Bạn đang xem bài viết ✅ Quyết định 346a/2017/QĐ-TANDTC Quy chế công tác kiểm tra trong Tòa án nhân dân ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Ngày 01/3/2017, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành Quyết định 346a/2017/QĐ-TANDTC ban hành Quy chế công tác kiểm tra trong Tòa án nhân dân. Theo đó, nhằm phát hiện những thành tích để khen thưởng đồng thời khắc phục, xử lý kịp thời sai phạm, các cá nhân, đơn vị trong Tòa án nhân dân có thể bị kiểm tra đối với các lĩnh vực công tác sau:

– Kết quả thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo pháp luật của Tòa án nhân dân các cấp;

– Chất lượng chuyên môn, nghiệp vụ xét xử;

– Công tác xây dựng ngành;

– Công việc khác theo yêu cầu của công tác lãnh đạo, quản lý.

Quyết định 346a/2017/QĐ-TANDTC – Quy chế công tác kiểm tra trong Tòa án nhân dân

TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: 346a/2017/QĐ-TANDTC

Hà Nội, ngày 01 tháng 3 năm 2017

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY CHẾ CÔNG TÁC KIỂM TRA TRONG TÒA ÁN NHÂN DÂN

CHÁNH ÁN TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO

Căn cứ Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014;

Căn cứ Luật cán bộ, công chức năm 2008;

Căn cứ Nghị quyết số 975/2015/NQ-UBTVQH13 ngày 28/5/2015 của Ủy ban thường vụ Quốc hội khóa XIII về việc thành lập các Tòa án nhân dân cấp cao;

Căn cứ Quyết định số 918/QĐ-TANDTC ngày 23/6/2015 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao về tổ chức, bộ máy, nhiệm vụ, quyền hạn của các đơn vị trong bộ máy giúp việc của Tòa án nhân dân tối cao;

Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức Cán bộ,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế công tác kiểm tra trong Tòa án nhân dân.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Thủ trưởng đơn vị thuộc Tòa án nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Chánh án Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương; cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong Tòa án nhân dân chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Tham khảo thêm:   Đề thi vào 10 môn Toán năm 2023 - 2024 THPT Chuyên Lê Hồng Phong, Nam Định Đáp án đề thi vào lớp 10 môn Toán 2023 (Đề 1, Đề 2)


Nơi nhận:
– Như Điều 3;
– Ủy ban Thường vụ Quốc hội (để b/c);
– Ủy ban Tư pháp của Quốc hội (để b/c);
– Các đ/c Phó Chánh án TAND tối cao (để chỉ đạo thực hiện);
– Cổng thông tin điện tử TANDTC;
– Lưu: VT, Vụ TCCB.

CHÁNH ÁN




Nguyễn Hòa Bình

QUY CHẾ

CÔNG TÁC KIỂM TRA TRONG TÒA ÁN NHÂN DÂN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 346a/2017/QĐ-TANDTC ngày 01 tháng 3 năm 2017 của
Chánh án Tòa án nhân dân tối cao)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Quy chế này quy định về nguyên tắc, thẩm quyền, quy trình, hình thức, nội dung công tác kiểm tra trong Tòa án nhân dân.

Điều 2. Đối tượng điều chỉnh

1. Quy chế này áp dụng đối với cơ quan, đơn vị, công chức, viên chức và người lao động trong Tòa án nhân dân.

2. Việc ban hành Quy chế và tiến hành kiểm tra đối với Tòa án quân sự do Chánh án Tòa án quân sự Trung ương quyết định và chỉ đạo, tổ chức thực hiện.

Điều 3. Nguyên tắc kiểm tra

1. Công tác kiểm tra được thực hiện đúng thẩm quyền, nội dung, yêu cầu thực tế và đáp ứng mục tiêu quản lý việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Tòa án nhân dân.

2. Đảm bảo tất cả các Tòa án nhân dân, cơ quan, đơn vị, cá nhân trực thuộc đều được kiểm tra; tập trung kiểm tra những mặt công tác có hạn chế, yếu kém.

3. Đảm bảo tính khách quan, công khai, minh bạch, đúng pháp luật, đúng quy định của Tòa án nhân dân tối cao và đảm bảo hiệu lực, hiệu quả của công tác kiểm tra.

4. Đảm bảo phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, đơn vị kiểm tra, tránh trùng lặp, chồng chéo trong hoạt động kiểm tra.

Trường hợp có sự trùng lặp, chồng chéo về nội dung, đối tượng kiểm tra thì thực hiện theo kế hoạch, quyết định của cấp có thẩm quyền quyết định kiểm tra cao hơn.

5. Chỉ thực hiện kiểm tra khi có kế hoạch đã được phê duyệt hoặc theo yêu cầu đột xuất của người có thẩm quyền quyết định kiểm tra theo quy định tại Quy chế này.

Tham khảo thêm:   Đề thi học kỳ I lớp 11 THPT chuyên Thái Nguyên năm 2012 - 2013 môn Hóa học (Có đáp án)

Điều 4. Thẩm quyền kiểm tra và đối tượng kiểm tra

1. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao kiểm tra đối với:

a) Các cục, vụ và tương đương thuộc Tòa án nhân dân tối cao; Tòa án nhân dân cấp cao; Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây viết tắt là Tòa án nhân dân cấp tỉnh); Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương (sau đây viết tắt là Tòa án nhân dân cấp huyện);

b) Cục trưởng, Vụ trưởng và tương đương; Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao; Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh; Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện.

2. Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao trong phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ kiểm tra đối với:

a) Các đơn vị và cá nhân thuộc Tòa án nhân dân cấp cao;

b) Các đơn vị và cá nhân thuộc Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân cấp huyện đối với nội dung quy định tại Điểm b, Khoản 2, Điều 7 Quy chế này.

3. Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh kiểm tra đối với các đơn vị, cá nhân thuộc Tòa án nhân dân cấp tỉnh và Tòa án nhân dân cấp huyện.

4. Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện kiểm tra đối với các đơn vị, cá nhân thuộc Tòa án nhân dân cấp huyện.

Điều 5. Hình thức kiểm tra

Người có thẩm quyền ra quyết định kiểm tra theo quy định tại Quy chế này có thể áp dụng một trong các hình thức kiểm tra sau:

1. Kiểm tra theo kế hoạch: Là việc kiểm tra thường xuyên hằng năm theo kế hoạch đã được Chánh án Tòa án nhân dân cấp kiểm tra phê duyệt;

2. Kiểm tra đột xuất: Là việc kiểm tra ngoài kế hoạch, theo yêu cầu cấp thiết của công tác lãnh đạo, quản lý và thực hiện nhiệm vụ chính trị của Tòa án nhân dân tại thời điểm kiểm tra;

3. Tự kiểm tra: Là việc đối tượng kiểm tra tự tiến hành kiểm tra và báo cáo bằng văn bản đến người có thẩm quyền ra quyết định kiểm tra.

Tham khảo thêm:   Những thuật ngữ thông dụng trong Counter-Strike: Global Offensive

Điều 6. Cách thức tiến hành kiểm tra

1. Việc kiểm tra được tiến hành trực tiếp, gián tiếp hoặc kết hợp cả hai cách thức.

2. Kiểm tra trực tiếp là trực tiếp nghe báo cáo tại cơ quan, đơn vị được kiểm tra; trực tiếp kiểm tra hồ sơ, tài liệu tại cơ quan, đơn vị được kiểm tra.

3. Kiểm tra gián tiếp là kiểm tra thông qua nghiên cứu báo cáo, văn bản, tài liệu hoặc hồ sơ vụ án của đơn vị, cá nhân được kiểm tra; thông qua thông tin do các đơn vị, cá nhân có liên quan cung cấp.

Điều 7. Mục đích, nội dung kiểm tra

1. Mục đích kiểm tra

Thông qua công tác kiểm tra nhằm phát hiện kịp thời những điểm mạnh, thuận lợi; những ưu điểm và thành tích công tác của cá nhân, đơn vị để khen thưởng kịp thời và nhân rộng trong Tòa án nhân dân. Đồng thời nhằm phát hiện khó khăn, vướng mắc, thiếu sót, tồn tại hoặc sai phạm của cá nhân, đơn vị để có biện pháp tháo gỡ, khắc phục hoặc xử lý kịp thời những sai phạm (nếu có).

2. Nội dung kiểm tra

Việc kiểm tra có thể được thực hiện đối với các lĩnh vực công tác sau đây:

a) Kết quả thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo quy định của pháp luật, của Tòa án nhân dân, theo chỉ thị công tác của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, kế hoạch công tác của Tòa án nhân dân các cấp;

b) Chất lượng chuyên môn, nghiệp vụ xét xử;

c) Công tác xây dựng ngành: Công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành để tổ chức thực hiện chức năng, nhiệm vụ và xây dựng cơ quan, đơn vị; công tác tổ chức, cán bộ; công tác quản lý tài chính, tài sản công;

d) Công việc khác theo yêu cầu của công tác lãnh đạo, quản lý.

Download file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Quyết định 346a/2017/QĐ-TANDTC Quy chế công tác kiểm tra trong Tòa án nhân dân của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *