH xem xét lại quyết định, hành vi của cơ quan BHXH, người có thẩm quyền trong cơ quan BHXH trong việc thực hiện chế độ, chính sách về BHXH, BHYT, thu BHTN và chi trả trợ cấp BHTN khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình;
c) Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ là việc cá nhân báo cho cơ quan BHXH, người có thẩm quyền trong cơ quan BHXH biết hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của: Cơ quan, tổ chức; công chức, viên chức, người được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ trong ngành BHXH; người không còn là công chức, viên chức nhưng đã thực hiện hành vi vi phạm pháp luật trong thời gian được giao nhiệm vụ, công vụ về BHXH, BHTN, BHYT;
d) Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về BHXH, BHTN, BHYT là việc cá nhân báo cho cơ quan BHXH, người có thẩm quyền trong cơ quan BHXH biết hành vi vi phạm pháp luật về BHXH, BHTN, BHYT của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân;
đ) Kiến nghị, phản ánh về BHXH, BHTN, BHYT là việc cá nhân, cơ quan, tổ chức trình bày ý kiến, nguyện vọng, đề xuất với cơ quan BHXH, người có thẩm quyền trong cơ quan BHXH về việc giải quyết chế độ, chính sách BHXH, BHTN, BHYT hoặc cung cấp thông tin về hành vi chưa thực hiện hoặc thực hiện chưa đúng quy định pháp luật của cơ quan BHXH, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thuộc cơ quan BHXH, của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Điều 3. Nguyên tắc thực hiện
Việc tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của cơ quan BHXH phải được thực hiện theo các nguyên tắc sau:
1. Tôn trọng, tạo điều kiện thuận lợi cho cá nhân, cơ quan, tổ chức thực hiện việc khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh theo quy định của pháp luật.
2. Bảo đảm bí mật thông tin, quyền, lợi ích hợp pháp của người khiếu nại, người tố cáo, người bị khiếu nại, người bị tố cáo, người kiến nghị, phản ánh; bảo đảm quyền bình đẳng, không phân biệt đối xử trong tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh.
3. Thực hiện thống nhất quy trình tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh trong toàn ngành BHXH bảo đảm đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục và thời hạn theo quy định pháp luật; bảo đảm khách quan, chính xác, công khai, dân chủ và kịp thời.
4. Những nội dung không hướng dẫn trong văn bản này thì được thực hiện theo quy định của Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo, Luật Tiếp công dân và các văn bản pháp luật khác có liên quan.
Điều 4. Trách nhiệm phối hợp giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh
1. Phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân ngoài Ngành
a) Thủ trưởng cơ quan BHXH các cấp có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin, tài liệu đang quản lý, lưu giữ có liên quan đến vụ việc theo yêu cầu hoặc đề nghị của người có thẩm quyền giải quyết;
b) Thủ trưởng các đơn vị chuyên môn, đơn vị sự nghiệp, phòng, tổ nghiệp vụ có trách nhiệm giúp Thủ trưởng cơ quan BHXH các cấp phối hợp giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; khai thác hồ sơ, cung cấp thông tin theo đề nghị của người có thẩm quyền giải quyết trong thời hạn không quá 07 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu hoặc đề nghị.
2. Phối hợp với cơ quan, đơn vị trong Ngành
a) Đối với khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh thuộc thẩm quyền nhưng có tình tiết liên quan đến cơ quan, tổ chức, cá nhân không thuộc địa bàn của mình quản lý thì thực hiện như sau:
Thủ trưởng cơ quan tiếp nhận, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh có văn bản kèm theo bản sao hồ sơ vụ việc (nếu có) gửi đến cơ quan có liên quan yêu cầu, đề nghị phối hợp kiểm tra, xác minh, cung cấp thông tin, tài liệu hoặc đề nghị thực hiện kiểm tra, xác minh;
Thủ trưởng cơ quan nhận được văn bản yêu cầu hoặc đề nghị phối hợp, trong thời hạn không quá 10 ngày kể từ ngày nhận được văn bản có trách nhiệm cung cấp đầy đủ, kịp thời những thông tin, tài liệu đang quản lý, lưu giữ có liên quan đến vụ việc khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh hoặc thực hiện kiểm tra, xác minh theo yêu cầu, đề nghị của cơ quan giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh theo trình tự tại Khoản 5 Điều 18, Khoản 1 Điều 24;
b) Đối với khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh thuộc thẩm quyền nhưng có liên quan đến lĩnh vực chuyên môn thuộc nhiều đơn vị khác nhau thì đơn vị được giao chủ trì tham mưu giải quyết có văn bản yêu cầu hoặc đề nghị đơn vị có liên quan: Trả lời bằng văn bản, cung cấp hồ sơ, tài liệu hoặc cử công chức, viên chức tham gia xác minh, tham gia Hội đồng tư vấn hoặc các hình thức tham gia khác để phối hợp giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh. Đơn vị tham gia phối hợp có trách nhiệm thực hiện đầy đủ theo nội dung và thời gian được ghi trong văn bản yêu cầu, đề nghị.
Điều 5. Tiếp nhận đơn
1. Đơn được tiếp nhận từ các nguồn sau:
a) Đơn gửi qua dịch vụ bưu chính;
b) Đơn do cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân trực tiếp gửi đến qua bộ phận văn thư, địa điểm tiếp công dân của cơ quan BHXH các cấp;
c) Đơn do đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận, cơ quan báo chí và cơ quan, tổ chức, đơn vị khác chuyển đến theo quy định của pháp luật;
d) Đơn gửi đích danh Lãnh đạo BHXH các cấp, Lãnh đạo các đơn vị chuyên môn; đơn gửi đích danh các đơn vị trực thuộc BHXH Việt Nam, các Phòng/Tổ nghiệp vụ.
2. Đơn được tiếp nhận từ các nguồn quy định tại Khoản 1 Điều này phải được chuyển đến Bộ phận Văn thư cơ quan để thực hiện các thủ tục quản lý văn bản đến theo quy định của pháp luật và của BHXH Việt Nam.
3. Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn, Bộ phận Văn thư cơ quan có trách nhiệm thực hiện thủ tục quản lý văn bản đến, chuyển đơn đến các đơn vị có trách nhiệm tham mưu giải quyết theo quy định tại Điều 16, Điều 22, Điều 30; đối với đơn gửi đích danh Lãnh đạo cơ quan BHXH thì đề xuất người có thẩm quyền chuyển đơn đến đơn vị có trách nhiệm tham mưu giải quyết theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của đơn vị; đồng thời theo dõi việc phân đơn để tham mưu giúp người có thẩm quyền chuyển đơn cho các đơn vị, cá nhân có trách nhiệm xử lý không trùng lặp, chồng chéo. Trường hợp đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh được gửi đến nhiều lần nhưng cùng một nội dung thì phải chuyển đến đơn vị trước đó đã tiếp nhận, tham mưu xử lý, giải quyết đơn.
4. Đối với đơn gửi đích danh Lãnh đạo cơ quan BHXH, sau khi được người có thẩm quyền đồng ý, trong thời gian 01 ngày làm việc Bộ phận Văn thư phải chuyển đơn đến đơn vị được giao để tham mưu giải quyết theo quy định. Trường hợp liền kề ngày nghỉ cuối tuần hoặc kỳ nghỉ lễ thì phải chuyển đơn ngay trong ngày để đảm bảo thời hạn giải quyết đơn.
5. Bộ phận Văn thư cơ quan sau khi chuyển đơn đến các đơn vị có trách nhiệm tham mưu giải quyết theo quy định tại Khoản 3, Khoản 4 Điều này phải sao gửi cho Vụ Thanh tra – Kiểm tra/Phòng Thanh tra – Kiểm tra/Tổ Nghiệp vụ được giao để theo dõi, tổng hợp.
Điều 6. Phân loại đơn
1. Phân loại theo nội dung:
a) Đơn khiếu nại;
b) Đơn tố cáo;
c) Đơn kiến nghị, phản ánh;
d) Đơn có nhiều nội dung khác nhau.
2. Phân loại theo thẩm quyền giải quyết
a) Đơn thuộc thẩm quyền giải quyết;
b) Đơn không thuộc thẩm quyền giải quyết.
3. Phân loại theo điều kiện xử lý
a) Đơn đủ điều kiện xử lý: Là đơn đáp ứng đầy đủ các yêu cầu sau đây:
– Đơn dùng chữ viết là tiếng Việt và được người khiếu nại, người tố cáo, người kiến nghị, phản ánh ghi rõ ngày, tháng, năm viết đơn; họ, tên, địa chỉ, chữ ký hoặc điểm chỉ của người viết đơn;
– Đơn khiếu nại phải ghi rõ tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân bị khiếu nại, nội dung, lý do khiếu nại và yêu cầu của người khiếu nại;
– Đơn tố cáo phải ghi rõ cách thức liên hệ với người tố cáo; hành vi vi phạm pháp luật bị tố cáo; người bị tố cáo và các thông tin khác có liên quan;
– Đối với trường hợp nhiều người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh về cùng một nội dung thì trong đơn phải có đầy đủ chữ ký hoặc điểm chỉ của những người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; cách thức liên hệ với từng người tố cáo; họ tên của người đại diện cho những người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh;
– Đơn kiến nghị, phản ánh phải ghi rõ nội dung kiến nghị, phản ánh;
– Đơn chưa được cơ quan, tổ chức, đơn vị tiếp nhận xử lý theo quy định của pháp luật hoặc đã được xử lý nhưng người khiếu nại, người tố cáo được quyền khiếu nại, tố cáo tiếp theo quy định của pháp luật.
b) Đơn không đủ điều kiện xử lý:
– Là đơn không đáp ứng các yêu cầu tại Điểm a Khoản 3 Điều này;
– Đơn đã được gửi cho nhiều cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân trong đó đã gửi đến đúng cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc đúng người có thẩm quyền giải quyết;
– Đơn đã được hướng dẫn một lần về cùng nội dung.
4. Phân loại theo số lượng người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh
a) Đơn có họ, tên, chữ ký hoặc điểm chỉ của một người;
b) Đơn có họ, tên, chữ ký hoặc điểm chỉ của nhiều người (từ 05 người trở lên).
Chương II
QUY TRÌNH TIẾP CÔNG DÂN
Mục 1
Địa điểm, thời gian và trách nhiệm tiếp công dân
Điều 7. Địa điểm tiếp công dân và tổ chức tiếp công dân
1. Địa điểm tiếp công dân
a) Cơ quan BHXH các cấp phải bố trí phòng tiếp công dân riêng tại vị trí thuận tiện, có nơi để công dân ngồi chờ, đảm bảo khang trang, lịch sự, có đủ các điều kiện cần thiết cho việc tiếp công dân; không tiếp công dân tại phòng làm việc của công chức, viên chức;
b) Tại phòng tiếp công dân phải thực hiện niêm yết nội quy tiếp công dân, trong đó phải quy định rõ nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của người tiếp công dân, quyền, nghĩa vụ của công dân, các hành vi nghiêm cấm trong tiếp công dân; hướng dẫn về quy trình tiếp công dân, quy trình giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh theo quy định của pháp luật; công khai lịch tiếp công dân của Lãnh đạo, thời gian thường trực tiếp công dân và công bố trên cổng thông tin điện tử, trang thông tin điện tử của cơ quan.
2. Tổ chức tiếp công dân
a) Tại BHXH Việt Nam: Vụ trưởng Vụ Thanh tra – Kiểm tra có trách nhiệm giúp Tổng Giám đốc tổ chức thực hiện việc tiếp công dân của BHXH Việt Nam. Biên chế viên chức làm nhiệm vụ tiếp công dân do Vụ trưởng Vụ Thanh tra – Kiểm tra bố trí trong biên chế được giao của Vụ Thanh tra – Kiểm tra;
b) Tại BHXH tỉnh: Trưởng phòng Phòng Thanh tra – Kiểm tra có trách nhiệm giúp Giám đốc BHXH tỉnh tổ chức thực hiện việc tiếp công dân của BHXH tỉnh. Giám đốc BHXH tỉnh bố trí ít nhất một viên chức làm nhiệm vụ tiếp công dân thuộc biên chế được giao của Phòng Thanh tra – Kiểm tra;
c) Tại BHXH huyện: Giám đốc BHXH huyện có trách nhiệm tổ chức thực hiện việc tiếp công dân của BHXH huyện và bố trí ổn định một viên chức làm nhiệm vụ tiếp công dân thuộc biên chế được giao của BHXH huyện.
Điều 8. Thời gian tiếp công dân
1. Cơ quan BHXH các cấp tổ chức tiếp công dân thường xuyên vào các ngày làm việc trong tuần và tiếp công dân đột xuất theo Khoản 5 Điều này.
2. Tại BHXH Việt Nam: Tổng Giám đốc tiếp công dân định kỳ vào ngày 20 hàng tháng, nếu ngày 20 trùng vào ngày nghỉ tết, ngày lễ, ngày nghỉ hàng tuần thì thực hiện vào ngày làm việc kế tiếp; tiếp công dân đột xuất theo Khoản 5 Điều này. Trường hợp Tổng Giám đốc bận vì lý do công việc thì phân công Phó Tổng Giám đốc thực hiện tiếp công dân.
Thủ trưởng các đơn vị chuyên môn, Thủ trưởng các đơn vị sự nghiệp phối hợp tiếp công dân theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Thanh tra – Kiểm tra.
3. Tại BHXH tỉnh: Giám đốc BHXH tỉnh tiếp công dân định kỳ mỗi tháng ít nhất 01 ngày; tiếp công dân đột xuất theo Khoản 5 Điều này. Trường hợp Giám đốc bận vì lý do công việc thì phân công Phó Giám đốc thực hiện tiếp công dân.
Trưởng các Phòng nghiệp vụ phối hợp tiếp công dân theo đề nghị của Trưởng phòng Phòng Thanh tra – Kiểm tra.
4. Tại BHXH huyện: Giám đốc BHXH huyện tiếp công dân định kỳ mỗi tháng ít nhất 02 ngày; tiếp công dân đột xuất theo Khoản 5 Điều này. Trường hợp Giám đốc bận vì lý do công việc thì phân công Phó Giám đốc thực hiện tiếp công dân.
5. Thủ trưởng cơ quan tiếp công dân đột xuất trong các trường hợp sau:
a) Vụ việc gay gắt, phức tạp, có nhiều người tham gia, liên quan đến trách nhiệm của nhiều cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc ý kiến của các cơ quan, tổ chức, đơn vị còn khác nhau;
b) Vụ việc nếu không chỉ đạo, xem xét kịp thời có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng hoặc có thể dẫn đến hủy hoại tài sản của Nhà nước, của tập thể, xâm hại đến tính mạng, tài sản của nhân dân, ảnh hưởng đến an ninh, chính trị, trật tự, an toàn xã hội;
c) Khi có yêu cầu khẩn thiết theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Thanh tra – Kiểm tra/Trưởng phòng Phòng Thanh tra – Kiểm tra/viên chức được giao nhiệm vụ tiếp công dân.
Điều 9. Trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan BHXH các cấp trong việc tiếp công dân
1. Lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức công tác tiếp công dân của đơn vị mình
a) Căn cứ quy định của pháp luật về tiếp công dân để ban hành nội quy tiếp công dân;
b) Phối hợp chặt chẽ với cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan trong việc tiếp công dân;
c) Kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các quy định của pháp luật trong công tác tiếp công dân;
d) Bảo đảm an toàn, trật tự trong việc tiếp công dân.
2. Trực tiếp tiếp công dân định kỳ và đột xuất theo Điều 8; lắng nghe, xem xét và chỉ đạo giải quyết các khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh thuộc thẩm quyền; thông qua việc tiếp công dân để nắm bắt tình hình khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh và việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của cấp dưới; có biện pháp kiểm tra, đôn đốc cấp dưới trong công tác tiếp công dân, xử lý và giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh.
3. Khi tiếp công dân, nếu vụ việc rõ ràng, có cơ sở cụ thể và thuộc thẩm quyền giải quyết thì phải có ý kiến trả lời công dân. Nếu vụ việc phức tạp cần nghiên cứu xem xét thì thông báo thời hạn giải quyết và người cần liên hệ tiếp để biết kết quả giải quyết.
4. Những ý kiến chỉ đạo của Thủ trưởng cơ quan, người có thẩm quyền trong việc giải quyết các khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh tại địa điểm tiếp công dân phải được ghi chép đầy đủ vào Sổ tiếp công dân và được quản lý, lưu giữ tại nơi tiếp công dân, đồng thời nhập đầy đủ thông tin, dữ liệu vào phần mềm Quản lý hoạt động Thanh tra – Kiểm tra và phải được thông báo bằng văn bản đến các đơn vị liên quan để triển khai thực hiện.
Điều 10. Tiêu chuẩn, trách nhiệm, quyền lợi của người làm nhiệm vụ tiếp công dân
1. Tiêu chuẩn của người làm nhiệm vụ tiếp công dân
Người làm nhiệm vụ tiếp công dân phải có phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức trách nhiệm, có năng lực chuyên môn, nắm vững chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các quy định về BHXH, BHTN, BHYT; am hiểu thực tế, có khả năng vận động, thuyết phục quần chúng, nhiệt tình, khách quan, công tâm, bảo đảm yêu cầu về sức khỏe và có trách nhiệm đối với nhiệm vụ được giao.
2. Trách nhiệm của người tiếp công dân
a) Khi tiếp công dân, người tiếp công dân phải bảo đảm trang phục, đồng phục chỉnh tề, đeo thẻ công chức, viên chức hoặc phù hiệu, biển tên theo quy định;
b) Có thái độ đúng mực, tôn trọng công dân, lắng nghe, tiếp nhận kịp thời những khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; ghi chép đầy đủ, chính xác nội dung công dân trình bày;
c) Giải thích, phổ biến để công dân chấp hành chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật, kết luận, quyết định giải quyết đã có hiệu lực pháp luật của cơ quan có thẩm quyền; hướng dẫn công dân đến đúng cơ quan hoặc người có thẩm quyền giải quyết;
d) Tiếp nhận và chuyển đơn đến Bộ phận Văn thư cơ quan theo quy định và thông báo kết quả xử lý để công dân biết;
đ) Giữ bí mật mọi thông tin liên quan đến người tố cáo theo quy định;
e) Yêu cầu người vi phạm nội quy nơi tiếp công dân chấm dứt hành vi vi phạm; trong trường hợp cần thiết, lập biên bản về việc vi phạm và yêu cầu cơ quan chức năng xử lý theo quy định của pháp luật;
g) Chuẩn bị hồ sơ, tài liệu liên quan để Thủ trưởng cơ quan tiếp công dân;
h) Thực hiện nhiệm vụ khác do người phụ trách địa điểm tiếp công dân giao.
3. Quyền lợi của người tiếp công dân
a) Được hưởng chế độ bồi dưỡng theo quy định của pháp luật;
b) Được đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ tiếp công dân.
Mục 2: Trình tự tiếp công dân
Điều 11. Xử lý bước đầu khi công dân đến địa điểm tiếp công dân của cơ quan BHXH các cấp
Khi công dân đến trụ sở cơ quan BHXH, bộ phận bảo vệ cơ quan phải báo cho người thường trực tiếp công dân biết và hướng dẫn công dân đến địa điểm tiếp công dân. Người tiếp công dân có trách nhiệm xử lý như sau:
1. Trường hợp nhiều người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh về cùng một nội dung thì yêu cầu công dân cử đại diện để trình bày nội dung vụ việc; đồng thời báo cáo Thủ trưởng đơn vị để có phương án chỉ đạo. Việc cử người đại diện phải thể hiện bằng văn bản có chữ ký của tất cả những người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh theo Điều 29 Luật Tiếp công dân.
2. Trường hợp công dân có hành vi quy định tại Điều 9 Luật Tiếp công dân thì từ chối tiếp và giải thích cho công dân lý do từ chối tiếp.
Điều 12. Thực hiện tiếp công dân tại địa điểm tiếp công dân
Người tiếp công dân tiến hành tiếp công dân theo trình tự như sau:
1. Xác định nhân thân và tính hợp pháp của người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh
a) Yêu cầu người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh nêu rõ họ tên, địa chỉ hoặc xuất trình giấy tờ tùy thân, giấy giới thiệu, giấy ủy quyền, thẻ luật sư, thẻ trợ giúp viên pháp lý (nếu có) và kiểm tra tính hợp pháp của giấy tờ đó để xác định họ là người tự mình thực hiện việc khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh hay là người đại diện, người được ủy quyền;
b) Trường hợp người đến trình bày là người đại diện, người được ủy quyền hợp pháp thì tiến hành các thủ tục tiếp như đối với người khiếu nại, người kiến nghị, phản ánh. Riêng đối với trường hợp tố cáo, người tố cáo phải trực tiếp thực hiện việc tố cáo theo quy định của Luật Tố cáo;
c) Trường hợp công dân đến trình bày là người đại diện hoặc được ủy quyền nhưng không xuất trình được các giấy tờ chứng minh việc đại diện, ủy quyền hợp pháp thì không tiếp nhận hồ sơ vụ việc nhưng phải giải thích rõ lý do, hướng dẫn công dân, người đại diện, được ủy quyền làm các thủ tục cần thiết để thực hiện việc khiếu nại, kiến nghị, phản ánh theo đúng quy định.
2. Thực hiện phố biến các quy định về tiếp công dân
Phổ biến với công dân về nội quy tiếp công dân, trách nhiệm của người tiếp công dân và quyền, nghĩa vụ của công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị phản ánh.
3. Nghe, ghi chép nội dung công dân trình bày
Người tiếp công dân có trách nhiệm đề nghị công dân trình bày, lắng nghe, phân loại, ghi chép đầy đủ, trung thực, chính xác nội dung công dân khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; nội dung nào chưa rõ thì đề nghị công dân trình bày thêm, sau đó đọc lại cho công dân nghe; đề nghị công dân ký tên hoặc điểm chỉ vào Sổ tiếp công dân.
4. Xác định nội dung vụ việc, yêu cầu của công dân
Sau khi nghe công dân trình bày, nghiên cứu sơ bộ các thông tin, tài liệu, bằng chứng có liên quan mà công dân cung cấp, người tiếp công dân phải xác định những nội dung sau:
a) Địa điểm, thời gian phát sinh vụ việc;
b) Người bị khiếu nại, người bị tố cáo là cá nhân, cơ quan, tổ chức, đơn vị nào;
c) Nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh và thẩm quyền giải quyết;
d) Đối tượng khiếu nại, tố cáo;
đ) Quá trình xem xét, giải quyết, xử lý của cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền (nếu có): Cơ quan, tổ chức, đơn vị đã giải quyết; kết quả giải quyết; hình thức văn bản giải quyết, quyết định xử lý của cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền;
e) Yêu cầu của công dân; lý do khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh tiếp và những thông tin, tình tiết, bằng chứng mới mà công dân cung cấp trong trường hợp khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh tiếp.
5. Xử lý đối với từng trường hợp cụ thể
Sau khi xác định nội dung vụ việc, yêu cầu của công dân; căn cứ hồ sơ, tài liệu (nếu có) và quy định của pháp luật, nếu nội dung vụ việc đơn giản hoặc đã rõ ràng thì giải thích, hướng dẫn, trả lời cụ thể để công dân hiểu và thực hiện. Trường hợp cần thiết thì báo cáo Thủ trưởng đơn vị để mời các cá nhân, đơn vị chuyên môn có liên quan phối hợp giải thích, trả lời công dân. Nếu công dân chưa đồng ý với nội dung giải thích, trả lời của người tiếp công dân và vẫn tiếp tục khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh thì xử lý như sau:
a) Trường hợp thuộc thẩm quyền và đủ điều kiện thụ lý giải quyết thì tiếp nhận đơn; yêu cầu công dân cung cấp các thông tin, tài liệu, bằng chứng có liên quan đến nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh và các thông tin, tài liệu, bằng chứng khác có liên quan (nếu có); kiểm tra tính hợp pháp của các thông tin, tài liệu, bằng chứng; đồng thời lập Giấy biên nhận (Mẫu số 01/GBN);
b) Trường hợp đơn thuộc thẩm quyền nhưng không đủ điều kiện thụ lý theo quy định của pháp luật thì giải thích, hướng dẫn để công dân biết và bổ sung những thủ tục cần thiết để thực hiện việc khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh;
c) Trường hợp thuộc thẩm quyền nhưng công dân chưa có đơn thì hướng dẫn công dân viết đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh theo quy định. Nếu người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh là người không có khả năng viết đơn thì ghi chép nội dung công dân trình bày, đọc cho công dân nghe và yêu cầu công dân ký tên hoặc điểm chỉ (nếu cần thiết thì ghi âm kèm theo); trường hợp nội dung trình bày chưa rõ ràng, đầy đủ thì đề nghị công dân trình bày thêm hoặc bổ sung tài liệu, chứng cứ;
d) Trường hợp thuộc thẩm quyền nhưng đơn có nhiều người cùng ký tên thì yêu cầu những người có mặt lập văn bản cử người đại diện;
đ) Trường hợp đơn có một phần nội dung thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan BHXH thì hướng dẫn công dân viết lại đơn đối với những nội dung thuộc thẩm quyền để xem xét, giải quyết; những nội dung không thuộc thẩm quyền thì hướng dẫn công dân gửi đến đúng cơ quan có thẩm quyền;
e) Trường hợp đơn thuộc thẩm quyền nhưng vừa có nội dung khiếu nại vừa có nội dung tố cáo hoặc kiến nghị, phản ánh thì hướng dẫn công dân viết thành đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh riêng theo quy định và lập Giấy biên nhận (Mẫu số 01/GBN);
g) Trường hợp đơn thuộc thẩm quyền giải quyết của Thủ trưởng cơ quan BHXH cấp dưới nhưng quá thời hạn mà chưa giải quyết thì báo cáo Thủ trưởng cơ quan yêu cầu cơ quan BHXH cấp dưới giải quyết, trừ trường hợp quy định tại Điều 26;
h) Trường hợp không thuộc thẩm quyền thì hướng dẫn công dân đến cơ quan có thẩm quyền để khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh;
i) Trường hợp vụ việc khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh đã được giải quyết đúng chính sách, pháp luật, được cơ quan BHXH, cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, rà soát, thông báo bằng văn bản hoặc được tiếp, giải thích, hướng dẫn nhiều lần nhưng công dân vẫn cố tình khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh kéo dài thì báo cáo Thủ trưởng cơ quan ban hành Thông báo từ chối tiếp công dân (Mẫu số 02/TCD);
k) Trường hợp tố cáo xuất phát từ việc khiếu nại không đạt được mục đích, công dân chuyển sang tố cáo đối với người giải quyết khiếu nại nhưng không cung cấp được thông tin, tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho việc tố cáo của mình thì giải thích, hướng dẫn công dân thực hiện việc khiếu nại theo quy định của Luật Khiếu nại; không tiếp nhận để giải quyết tố cáo; nếu công dân không chấp hành thì báo cáo Thủ trưởng cơ quan ban hành Thông báo từ chối tiếp công dân (Mẫu số 02/TCD);
l) Trường hợp công dân đề nghị cung cấp thông tin, kết quả xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh thì phải kiểm tra, trả lời tiến độ hoặc kết quả xử lý cho công dân ngay trong buổi tiếp công dân;
m) Trường hợp không đúng lịch tiếp công dân của Thủ trưởng cơ quan nhưng công dân vẫn đề nghị được gặp để khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh thì người tiếp công dân giải thích, hướng dẫn để công dân hiểu và đăng ký vào buổi tiếp công dân định kỳ của Thủ trưởng cơ quan. Nếu xét thấy vụ việc có tính chất phức tạp, gay gắt, nếu không xử lý ngay có thể dẫn đến những hậu quả xấu, gây ảnh hưởng đến hình ảnh, uy tín của Ngành, của cơ quan, đơn vị thì báo cáo Thủ trưởng đơn vị trình Thủ trưởng cơ quan xem xét, bố trí tiếp công dân đột xuất theo Khoản 5 Điều 8. Nếu Thủ trưởng cơ quan không thể tiếp công dân ngay nhưng thống nhất được thời gian tiếp thì lập phiếu hẹn (Mẫu số 03/TCD) hoặc thông báo ngày, giờ, địa điểm tiếp cho công dân;
n) Trường hợp công dân gây rối làm mất trật tự, có thái độ gay gắt, lời lẽ đe dọa, xúc phạm hoặc đưa ra những yêu cầu không có căn cứ, gây sức ép với cơ quan BHXH thì yêu cầu công dân chấm dứt những hành vi nói trên; nếu công dân vẫn cố tình vi phạm thì từ chối tiếp và phối hợp với Bộ phận bảo vệ cơ quan để đưa công dân ra khỏi trụ sở cơ quan, đồng thời báo cáo Thủ trưởng đơn vị để có phương án chỉ đạo, hỗ trợ khi cần thiết;
o) Trường hợp công dân có những hành vi gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho cơ quan BHXH, người tiếp công dân hoặc bản thân công dân thì người tiếp công dân sử dụng các phương tiện kỹ thuật để ghi âm, ghi hình các hành vi nói trên và kịp thời báo cáo Thủ trưởng đơn vị hoặc Thủ trưởng cơ quan để xin ý kiến chỉ đạo, nếu xét thấy cần thiết thì đề nghị cơ quan Công an phụ trách địa bàn có biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật.
6. Lập Giấy biên nhận hồ sơ, tài liệu
Trong quá trình tiếp công dân, nếu công dân cung cấp hồ sơ, tài liệu thì người tiếp công dân chỉ nhận bản sao, bản phô tô và đối chiếu với bản gốc (nếu có), đồng thời lập Giấy biên nhận (Mẫu số 01/GBN) trong đó ghi rõ từng loại thông tin, tài liệu, bằng chứng, tình trạng thông tin tài liệu, bằng chứng, xác nhận của người cung cấp. Giấy biên nhận được lập thành 03 bản, 01 bản giao cho công dân, 01 bản lưu tại địa điểm tiếp công dân; 01 bản lưu vào hồ sơ giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh (nếu có). Trường hợp công dân chưa cung cấp đầy đủ hồ sơ, tài liệu theo quy định thì người tiếp công dân lập phiếu hẹn (Mẫu số 03/TCD) đề nghị công dân cung cấp bổ sung.
7. Ghi Sổ tiếp công dân và nhập vào phần mềm Quản lý hoạt động Thanh tra – Kiểm tra
Trong quá trình tiếp công dân, người tiếp công dân phải nhập đầy đủ các nội dung đã trao đổi, xử lý, giải quyết vào Sổ tiếp công dân (Mẫu số 04/STD) và phần mềm Quản lý hoạt động Thanh tra – Kiểm tra.
Điều 13. Chuyển đơn đến Bộ phận Văn thư
Ngay trong ngày tiếp nhận đơn, người tiếp công dân phải vào sổ giao nhận đơn, hồ sơ, tài liệu, chứng cứ (Mẫu số 05/SGN) và chuyển đơn đến Bộ phận Văn thư cơ quan (có ký giao, nhận). Trường hợp đơn nhận vào cuối giờ làm việc trong ngày thì việc chuyển đơn được thực hiện vào đàu giờ ngày làm việc tiếp theo.
Chương III
QUY TRÌNH GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI
Mục 1
Thẩm quyền, trách nhiệm giúp người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại
Điều 14. Thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính về BHXH, BHTN, BHYT; quyết định, hành vi về BHTN, BHYT; quyết định kỷ luật công chức, viên chức
1. Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp, Giám đốc BHXH huyện
Giải quyết khiếu nại lần đầu theo phân cấp quản lý đối với quyết định, hành vi về BHTN, BHYT của mình, của viên chức do mình quản lý trực tiếp.
2. Giám đốc BHXH tỉnh
a) Giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính về BHXH, BHTN, BHYT; quyết định, hành vi về BHTN, BHYT của mình, của công chức, viên chức do mình quản lý trực tiếp;
b) Giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định kỷ luật viên chức do mình ban hành;
c) Giải quyết khiếu nại lần hai đối với quyết định, hành vi về BHTN, BHYT mà Giám đốc BHXH huyện đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn nhưng chưa được giải quyết.
3. Tổng Giám đốc
a) Giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính về BHXH, BHTN, BHYT của mình, của công chức, viên chức do mình quản lý trực tiếp;
b) Giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định kỷ luật công chức, viên chức do mình ban hành;
c) Giải quyết khiếu nại lần hai đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính về BHXH, BHTN, BHYT; quyết định, hành vi về BHTN, BHYT mà Thủ trưởng các đơn vị sự nghiệp, Giám đốc BHXH tỉnh đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn nhưng chưa được giải quyết;
d) Giải quyết khiếu nại lần hai đối với quyết định kỷ luật viên chức mà Giám đốc BHXH tỉnh đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại.
Điều 15. Thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với quyết định, hành vi về BHXH
1. Giám đốc BHXH huyện giải quyết khiếu nại lần đầu theo phân cấp quản lý đối với quyết định, hành vi về BHXH của mình, của viên chức thuộc BHXH huyện.
2. Giám đốc BHXH tỉnh giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định, hành vi về BHXH của mình, của công chức, viên chức do mình quản lý trực tiếp.
3. Khiếu nại lần hai đối với quyết định, hành vi về BHXH mà Giám đốc BHXH tỉnh, Giám đốc BHXH huyện đã giải quyết lần đầu nhưng vẫn còn khiếu nại thì thẩm quyền, trình tự giải quyết được thực hiện theo Khoản 3 Điều 119 Luật BHXH.
Điều 16. Trách nhiệm giúp người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại
1. Đối với khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của Giám đốc BHXH huyện Tổ trưởng Tổ Nghiệp vụ được giao có trách nhiệm tham mưu giải quyết khiếu nại theo ý kiến chỉ đạo của Giám đốc BHXH huyện.
2. Đối với khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp
Trưởng các Phòng nghiệp vụ có trách nhiệm tham mưu giải quyết khiếu nại theo ý kiến chỉ đạo của Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp.
3. Đối với khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của Giám đốc BHXH tỉnh
a) Trưởng phòng Phòng Thanh tra – Kiểm tra có trách nhiệm: Tham mưu giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính về BHXH, BHTN, BHYT; quyết định, hành vi về BHXH, BHTN, BHYT;
b) Trưởng phòng Phòng Tổ chức cán bộ có trách nhiệm: Tiếp nhận, tham mưu giải quyết khiếu nại đối với quyết định kỷ luật viên chức;
c) Trưởng các Phòng nghiệp vụ, Giám đốc BHXH huyện có trách nhiệm phối hợp với Trưởng phòng Phòng Thanh tra – Kiểm tra, Trưởng phòng Phòng Tổ chức cán bộ tham mưu giải quyết khiếu nại liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của mình.
4. Đối với khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của Tổng Giám đốc
a) Vụ trưởng Vụ Thanh tra – Kiểm tra có trách nhiệm: Tham mưu giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính về BHXH, BHTN, BHYT; quyết định, hành vi về BHXH, BHTN, BHYT;
b) Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ có trách nhiệm: Tham mưu giải quyết khiếu nại đối với quyết định kỷ luật công chức, viên chức;
c) Thủ trưởng đơn vị chuyên môn, Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp có trách nhiệm phối hợp với Vụ trưởng Vụ Thanh tra – Kiểm tra, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ tham mưu giải quyết khiếu nại liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của mình.
Mục 2
Xử lý, giải quyết khiếu nại
Điều 17. Đề xuất xử lý, thụ lý đơn khiếu nại và phê duyệt đề xuất
1. Đề xuất xử lý, thụ lý đơn khiếu nại
Sau khi nhận đơn khiếu nại do Bộ phận Văn thư cơ quan chuyển đến, trong thời hạn 01 ngày làm việc, Thủ trưởng đơn vị có trách nhiệm giúp người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại phải giao nhiệm vụ cho người xử lý đơn. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày được giao, người được giao nhiệm vụ xử lý đơn phải nghiên cứu nội dung đơn, phân tích, thu thập hồ sơ, tài liệu liên quan, lập phiếu đề xuất xử lý đơn (Mẫu số 06/PĐX) và dự thảo văn bản theo hướng xử lý đã đề xuất (Công văn hướng dẫn, công văn chuyển đơn khiếu nại, thông báo về việc không thụ lý giải quyết khiếu nại hoặc thông báo về việc thụ lý giải quyết khiếu nại…) trình Thủ trưởng đơn vị. Thủ trưởng đơn vị xem xét, ký duyệt đề xuất trong thời hạn 01 ngày làm việc và báo cáo Thủ trưởng cơ quan xem xét, phê duyệt.
a) Đơn khiếu nại không thuộc thẩm quyền của Thủ trưởng cơ quan thì hướng dẫn người khiếu nại gửi đơn đến đúng cơ quan có thẩm quyền (Mẫu số 07/XLĐ), việc hướng dẫn chỉ thực hiện một lần. Nếu người khiếu nại gửi kèm theo các giấy tờ, tài liệu (bản gốc) thì gửi trả lại cho người khiếu nại kèm theo văn bản hướng dẫn;
b) Đơn khiếu nại do đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các thành viên của Mặt trận, các cơ quan báo chí hoặc các cơ quan khác nhận được và chuyển đến nhưng không thuộc thẩm quyền, trách nhiệm giải quyết của Thủ trưởng cơ quan thì gửi trả lại đơn kèm theo các tài liệu (nếu có), nêu rõ lý do không giải quyết (Mẫu số 08/XLĐ);
c) Trường hợp đơn khiếu nại vừa có nội dung thuộc thẩm quyền của cơ quan BHXH vừa có nội dung thuộc thẩm quyền của cơ quan khác thì giữ lại đơn để xem xét giải quyết những nội dung thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan BHXH; những nội dung không thuộc thẩm quyền thì hướng dẫn người khiếu nại tách riêng từng nội dung để gửi đến đúng cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền giải quyết (Mẫu số 09/XLĐ);
d) Đơn khiếu nại thuộc một trong các trường hợp không được thụ lý giải quyết theo Điều 11 Luật Khiếu nại thì dự thảo Thông báo về việc không thụ lý giải quyết khiếu nại gửi cho người khiếu nại biết (Mẫu số 10/XLĐ);
đ) Đơn khiếu nại thuộc một trong các trường hợp không đủ điều kiện xử lý quy định tại Điểm b, Khoản 3 Điều 6 thì dự thảo Thông báo khiếu nại không đủ điều kiện thụ lý giải quyết (Mẫu số 11/XLĐ) gửi cho người khiếu nại biết và hướng dẫn người khiếu nại bổ sung những thủ tục cần thiết để thực hiện việc khiếu nại (nếu có);
e) Đối với trường hợp nhiều người khiếu nại về cùng một nội dung thuộc thẩm quyền của cơ quan BHXH thì thụ lý đơn nếu trong đơn khiếu nại có đầy đủ chữ ký, họ tên, địa chỉ của những người khiếu nại và có văn bản cử người đại diện, việc gửi thông báo thụ lý thông qua người đại diện khiếu nại. Trường hợp đơn do đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận hoặc các cơ quan báo chí và các cơ quan khác chuyển đến thì gửi cho cơ quan chuyển đến 01 bản để biết;
g) Đơn khiếu nại quyết định, hành vi về BHXH thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan BHXH cấp dưới nhưng quá thời hạn quy định mà chưa ban hành quyết định giải quyết khiếu nại thì Thủ trưởng cơ quan BHXH cấp trên có văn bản yêu cầu Thủ truởng cơ quan BHXH cấp dưới giải quyết và gửi cho người khiếu nại biết (Mẫu số 12/XLĐ); đồng thời có trách nhiệm chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc việc giải quyết của cơ quan BHXH cấp dưới và áp dụng biện pháp theo thẩm quyền để xử lý đối với người thiếu trách nhiệm hoặc cố tình trì hoãn việc giải quyết khiếu nại;
h) Đơn khiếu nại quyết định, hành vi về BHXH đã có quyết định giải quyết khiếu nại của Thủ trưởng cơ quan BHXH cấp dưới nhưng người khiếu nại vẫn tiếp tục khiếu nại đến Thủ trưởng cơ quan BHXH cấp trên thì hướng dẫn người khiếu nại gửi đơn đến cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án (Mẫu số 13/XLĐ);
i) Đơn khiếu nại lần hai về quyết định kỷ luật công chức, viên chức của Tổng Giám đốc thì hướng dẫn người khiếu nại gửi đơn khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Nội vụ để được xem xét (Mẫu số 07/XLĐ);
k) Đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền, đủ điều kiện xử lý và không thuộc một trong các trường hợp được quy định tại Điều 11 Luật Khiếu nại thì đề xuất Thủ trưởng cơ quan thụ lý giải quyết khiếu nại và phương án giải quyết, xem xét, giải quyết khiếu nại ngay hoặc tiến hành xác minh khiếu nại; đồng thời dự thảo Thông báo về việc thụ lý giải quyết khiếu nại gửi cho người khiếu nại biết (Mẫu số 14/XLĐ).
2. Phê duyệt đề xuất xử lý, thụ lý đơn khiếu nại
Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được Phiếu đề xuất xử lý đơn hoặc thụ lý đơn khiếu nại kèm theo dự thảo văn bản đối với từng trường hợp cụ thể theo Khoản 1 Điều này, Thủ trưởng cơ quan có trách nhiệm xem xét, phê duyệt đề xuất, ký ban hành các văn bản (nếu có). Trường hợp Thủ trưởng cơ quan có ý kiến chỉ đạo khác với ý kiến đề xuất hoặc nội dung dự thảo văn bản cần chỉnh sửa, bổ sung thì thời hạn có thể kéo dài hơn nhưng không quá 03 ngày làm việc.
Điều 18. Giải quyết khiếu nại thuộc thẩm quyền
Sau khi thụ lý giải quyết khiếu nại, trong thời hạn quy định tại Điều 28, Điều 37, Điều 50 Luật Khiếu nại, việc giải quyết khiếu nại thực hiện theo trình tự sau:
1. Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại hoặc người có trách nhiệm giúp người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại kiểm tra lại quyết định hành chính, hành vi hành chính về BHXH, BHTN, BHYT; quyết định, hành vi về BHXH, BHTN, BHYT; quyết định kỷ luật công chức, viên chức bị khiếu nại.
a) Nội dung kiểm tra lại bao gồm: Căn cứ pháp lý, thẩm quyền ban hành quyết định hành chính về BHXH, BHTN, BHYT, quyết định về BHXH, BHTN, BHYT, quyết định kỷ luật công chức, viên chức; căn cứ pháp lý, thẩm quyền thực hiện hành vi hành chính về BHXH, BHTN, BHYT, hành vi về BHXH, BHTN, BHYT; nội dung, trình tự, thủ tục ban hành, thể thức và kỹ thuật trình bày quyết định hành chính về BHXH, BHTN, BHYT, quyết định về BHXH, BHTN, BHYT, quyết định kỷ luật công chức, viên chức; các nội dung khác (nếu có);
b) Sau khi kiểm tra lại, nếu thấy khiếu nại là đúng thì người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu ra quyết định giải quyết khiếu nại ngay. Riêng đối với khiếu nại quyết định kỷ luật công chức, viên chức, nếu xét thấy nội dung khiếu nại đã rõ thì người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại yêu cầu Hội đồng kỷ luật công chức, viên chức xem xét để đề nghị người có thẩm quyền giải quyết.
2. Dự thảo quyết định xác minh và xây dựng kế hoạch xác minh nội dung khiếu nại
Trường hợp chưa đủ căn cứ để xác định khiếu nại là đúng hay sai theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều này thì trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được ý kiến phê duyệt thụ lý giải quyết khiếu nại, người được giao nhiệm vụ xử lý đơn phải dự thảo quyết định về việc xác minh nội dung khiếu nại (Mẫu số 15/KNTC), đối với vụ việc phức tạp thì dự thảo kèm theo kế hoạch xác minh nội dung khiếu nại (Mẫu số 16/KNTC) trình Thủ trưởng đơn vị có trách nhiệm giúp người có thẩm quyền giải quyết đơn khiếu nại duyệt ký để báo cáo Thủ trưởng cơ quan phê duyệt; thời hạn duyệt ký là 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được dự thảo quyết định xác minh và kế hoạch xác minh.
3. Phê duyệt quyết định xác minh và kế hoạch xác minh nội dung khiếu nại
a) Sau khi nhận được dự thảo quyết định xác minh và kế hoạch xác minh nội dung khiếu nại, Thủ trưởng cơ quan xem xét, phê duyệt trong thời hạn 01 ngày làm việc. Trường hợp dự thảo quyết định xác minh và kế hoạch xác minh cần sửa đổi, điều chỉnh thì thời hạn phê duyệt có thể kéo dài hơn nhưng không quá 03 ngày làm việc;
b) Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định xác minh và kế hoạch xác minh nội dung khiếu nại đã được phê duyệt, Bộ phận Văn thư cơ quan lấy dấu, vào Sổ công văn đi và gửi cho các đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan bằng hình thức chuyển phát nhanh qua bưu điện (có hồi báo). Trường hợp Đoàn/Tổ xác minh tự phát hành thì Bộ phận Văn thư yêu cầu ký vào sổ giao nhận văn bản và lưu bản gốc;
c) Trường hợp khi có thay đổi Trưởng đoàn/Tổ trưởng, thành viên Đoàn/Tổ xác minh thì phải thực hiện bằng quyết định của người có thẩm quyền và theo đúng các trình tự, thủ tục quy định.
4. Công bố quyết định xác minh nội dung khiếu nại
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày quyết định xác minh nội dung khiếu nại được ký phát hành, Đoàn/Tổ xác minh nếu xét thấy cần thiết thì thực hiện việc công bố quyết định xác minh nội dung khiếu nại tại cơ quan của người bị khiếu nại hoặc tại trụ sở cơ quan nơi phát sinh khiếu nại.
5. Tiến hành xác minh
Đoàn/Tổ xác minh thực hiện theo kế hoạch xác minh nội dung khiếu nại đã được phê duyệt.
a) Làm việc trực tiếp với người khiếu nại
Làm việc trực tiếp với người khiếu nại để xác định nhân thân và yêu cầu người khiếu nại hoặc người đại diện, người được ủy quyền, luật sư, trợ giúp viên pháp lý của người khiếu nại cung cấp thông tin, tài liệu, bằng chứng có liên quan đến nhân thân, nội dung khiếu nại. Nếu thấy căn cứ khiếu nại không đúng với pháp luật thì hướng dẫn, giải thích cho người khiếu nại được biết để người khiếu nại rút đơn (trường hợp người khiếu nại muốn rút đơn). Nội dung làm việc được lập thành biên bản (Mẫu số 17/KNTC).
Trong trường hợp không làm việc trực tiếp vì lý do khách quan thì có văn bản yêu cầu người khiếu nại hoặc người đại diện, người được ủy quyền, luật sư, trợ giúp viên pháp lý của người khiếu nại cung cấp thông tin, tài liệu, bằng chứng để làm rõ nội dung khiếu nại (Mẫu số 18/KNTC);
b) Làm việc trực tiếp với người bị khiếu nại
Làm việc trực tiếp với người bị khiếu nại và yêu cầu người bị khiếu nại cung cấp thông tin, tài liệu, bằng chứng liên quan đến nội dung bị khiếu nại, giải trình bằng văn bản về quyết định hành chính, hành vi hành chính về BHXH, BHTN, BHYT; quyết định, hành vi về BHXH, BHTN, BHYT; quyết định kỷ luật công chức, viên chức bị khiếu nại. Nội dung làm việc được lập thành biên bản (Mẫu số 17/KNTC);
c) Làm việc với cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan
Gửi văn bản đề nghị cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu, bằng chứng liên quan đến nội dung khiếu nại (Mẫu số 18/KNTC).
Trong trường hợp cần thiết phải làm việc trực tiếp với cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan để xác minh, thu thập thông tin thì phải thông báo trước thời gian, địa điểm, nội dung làm việc và đề nghị cung cấp các thông tin, tài liệu, bằng chứng phục vụ cho buổi làm việc. Nội dung làm việc được lập thành biên bản (Mẫu số 17/KNTC);
d) Tiếp nhận, xử lý thông tin, tài liệu, bằng chứng
Khi tiếp nhận thông tin, tài liệu, bằng chứng do người khiếu nại hoặc người đại diện, người được ủy quyền, luật sư, trợ giúp viên pháp lý của người khiếu nại, người bị khiếu nại, cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan cung cấp trực tiếp thì phải lập Giấy biên nhận (Mẫu số 01/GBN).
Các thông tin, tài liệu, bằng chứng thu thập trong quá trình giải quyết khiếu nại phải thể hiện rõ nguồn gốc và được sử dụng đúng quy định, quản lý chặt chẽ; chỉ cung cấp hoặc công bố khi người có thẩm quyền cho phép. Khi thu thập bản sao chụp, người xác minh phải đối chiếu với bản chính; trong trường hợp không có bản chính thì phải ghi rõ trong Giấy biên nhận. Các thông tin, tài liệu, bằng chứng do cơ quan, tổ chức, đơn vị cung cấp phải có xác nhận của cơ quan, tổ chức, đơn vị cung cấp. Thông tin, tài liệu, bằng chứng do cá nhân cung cấp phải có xác nhận của người cung cấp. Trong trường hợp tài liệu bị mất trang, mất chữ, quá cũ nát, quá mờ không đọc được chính xác nội dung thì phải ghi rõ tình trạng của tài liệu đó trong Giấy biên nhận;
đ) Kiểm tra tính xác thực của thông tin, tài liệu, bằng chứng đã thu thập được; đánh giá, nhận định về giá trị chứng minh của những thông tin, tài liệu, bằng chứng đã được thu thập trên cơ sở tuân thủ các quy định của pháp luật, các nguyên tắc trong giải quyết khiếu nại. Thông tin, tài liệu, chứng cứ được sử dụng để kết luận nội dung khiếu nại thì phải rõ nguồn gốc, bảo đảm tính khách quan, tính liên quan, tính hợp pháp;
e) Trong trường hợp kết quả xác minh khác với thông tin, tài liệu, bằng chứng do người khiếu nại, người bị khiếu nại cung cấp hoặc tài liệu phản ánh chưa rõ, chưa đủ cơ sở để xem xét giải quyết thì yêu cầu người khiếu nại, người bị khiếu nại tiếp tục giải trình những nội dung còn chưa rõ hoặc cung cấp bổ sung những tài liệu, chứng cứ liên quan đến nội dung khiếu nại (Mẫu số 18/KNTC).
6. Gia hạn xác minh nội dung khiếu nại
Khi thời hạn xác minh nội dung khiếu nại đã hết mà Đoàn/Tổ xác minh nội dung khiếu nại chưa thực hiện xong việc xác minh thì Thủ trưởng cơ quan xem xét quyết định gia hạn thời gian xác minh (Mẫu số 19/KNTC). Việc gia hạn không làm cho thời gian giải quyết vượt quá thời hạn giải quyết khiếu nại.
7. Tổ chức đối thoại
a) Các trường hợp tổ chức đối thoại
– Trong quá trình giải quyết khiếu nại lần đầu, người giải quyết khiếu nại tổ chức đối thoại nếu yêu cầu của người khiếu nại và kết quả xác minh nội dung khiếu nại còn khác nhau;
– Trong quá trình giải quyết khiếu nại lần hai, việc tổ chức đối thoại là bắt buộc;
– Riêng đối với khiếu nại quyết định kỷ luật công chức, viên chức, trong quá trình giải quyết khiếu nại lần đầu và lần hai đều phải tổ chức đối thoại;
b) Chuẩn bị đối thoại
– Căn cứ hồ sơ đã được kiểm tra, xác minh; tài liệu, chứng cứ đã thu thập để xác định các nội dung cần trao đổi, đối thoại với người khiếu nại, người bị khiếu nại, người có quyền và nghĩa vụ liên quan;
– Người giải quyết khiếu nại hoặc đơn vị có trách nhiệm giúp người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại thông báo bằng văn bản (Mẫu số 20/KNTC) với người khiếu nại, người bị khiếu nại, người có quyền và nghĩa vụ liên quan, đại diện các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan (nếu có) về thời gian, địa điểm, nội dung việc đối thoại; người được thông báo có trách nhiệm tham dự buổi đối thoại đúng thời gian, địa điểm và thành phần;
– Thành phần tham dự đối thoại: Người giải quyết khiếu nại hoặc người xác minh; người khiếu nại hoặc người đại diện; người bị khiếu nại; người có quyền và nghĩa vụ liên quan; người được ủy quyền (nếu có); luật sư hoặc trợ giúp viên pháp lý (nếu có); đại diện các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan;
– Địa điểm tổ chức đối thoại: Trụ sở làm việc, địa điểm tiếp công dân của người giải quyết khiếu nại hoặc trụ sở cơ quan BHXH phát sinh vụ việc khiếu nại;
c) Tiến hành đối thoại
– Kiểm tra thành phần tham dự đối thoại; tư cách tham dự của người khiếu nại; người bị khiếu nại, người có quyền và nghĩa vụ liên quan, người đại diện, người được ủy quyền, luật sư, trợ giúp viên pháp lý (nếu có). Trường hợp thành phần đối thoại không dự đủ theo giấy mời thì việc tiến hành đối thoại do người chủ trì quyết định;
– Nêu nội dung đối thoại, hướng dẫn các bên tham dự đối thoại cách thức đối thoại để đảm bảo cuộc đối thoại có trật tự và hiệu quả;
– Nêu kết quả xác minh nội dung khiếu nại và hướng giải quyết;
– Người khiếu nại, người bị khiếu nại, người có quyền và nghĩa vụ liên quan, luật sư hoặc trợ giúp viên pháp lý (nếu có) trình bày ý kiến về nội dung sự việc, kết quả xác minh, kiến nghị giải quyết khiếu nại do người chủ trì đối thoại công bố; trình bày tóm tắt nội dung sự việc, nguyện vọng và nêu rõ các căn cứ pháp lý khiếu nại (đối với người khiếu nại), căn cứ pháp lý đã giải quyết khiếu nại trước đây (đối với người bị khiếu nại); trả lời các câu hỏi do người chủ trì đối thoại, người được giao xác minh, các cơ quan tham dự đặt ra trong quá trình đối thoại;
– Người giải quyết khiếu nại, đại diện các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham dự đối thoại nêu ý kiến;
– Người chủ trì đối thoại kết luận về nội dung đối thoại và hướng giải quyết;
d) Lập biên bản đối thoại
Việc đối thoại phải được lập thành biên bản (Mẫu số 21/KNTC); biên bản phải ghi rõ ý kiến của những người tham gia, kết quả đối thoại, có chữ ký hoặc điểm chỉ của những người tham gia đối thoại; trường hợp người tham gia đối thoại không ký hoặc không điểm chỉ xác nhận thì phải ghi rõ lý do; biên bản này được lưu vào hồ sơ vụ việc khiếu nại. Kết quả đối thoại là một trong các căn cứ để xem xét giải quyết khiếu nại.
8. Lấy ý kiến tham gia; tư vấn; giám định của các cơ quan chuyên môn (trong trường hợp cần thiết)
a) Trường hợp trong quá trình xác minh vụ việc gặp phải những vấn đề vướng mắc, bất cập trong việc áp dụng pháp luật hoặc những căn cứ để giải quyết khiếu nại chưa đảm bảo đầy đủ tính pháp lý thì người giải quyết khiếu nại hoặc đơn vị có trách nhiệm giúp người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại căn cứ vào tình hình cụ thể để lựa chọn hình thức thực hiện cho phù hợp. Cụ thể như sau:
– Lấy ý kiến tham gia của các cơ quan chuyên môn, cơ quan có thẩm quyền khi quá trình giải quyết khiếu nại gặp phải những vấn đề phức tạp hoặc có những quan điểm khác nhau trong áp dụng chế độ, chính sách; những vấn đề chưa được quy định, quy định chưa rõ hoặc còn có sự mâu thuẫn giữa các văn bản quy phạm pháp luật;
– Trưng cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giám định khi xét thấy cần có sự đánh giá về nội dung liên quan đến chuyên môn, kỹ thuật làm căn cứ cho việc kết luận nội dung khiếu nại. Việc trưng cầu giám định thực hiện bằng văn bản (Mẫu số 22/KNTC);
– Thành lập Hội đồng tư vấn: Trong trường hợp cần thiết thì người giải quyết khiếu nại ban hành quyết định thành lập Hội đồng tư vấn giải quyết khiếu nại và tổ chức hợp Hội đồng tư vấn giải quyết khiếu nại, mời những người am hiểu chuyên môn về lĩnh vực liên quan đến nội dung khiếu nại; đại diện tổ chức chính trị – xã hội, xã hội – nghề nghiệp tham gia Hội đồng tư vấn giải quyết khiếu nại. Trường hợp giải quyết khiếu nại về quyết định kỷ luật công chức, viên chức thì thành phần tham gia có Vụ Thanh tra – Kiểm tra/Phòng Thanh tra – Kiểm tra;
b) Đoàn/Tổ xác minh hoặc đơn vị có trách nhiệm giúp người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại tổng hợp ý kiến tham gia, ý kiến tư vấn, kết quả giám định của các cơ quan, đơn vị để làm căn căn cứ đề xuất hướng giải quyết khiếu nại.
9. Báo cáo kết quả xác minh và dự thảo quyết định giải quyết khiếu nại
a) Trên cơ sở kết quả xác minh, hồ sơ, tài liệu, chứng cứ thu thập được, trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc xác minh, Trưởng đoàn/Tổ trưởng phải báo cáo kết quả xác minh nội dung khiếu nại bằng văn bản kèm theo dự thảo Quyết định về việc giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc dự thảo Quyết định về việc giải quyết khiếu nại lần hai trình Thủ trưởng cơ quan ký ban hành;
b) Báo cáo kết quả xác minh nội dung khiếu nại (Mẫu số 23/KNTC) phải thể hiện rõ thông tin về người khiếu nại, người bị khiếu nại; quyết định hành chính, hành vi hành chính về BHXH, BHTN, BHYT; quyết định, hành vi về BHXH, BHTN, BHYT; quyết định kỷ luật công chức, viên chức bị khiếu nại; yêu cầu của người khiếu nại, căn cứ để khiếu nại; kết quả giải quyết khiếu nại trước đó (nếu có); kết quả xác minh đối với từng nội dung được giao xác minh; kết luận nội dung khiếu nại được giao xác minh là đúng toàn bộ, sai toàn bộ hoặc đúng một phần; kiến nghị giữ nguyên, hủy bỏ toàn bộ hoặc sửa đổi, bổ sung một phần quyết định hành chính, hành vi hành chính về BHXH, BHTN, BHYT; quyết định, hành vi về BHXH, BHTN, BHYT; quyết định kỷ luật công chức, viên chức bị khiếu nại; kiến nghị về việc ban hành quyết định giải quyết khiếu nại;
c) Quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu (Mẫu số 24/KNTC) phải có các nội dung sau đây: Ngày, tháng, năm ra quyết định; tên, địa chỉ người khiếu nại, người bị khiếu nại; nội dung khiếu nại; căn cứ để khiếu nại, yêu cầu của người khiếu nại; kết quả xác minh nội dung khiếu nại; kết quả đối thoại (nếu có); căn cứ pháp luật để giải quyết khiếu nại; kết luận nội dung khiếu nại: Nêu rõ căn cứ để kết luận nội dung khiếu nại là đúng toàn bộ, sai toàn bộ hoặc đúng một phần; giữ nguyên, hủy bỏ toàn bộ hoặc sửa đổi, bổ sung một phần quyết định hành chính, hành vi hành chính về BHXH, BHTN, BHYT; quyết định, hành vi về BHXH, BHTN, BHYT; quyết định kỷ luật công chức, viên chức bị khiếu nại; giải quyết các vấn đề cụ thể trong nội dung khiếu nại; việc bồi thường thiệt hại cho người bị thiệt hại (nếu có); quyền khiếu nại lần hai hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án;
d) Quyết định giải quyết khiếu nại lần 2 (Mẫu số 25/KNTC) gồm các nội dung sau đây: Ngày, tháng, năm ra quyết định; tên, địa chỉ người khiếu nại, người bị khiếu nại; nội dung khiếu nại; căn cứ để khiếu nại, yêu cầu của người khiếu nại; kết quả giải quyết khiếu nại lần đầu; kết quả xác minh nội dung khiếu nại; kết quả đối thoại; căn cứ pháp luật để giải quyết khiếu nại; kết luận nội dung khiếu nại: Nêu rõ căn cứ để kết luận nội dung khiếu nại là đúng toàn bộ, sai toàn bộ hoặc đúng một phần. Trường hợp khiếu nại là đúng hoặc đúng một phần thì yêu cầu người có quyết định hành chính, hành vi hành chính về BHXH, BHTN, BHYT; quyết định, hành vi về BHXH, BHTN, BHYT; quyết định kỷ luật công chức, viên chức bị khiếu nại sửa đổi, hủy bỏ một phần hay toàn bộ quyết định, chấm dứt hành vi bị khiếu nại; trường hợp kết luận nội dung khiếu nại là sai toàn bộ thì yêu cầu người khiếu nại, người có quyền, nghĩa vụ liên quan thực hiện nghiêm chỉnh quyết định hành chính, hành vi hành chính về BHXH, BHTN, BHYT; quyết định, hành vi về BHXH, BHTN, BHYT; quyết định kỷ luật công chức, viên chức; việc bồi thường cho người bị thiệt hại (nếu có); quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Toà án.
10. Ký ban hành quyết định giải quyết khiếu nại
a) Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả xác minh và dự thảo quyết định giải quyết khiếu nại, Thủ trưởng cơ quan xem xét phê duyệt, ký ban hành. Trong trường hợp dự thảo cần chỉnh sửa, bổ sung thì thời hạn có thể kéo dài hơn nhưng không quá 04 ngày làm việc;
b) Trường hợp nhiều người cùng khiếu nại về một nội dung thì ban hành quyết định giải quyết khiếu nại cho từng người hoặc ra quyết định giải quyết khiếu nại kèm theo danh sách những người khiếu nại.
11. Gửi, công khai quyết định giải quyết khiếu nại
a) Gửi quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày ban hành quyết định giải quyết khiếu nại, Bộ phận Văn thư phải gửi quyết định giải quyết khiếu nại cho người khiếu nại, Thủ trưởng cơ quan cấp trên trực tiếp của người giải quyết khiếu nại, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền chuyển khiếu nại đến và các đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan và đơn vị được giao nhiệm vụ theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc giải quyết khiếu nại theo Khoản 2 Điều 34;
b) Gửi quyết định giải quyết khiếu nại lần hai
Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày ban hành quyết định giải quyết khiếu nại, Bộ phận Văn thư phải gửi quyết định giải quyết khiếu nại cho người khiếu nại, người bị khiếu nại, người giải quyết khiếu nại lần đầu, người có quyền, nghĩa vụ liên quan, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền chuyển khiếu nại đến và đơn vị được giao nhiệm vụ theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc giải quyết khiếu nại theo Khoản 2 Điều 34;
c) Quyết định giải quyết khiếu nại đối với quyết định kỷ luật công chức, viên chức phải được gửi cho Vụ Thanh tra – Kiểm tra/Phòng Thanh tra – Kiểm tra để theo dõi, tổng hợp;
d) Công khai quyết định giải quyết khiếu nại
Trong thời hạn 15 ngày, kể từ khi có quyết định giải quyết khiếu nại, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai có trách nhiệm công khai quyết định giải quyết khiếu nại theo một trong các hình thức sau:
– Công bố tại cuộc họp cơ quan, tổ chức nơi người bị khiếu nại công tác với thành phần gồm: Người ra quyết định giải quyết khiếu nại hoặc người được người ra quyết định giải quyết khiếu nại ủy quyền, người khiếu nại hoặc người đại diện, người bị khiếu nại và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. Trước khi tiến hành cuộc họp công khai, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại phải có văn bản thông báo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan biết trước 03 ngày làm việc. Việc công khai phải được lập biên bản (Mẫu số 17/KNTC);
– Niêm yết tại trụ sở làm việc hoặc địa điểm tiếp công dân của cơ quan đã giải quyết khiếu nại trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày niêm yết;
– Thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng gồm báo nói, báo hình, báo in, báo điện tử ít nhất hai lần liên tục;
– Công khai trên cổng thông tin điện tử, trang thông tin điện tử của cơ quan ít nhất 15 ngày, kể từ ngày thông báo;
– Đối với quyết định giải quyết khiếu nại quyết định kỷ luật công chức, viên chức: Khi quyết định giải quyết khiếu nại đối với quyết định kỷ luật công chức, viên chức có hiệu lực pháp luật thì người đứng đầu cơ quan BHXH nơi công chức, viên chức làm việc có trách nhiệm công bố, công khai quyết định trên đến toàn thể công chức, viên chức trong cơ quan.
12. Thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại
Sau khi quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực thi hành, người có quyết định, hành vi bị khiếu nại có trách nhiệm thực hiện các công việc sau:
a) Trường hợp sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ một phần hay toàn bộ quyết định hành chính về BHXH, BHTN, BHYT; quyết định về BHXH, BHTN, BHYT; quyết định kỷ luật công chức, viên chức hoặc phải khắc phục hành vi hành chính về BHXH, BHTN, BHYT; hành vi về BHXH, BHTN, BHYT bị khiếu nại thì phải ban hành các văn bản xử lý để thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại hoặc áp dụng các biện pháp để khắc phục hành vi bị khiếu nại; tổ chức thực hiện các biện pháp nhằm khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp của người khiếu nại;
b) Trường hợp khẳng định quyết định hành chính, hành vi hành chính về BHXH, BHTN, BHYT; quyết định, hành vi về BHXH, BHTN, BHYT; quyết định kỷ luật công chức, viên chức bị khiếu nại là đúng pháp luật thì người giải quyết khiếu nại có các biện pháp cần thiết bảo đảm quyết định giải quyết khiếu nại được thi hành nghiêm chỉnh hoặc kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền yêu cầu người khiếu nại chấp hành quyết định hành chính, hành vi hành chính về BHXH, BHTN, BHYT; quyết định, hành vi về BHXH, BHTN, BHYT; quyết định kỷ luật công chức, viên chức đã khiếu nại; kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền của địa phương tổ chức cưỡng chế thi hành quyết định hành chính đúng pháp luật (khi xét thấy cần thiết).
13. Ghi Sổ theo dõi tiếp nhận và giải quyết đơn, nhập vào phần mềm Quản lý hoạt động Thanh tra – Kiểm tra và lưu trữ hồ sơ giải quyết khiếu nại
a) Trong quá trình giải quyết khiếu nại, người được giao nhiệm vụ xử lý đơn khiếu nại phải nhập đầy đủ thông tin vào Sổ theo dõi tiếp nhận và giải quyết đơn (Mẫu số 26/SĐT) và Phần mềm Quản lý hoạt động Thanh tra – Kiểm tra;
b) Sau khi kết thúc việc giải quyết khiếu nại, trong thời hạn 30 ngày kể từ thời điểm đóng hồ sơ (ngày người có thẩm quyền ban hành quyết định giải quyết khiếu nại), người cuối cùng được giao tham mưu giải quyết khiếu nại phải hoàn chỉnh việc sắp xếp, lập mục lục và bàn giao toàn bộ hồ sơ cho người được giao nhiệm vụ lưu trữ (tại đơn vị có trách nhiệm giúp người có thẩm quyền giải quyết đơn khiếu nại), việc bàn giao hồ sơ phải được lập thành biên bản.
Điều 19. Đình chỉ việc giải quyết khiếu nại
1. Khi người khiếu nại có đơn rút khiếu nại ở bất kỳ thời điểm nào của quá trình giải quyết khiếu nại, người có trách nhiệm xác minh (đối với vụ việc phải xác minh) hoặc người được phân công xử lý đơn (đối với vụ việc giải quyết ngay) dự thảo văn bản báo cáo và dự thảo quyết định đình chỉ việc giải quyết khiếu nại, trình Thủ trưởng cơ quan trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn rút khiếu nại.
2. Thủ trưởng cơ quan xem xét, ký ban hành quyết định đình chỉ giải quyết khiếu nại (Mẫu số 27/KNTC) trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được dự thảo văn bản và gửi cho người khiếu nại, người bị khiếu nại, người có quyền và nghĩa vụ liên quan, cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân đã chuyển khiếu nại đến.
Điều 20. Tạm đình chỉ việc thi hành quyết định hành chính về BHXH, BHTN, BHYT; quyết định về BHXH, BHTN, BHYT bị khiếu nại
1. Trong quá trình thụ lý giải quyết đơn khiếu nại, nếu xét thấy việc thi hành quyết định bị khiếu nại sẽ gây hậu quả khó khắc phục, người giải quyết khiếu nại phải ra quyết định tạm đình chỉ việc thi hành quyết định đó.
2. Thời hạn tạm đình chỉ không vượt quá thời gian còn lại của thời hạn giải quyết.
3. Khi xét thấy lý do của việc tạm đình chỉ không còn thì phải ra quyết định hủy bỏ ngay quyết định tạm đình chỉ.
4. Quyết định tạm đình chỉ, quyết định hủy bỏ quyết định tạm đình chỉ phải gửi cho nguời khiếu nại, người bị khiếu nại, người có quyền, nghĩa vụ liên quan, những người có trách nhiệm thi hành khác trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày ban hành và được lưu trong hồ sơ giải quyết khiếu nại.
…………….
Mời các bạn cũng tham khảo nội dung chi tiết của quyết định này tại file dưới đây!
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Quyết định 378/QĐ-BHXH Quy trình tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của Bảo hiểm xã hội Việt Nam của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.