Bạn đang xem bài viết ✅ Quyết định 354-QĐ/UBKTTW Quy trình kiểm tra tổ chức đảng, đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Quyết định 354-QĐ/UBKTTW năm 2021 về các quy trình thực hiện kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật đảng do Ủy ban Kiểm tra Trung ương ban hành.

Theo đó quy định bước chuẩn bị kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm căn cứ kết quả kiểm tra, giám sát, nắm tình hình hoặc nhiệm vụ được giao, cán bộ theo dõi địa bàn đề xuất, báo cáo bằng văn bản với thường trực ủy ban về việc:

  • Kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với tổ chức đảng, đảng viên (sau đây gọi là đối tượng kiểm tra); nội dung kiểm tra; kế hoạch kiểm tra (mốc thời gian kiểm tra, thời gian làm việc của đoàn…) và dự kiến thành viên đoàn (tổ) kiểm tra (gọi tắt là đoàn kiểm tra).
  • Thường trực Ủy ban xem xét, ban hành quyết định và kế hoạch kiểm tra (mẫu theo quy định).
  • Đoàn kiểm tra xây dựng đề cương gợi ý báo cáo giải trình (mẫu theo quy định) để đối tượng kiểm tra chuẩn bị báo cáo; lịch làm việc của đoàn; họp đoàn để thông báo kế hoạch, phân công nhiệm vụ cho từng thành viên đoàn; chuẩn bị văn bản, tài liệu liên quan phục vụ nhiệm vụ kiểm tra.

BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG
ỦY BAN KIỂM TRA
——-

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
—————

Số: 354-QĐ/UBKTTW

Hà Nội, ngày 22 tháng 12 năm 2021

QUYẾT ĐỊNH 354-QĐ/UBKTTW

BAN HÀNH CÁC QUY TRÌNH THỰC HIỆN KIỂM TRA, GIÁM SÁT VÀ THI HÀNH KỶ LUẬT ĐẢNG

– Căn cứ Điều lệ Đảng;

– Căn cứ Quy chế làm việc của Ủy ban Kiểm tra Trung ương khoá XIII;

– Căn cứ Quyết định số 22-QĐ/TW, ngày 28/7/2021 của Ban Chấp hành Trung ương về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng;

– Xét đề nghị của Vụ Nghiên cứu,

ỦY BAN KIỂM TRA TRUNG ƯƠNG QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này 07 quy trình thực hiện kiểm tra, giám sát và kỷ luật đảng của Ủy ban kiểm tra các cấp.

Điều 2. Các đồng chí Thành viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương; các vụ, đơn vị thuộc Cơ quan Ủy ban Kiểm tra Trung ương; Ủy ban kiểm tra các cấp căn cứ các quy trình này để tổ chức thực hiện tại địa phương, đơn vị.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký và thay thế các Quyết định số 150-QĐ/UBKTTW, ngày 19/5/2016 ban hành Quy trình giám sát chuyên đề đối với tổ chức đảng và đảng viên; Quyết định số 684-QĐ/UBKTTW, ngày 03/01/2018 ban hành Quy trình tiến hành công tác kiểm tra và thi hành kỷ luật đảng; Quyết định số 1195-QĐ/UBKTTW, ngày 11/6/2019 ban hành Quy trình giải quyết khiếu nại kỷ luật đảng đối với đảng viên của Ủy ban Kiểm tra Trung ương./.

Nơi nhận:

– Ban Bí thư (để báo cáo),
– Các tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc TW,
– Các ban đảng Trung ương,
– Các đảng đoàn, ban cán sự đảng trực thuộc TW,
– UBKT các tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc TW,
– Các đồng chí Thành viên Ủy ban,
– Các đồng chí Thư ký Chủ nhiệm,
– Các vụ, đơn vị thuộc Cơ quan,
– Lưu: VT, LT-CNTT, Vụ NC (13b).

T/M ỦY BAN KIỂM TRA
CHỦ NHIỆM

Trần Cẩm Tú

QUY TRÌNH GIÁM SÁT CHUYÊN ĐỀ ĐỐI VỚI TỔ CHỨC ĐẢNG, ĐẢNG VIÊN

(Ban hành kèm theo Quyết định số 354-QĐ/UBKTTW, ngày 22/12/2021 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương)

I. BƯỚC CHUẨN BỊ

1. Căn cứ chương trình công tác hằng năm hoặc nhiệm vụ do cấp ủy, ủy ban giao, cán bộ theo dõi địa bàn1 đề xuất, báo cáo (bằng văn bản) với thường trực ủy ban2: Nội dung giám sát; tổ chức đảng, đảng viên được giám sát (sau đây gọi là đối tượng giám sát); kế hoạch (mốc thời gian giám sát, thời gian làm việc của đoàn…)3 và dự kiến thành phần đoàn (tổ) giám sát (gọi tắt là đoàn giám sát).

2. Thường trực Ủy ban xem xét, ban hành quyết định và kế hoạch giám sát (mẫu theo quy định).

3. Đoàn giám sát xây dựng đề cương gợi ý báo cáo (mẫu theo quy định) để đối tượng giám sát chuẩn bị báo cáo; lịch làm việc của đoàn; họp đoàn để thông báo kế hoạch, phân công nhiệm vụ cho từng thành viên đoàn; chuẩn bị văn bản, tài liệu liên quan phục vụ việc giám sát.

II. BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Thành viên Ủy ban được phân công chỉ đạo và đại diện đoàn giám sát4 làm việc với (đại diện tổ chức đảng quản lý đối tượng giám sát (nếu có); đối tượng giám sát)5 để triển khai quyết định, kế hoạch giám sát; thống nhất lịch làm việc và yêu cầu đối tượng giám sát chuẩn bị báo cáo bằng văn bản theo đề cương gợi ý, cung cấp hồ sơ, tài liệu; đề nghị chỉ đạo các tổ chức đảng và đảng viên có liên quan phối hợp thực hiện.

Trường hợp cần thiết, triển khai theo hình thức họp trực tuyến hoặc gửi văn bản theo đường công văn.

2. Đối tượng giám sát chuẩn bị báo cáo theo nội dung đề cương gợi ý (bằng văn bản) và các hồ sơ, tài liệu có liên quan; gửi Ủy ban kiểm tra (qua đoàn giám sát).

3. Đoàn giám sát nghiên cứu báo cáo, tài liệu nhận được; làm việc với tổ chức, cá nhân có liên quan đến nội dung, đối tượng giám sát để thẩm tra, xác minh những nội dung, vấn đề cần làm rõ, phục vụ việc xem xét, đánh giá (khi cần thiết). Xây dựng dự thảo báo cáo kết quả giám sát (mẫu theo quy định).

– Nếu cần điều chỉnh, bổ sung nội dung, thời gian, đối tượng giám sát, thành viên đoàn giám sát hoặc có vấn đề chuyên môn, kỹ thuật cần giám định thì trưởng đoàn giám sát báo cáo thành viên Ủy ban chỉ đạo để báo cáo thường trực Ủy ban xem xét, quyết định.

– Đoàn giám sát trao đổi bằng văn bản với đối tượng giám sát những nội dung cần bổ sung, làm rõ.

4. Tổ chức hội nghị (tổ chức đảng quản lý đối tượng hoặc đối tượng giám sát chủ trì, ghi biên bản hội nghị) để đoàn giám sát thông qua dự thảo báo cáo kết quả giám sát; hội nghị thảo luận, tham gia ý kiến vào dự thảo báo cáo kết quả giám sát, thẩm tra, xác minh về các nội dung giám sát và kiến nghị, đề xuất bằng văn bản (nếu có).

Trường hợp cần thiết, triển khai theo hình thức họp trực tuyến hoặc gửi văn bản theo đường công văn.

5. Đoàn giám sát tiếp tục thẩm tra, xác minh những nội dung chưa rõ (nếu có); trao đổi ý kiến với người đứng đầu (đơn vị theo dõi địa bàn; không phải là trưởng đoàn hoặc thành viên đoàn kiểm tra) về kết quả giám sát; báo cáo xin ý kiến đồng chí thành viên Ủy ban chỉ đạo đoàn, thường trực Ủy ban (nếu cần), trước khi trình Ủy ban kiểm tra.

III. BƯỚC KẾT THÚC

1. Ủy ban kiểm tra xem xét, kết luận:

– Đoàn giám sát báo cáo kết quả giám sát với Ủy ban.

– Trình bày đầy đủ ý kiến của đối tượng được giám sát và tổ chức đảng quản lý đối tượng giám sát.

– Ủy ban thảo luận, xem xét, kết luận; nếu có dấu hiệu vi phạm thì xem xét, quyết định chuyển sang kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với đối tượng giám sát.

2. Đơn vị theo dõi địa bàn có ý kiến bằng văn bản báo cáo Ủy ban về kết quả và hoạt động của đoàn giám sát.

3. Đoàn giám sát hoàn chỉnh báo cáo kết quả giám sát; phối hợp với (đơn vị hoặc cán bộ tổng hợp)6 hoàn chỉnh thông báo kết luận giám sát, báo cáo thành viên Ủy ban chỉ đạo đoàn trước khi trình thường trực Ủy ban ký, ban hành.

Tham khảo thêm:   Nghị định số 40/2014/NĐ-CP Sử dụng, trọng dụng cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ

4. Thành viên Ủy ban chỉ đạo và đại diện đoàn giám sát công bố thông báo kết luận giám sát đến đối tượng giám sát và tổ chức, cá nhân có liên quan.

Trường hợp cần thiết, triển khai theo hình thức họp trực tuyến hoặc gửi văn bản theo đường công văn.

5. Đoàn giám sát họp rút kinh nghiệm; trưởng đoàn có văn bản nhận xét, đánh giá từng thành viên đoàn giám sát, gửi người đứng đầu các đơn vị có cán bộ tham gia đoàn; lập hồ sơ và nộp lưu trữ theo quy định.

6. Vụ địa bàn, đơn vị, cán bộ theo dõi địa bàn giám sát việc chấp hành kết luận của Ủy ban.

___________________

1 Từ Trung ương đến cơ sở lần lượt là: Lãnh đạo vụ, lãnh đạo phòng, cán bộ cơ quan Ủy ban kiểm tra theo dõi địa bàn, phụ trách lĩnh vực.

2 Thường trực Ủy ban kiểm tra hoặc Ủy ban kiểm tra (nơi không có thường trực Ủy ban).

3 Mốc thời gian giám sát không quá 03 năm gần nhất. Thời gian giám sát đối với Trung ương không quá 60 ngày, cấp tỉnh, thành và tương đương không quá 45 ngày; cấp huyện, quận và tương đương không quá 30 ngày; cấp cơ sở không quá 20 ngày. Trường hợp cần thiết, chủ thể giám sát có thể quyết định gia hạn thời gian giám sát nhưng không quá 1/3 thời gian giám sát đối với từng cấp theo quy định.

4 Hoặc đoàn giám sát

5 Tổ chức đảng nào tổ chức hội nghị thì thành phần dự hội nghị do thành viên Ủy ban chỉ đạo đoàn giám sát quyết định.

6 Từ Trung ương đến cơ sở lần lượt là: Vụ Tổng hợp (Phòng Tổng hợp, cán bộ tổng hợp).

QUY TRÌNH
KIỂM TRA TỔ CHỨC ĐẢNG, ĐẢNG VIÊN KHI CÓ DẤU HIỆU VI PHẠM

(Ban hành kèm theo Quyết định số 354-QĐ/UBKTTW, ngày 22/12/2021 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương)

I. BƯỚC CHUẨN BỊ

1. Căn cứ kết quả kiểm tra, giám sát, nắm tình hình hoặc nhiệm vụ được giao, cán bộ theo dõi địa bàn1 đề xuất, báo cáo bằng văn bản với thường trực ủy ban2 về việc: Kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với tổ chức đảng, đảng viên (sau đây gọi là đối tượng kiểm tra); nội dung kiểm tra; kế hoạch kiểm tra (mốc thời gian kiểm tra, thời gian làm việc của đoàn…)3 và dự kiến thành viên đoàn (tổ) kiểm tra (gọi tắt là đoàn kiểm tra).

2. Thường trực Ủy ban xem xét, ban hành quyết định và kế hoạch kiểm tra (mẫu theo quy định).

3. Đoàn kiểm tra xây dựng đề cương gợi ý báo cáo giải trình (mẫu theo quy định) để đối tượng kiểm tra chuẩn bị báo cáo; lịch làm việc của đoàn; họp đoàn để thông báo kế hoạch, phân công nhiệm vụ cho từng thành viên đoàn; chuẩn bị văn bản, tài liệu liên quan phục vụ nhiệm vụ kiểm tra.

II. BƯỚC TIẾN HÀNH

Thành viên ủy ban được phân công chỉ đạo và đại diện đoàn kiểm tra4 làm việc với (đại diện tổ chức đảng trực tiếp quản lý đối tượng kiểm tra (nếu có); đối tượng kiểm tra)5 để triển khai quyết định, kế hoạch kiểm tra; thống nhất lịch làm việc; yêu cầu đối tượng kiểm tra chuẩn bị báo cáo giải trình, cung cấp vãn bản, tài liệu có liên quan; ðề nghị chỉ ðạo các tổ chức, cá nhân có liên quan phối hợp thực hiện.

Trýờng hợp cần thiết, triển khai theo hình thức họp trực tuyến hoặc gửi văn bản theo đường công văn.

2. Đối tượng kiểm tra chuẩn bị báo cáo giải trình (bằng văn bản) theo nội dung đã được gợi ý và các văn bản, tài liệu; gửi Ủy ban kiểm tra (qua đoàn kiểm tra).

3. Đoàn kiểm tra thẩm tra, xác minh: Nghiên cứu báo cáo, tài liệu nhận được; làm việc với các tổ chức và cá nhân có liên quan đến nội dung, đối tượng kiểm tra để thu thập các văn bản, tài liệu, chứng cứ có liên quan; làm việc với đối tượng kiểm tra để yêu cầu giải trình bổ sung, làm rõ nội dung kiểm tra.

– Nếu cần điều chỉnh, bổ sung nội dung, thời gian, đối tượng kiểm tra, thành viên đoàn kiểm tra hoặc có vấn đề chuyên môn, kỹ thuật cần giám định thì trưởng đoàn kiểm tra báo cáo thành viên Ủy ban chỉ đạo để báo cáo thường trực Ủy ban xem xét, quyết định.

– Đoàn kiểm tra trao đổi bằng văn bản với đối tượng kiểm tra những nội dung cần giải trình, bổ sung, làm rõ. Xây dựng dự thảo báo cáo kết quả kiểm tra (mẫu theo quy định).

(Nếu thấy vi phạm đã rõ, đến mức phải thi hành kỷ luật và đối tượng kiểm tra tự giác nhận có vi phạm và làm kiểm điểm tự nhận hình thức kỷ luật thì trưởng đoàn kiểm tra (hoặc thành viên Ủy ban chỉ đạo đoàn kiểm tra) báo cáo Ủy ban hoặc thường trực Ủy ban xem xét, quyết định cho kết hợp thực hiện quy trình xem xét, thi hành kỷ luật đảng cùng với quy trình kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm.

Trước khi Ủy ban họp xem xét, xử lý kỷ luật, thành viên Ủy ban kiểm tra chỉ đạo đoàn gặp đại diện tổ chức đảng hoặc đảng viên vi phạm nghe trình bày ý kiến và báo cáo (kèm theo bản tự kiểm điểm của đối tượng vi phạm) tại kỳ họp của Ủy ban kiểm tra. Hoặc đại diện tổ chức đảng, đảng viên vi phạm có quyền trực tiếp trình bày ý kiến hoặc có văn bản báo cáo với Ủy ban kiểm tra tại hội nghị xem xét, xử lý kỷ luật và phải nghiêm chỉnh chấp hành sau khi có quyết định).

4. Tổ chức hội nghị (các tổ chức đảng là đối tượng kiểm tra hoặc trực tiếp quản lý đảng viên được kiểm tra tổ chức và chủ trì, ghi biên bản hội nghị) để đoàn kiểm tra thông qua dự thảo báo cáo kết quả kiểm tra; đối tượng kiểm tra trình bày ý kiến giải trình, tự nhận hình thức kỷ luật (nếu có); hội nghị thảo luận, tham gia ý kiến vào dự thảo báo cáo kết quả kiểm tra, thẩm tra, xác minh về các nội dung kiểm tra và đề nghị bằng văn bản (nếu có); bỏ phiếu đề nghị hình thức kỷ luật (nếu có).

5. Đoàn kiểm tra tiếp tục thẩm tra, xác minh những nội dung chưa rõ (nếu có); hoàn chỉnh dự thảo báo cáo kết quả kiểm tra; trao đổi ý kiến với người đứng đầu (đơn vị theo dõi địa bàn; không phải là trưởng đoàn hoặc thành viên đoàn kiểm tra) về kết quả kiểm tra; báo cáo xin ý kiến đồng chí thành viên Ủy ban chỉ đạo đoàn, thường trực Ủy ban (nếu cần), trước khi trình Ủy ban.

III. BƯỚC KẾT THÚC

1. Ủy ban kiểm tra xem xét, kết luận:

– Đoàn kiểm tra báo cáo kết quả kiểm tra; trình bày đầy đủ ý kiến của đối tượng được kiểm tra; các tổ chức đảng, đảng viên có liên quan; đề xuất, kiến nghị (nếu có).

– Ủy ban thảo luận, kết luận; biểu quyết quyết định hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét xử lý kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên vi phạm (nếu có).

2. Đơn vị theo dõi địa bàn có ý kiến bằng văn bản báo cáo về kết quả kiểm tra và hoạt động của đoàn kiểm tra.

3. Đoàn kiểm tra hoàn chỉnh báo cáo kết quả kiểm tra; phối hợp với (đơn vị hoặc cán bộ tổng hợp)6 hoàn chỉnh thông báo kết luận kiểm tra, quyết định thi hành kỷ luật hoặc báo cáo đề nghị cấp có thẩm quyền thi hành kỷ luật đối với tổ chức đảng, đảng viên vi phạm (nếu có); báo cáo thành viên Ủy ban phụ trách trước khi trình thường trực Ủy ban ký, ban hành.

Tham khảo thêm:   Toán 11 Bài 2: Dùng công thức cấp số nhân để dự báo dân số Giải SGK Toán 11 trang 148,149 - Tập 1 sách Chân trời sáng tạo

4. Thành viên Ủy ban chỉ đạo và đại diện đoàn kiểm tra công bố thông báo kết luận kiểm tra đến đối tượng kiểm tra và tổ chức, cá nhân có liên quan; triển khai thực hiện quy trình xem xét, xử lý kỷ luật (nếu có).

Trường hợp cần thiết, triển khai theo hình thức họp trực tuyến hoặc gửi văn bản theo đường công văn.

5. Đoàn kiểm tra họp rút kinh nghiệm; trưởng đoàn có văn bản nhận xét, đánh giá từng thành viên đoàn kiểm tra, gửi người đứng đầu các đơn vị có cán bộ tham gia đoàn; lập hồ sơ và nộp lưu trữ theo quy định.

6. Vụ địa bàn, đơn vị, cán bộ theo dõi địa bàn giám sát việc chấp hành kết luận, quyết định của Ủy ban.

___________________

1 Từ Trung ương đến cơ sở lần lượt là: Lãnh đạo vụ, lãnh đạo phòng, cán bộ cơ quan Ủy ban kiểm tra theo dõi địa bàn, phụ trách lĩnh vực.

2 Thường trực Ủy ban kiểm tra hoặc Ủy ban kiểm tra (nơi không có thường trực Ủy ban).

3 Đối với cấp Trung ương không quá 120 ngày, cấp tỉnh, thành và tương đương không quá 90 ngày; cấp huyện, quận và tương đương không quá 60 ngày; cấp cơ sở không quá 45 ngày. Trường hợp cần thiết, chủ thể kiểm tra có thể quyết định gia hạn thời gian kiểm tra nhưng không quá 1/3 thời gian kiểm tra đối với từng cấp theo quy định.

4 Hoặc đoàn kiểm tra.

5 Tổ chức đảng nào tổ chức hội nghị thì thành phần dự hội nghị do thành viên Ủy ban chi’ đạo đoàn kiểm tra quyết định.

6 Từ Trung ương đến cơ Sở lần lượt là: Vụ Tổng hợp (Phòng Tổng hợp, cán bộ tổng hợp).

QUY TRÌNH
KIỂM TRA TỔ CHỨC ĐẢNG CẤP DƯỚI THỰC HIỆN NHIỆM VỤ KIỂM TRA, GIÁM SÁT VÀ THI HÀNH KỶ LUẬT ĐẢNG

(Ban hành kèm theo Quyết định số 354-QĐ/UBKTTW, ngày 22/12/2021 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương)

I. BƯỚC CHUẨN BỊ

1. Căn cứ chương trình công tác hằng năm hoặc nhiệm vụ do cấp ủy, ủy ban giao, cán bộ theo dõi địa bàn1 đề xuất, báo cáo (bằng văn bản) với thường trực ủy ban2: Nội dung; tổ chức đảng được kiểm tra; kế hoạch kiểm tra (mốc thời gian kiểm tra, thời gian làm việc của đoàn…)3 và dự kiến thành viên đoàn (tổ) kiểm tra (gọi tắt là đoàn kiểm tra).

2. Thường trực Ủy ban xem xét, ban hành quyết định và kế hoạch kiểm tra (mẫu theo quy định).

3. Đoàn kiểm tra xây dựng đề cương gợi ý báo cáo (mẫu theo quy định) để tổ chức đảng được kiểm tra chuẩn bị báo cáo tự kiểm tra; lịch làm việc đoàn kiểm tra; họp đoàn để thống nhất kế hoạch, phân công nhiệm vụ cho từng thành viên đoàn; chuẩn bị văn bản, tài liệu liên quan phục vụ việc kiểm tra.

II. BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Thành viên ủy ban được phân công chỉ đạo và đại diện đoàn kiểm tra4 làm việc với đại diện tổ chức đảng được kiểm tra5 để triển khai quyết định, kế hoạch; thống nhất lịch làm việc; yêu cầu tổ chức đảng được kiểm tra chuẩn bị báo cáo tự kiểm tra bằng văn bản, cung cấp hồ sơ, tài liệu có liên quan; đề nghị chỉ đạo các tổ chức đảng và đảng viên trực thuộc có liên quan phối hợp thực hiện.

Trường hợp cần thiết, triển khai theo hình thức họp trực tuyến hoặc gửi văn bản theo đường công văn.

2. Tổ chức đảng được kiểm tra chuẩn bị báo cáo tự kiểm tra (bằng văn bản) theo nội dung đề cương gợi ý và hồ sơ; tài liệu; gửi Ủy ban kiểm tra (qua đoàn kiểm tra).

3. Đoàn kiểm tra nghiên cứu báo cáo tự kiểm tra, các hồ sơ, tài liệu nhận được; tiến hành thẩm tra, xác minh, làm việc với đối tượng kiểm tra, các tổ chức, cá nhân có liên quan đến nội dung kiểm tra (kể cả cơ quan, đơn vị sự nghiệp và doanh nghiệp trực thuộc tổ chức đảng được kiểm tra). Xây dựng dự thảo báo cáo kết quả kiểm tra (mẫu theo quy định).

– Nếu cần điều chỉnh, bổ sung nội dung, thời gian, đối tượng kiểm tra, thành viên đoàn kiểm tra hoặc có vấn đề chuyên môn, kỹ thuật cần giám định thì trưởng đoàn kiểm tra báo cáo thành viên Ủy ban chỉ đạo để báo cáo thường trực Ủy ban xem xét, quyết định.

– Đoàn kiểm tra làm việc với tổ chức đảng được kiểm tra những nội dung cần giải trình, bổ sung, làm rõ.

4. Tổ chức hội nghị (tổ chức đảng được kiểm tra tổ chức và chủ trì, ghi biên bản hội nghị) để đoàn kiểm tra thông qua dự thảo báo cáo kết quả kiểm tra; tổ chức đảng được kiểm tra trình bày ý kiến giải trình; hội nghị thảo luận, tham gia ý kiến vào dự thảo báo cáo kết quả kiểm tra, thẩm tra, xác minh về các nội dung kiểm tra và đề nghị bằng văn bản (nếu có).

Trường hợp cần thiết, triển khai theo hình thức họp trực tuyến hoặc gửi văn bản theo đường công văn.

5. Đoàn kiểm tra tiếp tục thẩm tra, xác minh những nội dung chưa rõ (nếu có); hoàn chỉnh dự thảo báo cáo kết quả kiểm tra; trao đổi ý kiến với người đứng đầu (đơn vị theo dõi địa bàn; không phải là trưởng đoàn hoặc thành viên đoàn kiểm tra) về kết quả kiểm tra; báo cáo xin ý kiến đồng chí thành viên Ủy ban chỉ đạo đoàn trước khi trình Ủy ban kiểm tra.

(Nếu có tổ chức đảng, đảng viên vi phạm đến mức phải kỷ luật nhưng tổ chức đảng có thẩm quyền không kỷ luật hoặc kỷ luật không đúng lỗi và mức độ vi phạm, thì trưởng đoàn kiểm tra báo cáo ủy ban hoặc thường trực Ủy ban xem xét, quyết định; thành viên ủy ban chỉ đạo đoàn kiểm tra gặp đại diện tổ chức đảng, đảng viên có vi phạm; đại diện tổ chức đảng quản lý tổ chức đảng, đảng viên có vi phạm để nghe trình bày ý kiến trước khi báo cáo Ủy ban. Hoặc đại diện tổ chức đảng, đảng viên vi phạm có quyền trực tiếp trình bày ý kiến hoặc có văn bản báo cáo với ủy ban kiểm tra tại hội nghị xem xét, xử lý kỷ luật và phải nghiêm chỉnh chấp hành sau khi có quyết định).

III. BƯỚC KẾT THÚC

1. Ủy ban kiểm tra xem xét, kết luận:

– Đoàn kiểm tra báo cáo kết quả kiểm tra; trình bày đầy đủ ý kiến của tổ chức đảng được kiểm tra, các tổ chức đảng, đảng viên có liên quan; nêu đề xuất, kiến nghị (nếu có).

Ủy ban kết luận; bỏ phiếu quyết định kỷ luật hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền quyết định (nếu có).

2. Đơn vị theo dõi địa bàn có ý kiến bằng văn bản báo cáo ủy ban về kết quả và hoạt động của đoàn kiểm tra.

3. Đoàn kiểm tra hoàn chỉnh báo cáo kết quả kiểm tra; phối hợp với (đơn vị hoặc cán bộ tổng hợp)6 hoàn chỉnh thông báo kết luận kiểm tra, báo cáo thành viên Ủy ban chỉ đạo đoàn trước khi trình thường trực Ủy ban ký, ban hành.

4. Thành viên Ủy ban chỉ đạo và đại diện đoàn kiểm tra công bố thông báo kết luận kiểm tra đến tổ chức đảng được kiểm tra.

Trường hợp cần thiết, triển khai theo hình thức họp trực tuyến hoặc gửi văn bản theo đường công văn.

5. Đoàn kiểm tra họp rút kinh nghiệm; trưởng đoàn có văn bản nhận xét, đánh giá từng thành viên đoàn kiểm tra, gửi người đứng đầu các đơn vị có cán bộ tham gia đoàn kiểm tra; lập hồ sơ và nộp lưu trữ theo quy định.

6. Vụ địa bàn, đơn vị, cán bộ theo dõi địa bàn giám sát việc chấp hành thông báo kết luận của Ủy ban.

Tham khảo thêm:   Quyết định 2068/QĐ-UBND Bộ biểu mẫu văn bản hành chính được chuẩn hóa

___________________

1 Từ Trung ương đến cơ sở lần lượt là: Lãnh đạo vụ, lãnh đạo phòng, cán bộ cơ quan Ủy ban kiểm tra theo dõi địa bàn, phụ trách lĩnh vực.

2 Thường trực Ủy ban kiểm tra hoặc Ủy ban kiểm tra (nơi không có thường trực Ủy ban).

3 Mốc thời gian kiểm tra không quá 5 năm gần nhất. Thời gian kiểm tra đối với cấp Trung ương không quá 60 ngày, cấp tỉnh, thành và tương đương không quá 45 ngày; cấp huyện, quận và tương đương không quá 30 ngày; cấp cơ sở không quá 20 ngày. Trường hợp cần thiết, chủ thể kiểm tra có thể quyết định gia hạn thời gian kiểm tra nhưng không quá 1/3 thời gian kiểm tra đối với từng cấp theo quy định.

4 Hoặc đoàn kiểm tra.

5 Tổ chức đẳng nào tổ chức hội nghị thì thành phần dự hội nghị do thành viên Ủy ban chỉ đạo đoàn kiểm tra quyết định.

6 Từ Trung ương đến cơ sở lần lượt là: Vụ Tổng hợp (Phòng Tổng hợp, cán bộ tổng hợp).

QUY TRÌNH
KIỂM TRA TÀI CHÍNH ĐẢNG

(Ban hành kèm theo Quyết định số 354-QĐ/UBKTTW, ngày 22/12/2021 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương)

I. BƯỚC CHUẨN BỊ

1. Căn cứ chương trình công tác hằng năm của ủy ban hoặc nhiệm vụ do cấp ủy, Ủy ban giao, cán bộ theo dõi địa bàn1 đề xuất, báo cáo với thường trực ủy ban2: Nội dung; tổ chức đảng được kiểm tra; kế hoạch kiểm tra (mốc thời gian kiểm tra, thời gian làm việc của đoàn…)3 và dự kiến thành viên đoàn (tổ) kiểm tra (gọi tắt là đoàn kiểm tra).

2. Thường trực ủy ban xem xét, ban hành quyết định và kế hoạch kiểm tra (mẫu theo quy định).

3. Đoàn kiểm tra xây dựng đề cương gợi ý báo cáo tự kiểm tra (mẫu theo quy định) để tổ chức đảng được kiểm tra chuẩn bị báo cáo; lịch làm việc của đoàn; họp đoàn để thông báo kế hoạch, phân công nhiệm vụ cho từng thành viên đoàn; chuẩn bị văn bản, tài liệu liên quan phục vụ việc kiểm tra.

II. BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Thành viên ủy ban được phân công chỉ đạo và đại diện đoàn kiểm tra4 làm việc với đại diện tổ chức đảng được kiểm tra5 để triển khai quyết định, kế hoạch; thống nhất lịch làm việc; yêu cầu tổ chức đảng được kiểm tra chuẩn bị báo cáo tự kiểm tra bằng văn bản, cung cấp hồ sơ, tài liệu liên quan; đề nghị chỉ đạo các đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan phối hợp thực hiện.

Trường hợp cần thiết, triển khai theo hình thức họp trực tuyến hoặc gửi văn bản theo đường công văn.

2. Tổ chức đảng được kiểm tra chuẩn bị báo cáo tự kiểm tra (bằng văn bản) theo nội dung đề cương gợi ý và các hồ sơ, tài liệu; gửi Ủy ban kiểm tra (qua đoàn kiểm tra).

3. Đoàn kiểm tra tiến hành thẩm tra, xác minh:

– Xem xét báo cáo tự kiểm tra, các hồ sơ, tài liệu, sổ sách, chứng từ kế toán có liên quan đến nội dung kiểm tra và báo cáo tài chính của tổ chức đảng được kiểm tra; làm việc với các tổ chức và cá nhân có liên quan.

– Nếu cần điều chỉnh, bổ sung nội dung, thời gian, đối tượng kiểm tra, thành viên đoàn kiểm tra hoặc có vấn đề về chuyên môn, kỹ thuật cần giám định thì trưởng đoàn kiểm tra báo cáo thành viên Ủy ban chỉ đạo để báo cáo thường trực Ủy ban xem xét quyết định.

– Đoàn kiểm tra làm việc với tổ chức đảng được kiểm tra về những nội dung cần giải trình, bổ sung, làm rõ. Xây dựng dự thảo báo cáo kết quả kiểm tra (mẫu theo quy định).

(Nếu thấy vi phạm đã rõ, đến mức phải thi hành kỷ luật và tổ chức đảng được kiểm tra tự giác nhận có vi phạm và làm kiểm điểm tự nhận hình thức kỷ luật thì trưởng đoàn kiểm tra hoặc thành viên Ủy ban chỉ đạo đoàn kiểm tra báo cáo Ủy ban hoặc thường trực Ủy ban xem xét, quyết định cho kết hợp thực hiện quy trình xem xét, thi hành kỷ luật đảng cùng với quy trình kiểm tra tài chính đảng.

Trước khi quyết định kỷ luật, đồng chí thành viên Ủy ban kiểm tra chỉ đạo đoàn gặp đại diện tổ chức đảng vi phạm nghe trình bày ý kiến và báo cáo (kèm theo bản tự kiểm điểm của đối tượng vi phạm) tại kỳ họp của Ủy ban kiểm tra. Hoặc đại diện tổ chức đảng vi phạm có quyền trực tiếp trình bày ý kiến hoặc có văn bản báo cáo với Ủy ban kiểm tra tại hội nghị xem xét, xử lý kỷ luật và phải nghiêm chỉnh chấp hành sau khi có quyết định).

4. Tổ chức hội nghị (tổ chức đảng được kiểm tra tổ chức và chủ trì, ghi biên bản hội nghị) để đoàn kiểm tra thông qua dự thảo báo cáo kết quả kiểm tra; tổ chức đảng được kiểm tra trình bày ý kiến giải trình, tự nhận hình thức kỷ luật (nếu có); hội nghị thảo luận, tham gia ý kiến vào dự thảo báo cáo kết quả kiểm tra, thẩm tra, xác minh về các nội dung kiểm tra và đề nghị bằng văn bản (nếu có).

Trường hợp cần thiết, triển khai theo hình thức họp trực tuyến hoặc gửi văn bản theo đường công văn.

5. Đoàn kiểm tra tiếp tục thẩm tra, xác minh những nội dung chưa rõ (nếu có); hoàn chỉnh dự thảo báo cáo kết quả kiểm tra; trao đổi ý kiến với người đứng đầu (đơn vị theo dõi địa bàn; không phải là trưởng đoàn hoặc thành viên đoàn kiểm tra) về kết quả kiểm tra; báo cáo xin ý kiến đồng chí thành viên Ủy ban chỉ đạo đoàn trước khi trình ủy ban kiểm tra.

III. BƯỚC KẾT THÚC

1. Ủy ban kiểm tra xem xét, kết luận:

– Đoàn kiểm tra báo cáo kết quả kiểm tra; trình bày đầy đủ ý kiến của tổ chức đảng được kiểm tra, các tổ chức, cá nhân có liên quan.

– Ủy ban kết luận, biểu quyết quyết định thi hành kỷ luật hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền quyết định thi hành kỷ luật (nếu có).

2. Đơn vị theo dõi địa bàn có ý kiến bằng văn bản báo cáo Ủy ban về kết quả và hoạt động của đoàn kiểm tra.

3. Đoàn kiểm tra hoàn chỉnh báo cáo kết quả kiểm tra; phối hợp với (đơn vị hoặc cán bộ tổng hợp)6 hoàn chỉnh thông báo kết luận kiểm tra, quyết định kỷ luật hoặc báo cáo đề nghị cấp có thẩm quyền thi hành kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên vi phạm (nếu có), báo cáo thành viên ủy ban chỉ đạo đoàn trước khi trình thường trực ủy ban ký, ban hành.

4. Thành viên ủy ban chỉ đạo và đại diện đoàn kiểm tra thông báo kết luận kiểm tra, công bố quyết định kỷ luật (nếu có) đến tổ chức đảng được kiểm tra và tổ chức đảng, đảng viên có liên quan.

Trường hợp cần thiết, triển khai theo hình thức họp trực tuyến hoặc gửi văn bản theo đường công văn.

5. Đoàn kiểm tra họp rút kinh nghiệm; trưởng đoàn có văn bản nhận xét, đánh giá từng thành viên đoàn kiểm tra, gửi người đứng đầu các đơn vị có cán bộ tham gia đoàn; lập hồ sơ và nộp lưu trữ theo quy định.

6. Vụ địa bàn, đơn vị, cán bộ theo dõi địa bàn giám sát việc chấp hành kết luận, quyết định của Ủy ban.

………………

Mời các bạn tải File tài liệu để xem thêm nội dung Quyết định

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Quyết định 354-QĐ/UBKTTW Quy trình kiểm tra tổ chức đảng, đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *