Bạn đang xem bài viết ✅ Quyết định 3226/QĐ-TLĐ Chế độ phụ cấp cán bộ công đoàn ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Ngày 20/09/2021, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành Quyết định 3226/QĐ-TLĐ năm 2021 quy định về chế độ phụ cấp cán bộ công đoàn. 

Theo đó, đối tượng chi phụ cấp trách nhiệm cán bộ công đoàn cơ sở như sau:

  • Chủ tịch công đoàn cơ sở;
  • Phó chủ tịch công đoàn cơ sở, kế toán công đoàn cơ sở;
  • Ủy viên ban chấp hành công đoàn cơ sở; chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra công đoàn cơ sở, chủ tịch công đoàn cơ sở thành viên (nếu có), trưởng ban nữ công quần chúng (nếu có), thủ quỹ công đoàn cơ sở;
  • Tổ trưởng tổ công đoàn, ủy viên ủy ban kiểm tra công đoàn cơ sở, chủ tịch công đoàn bộ phận (nếu có), ủy viên ban chấp hành công đoàn cơ sở thành viên (nếu có);
  • Tổ phó tổ công đoàn, thành viên ban nữ công quần chúng; ủy viên ban chấp hành công đoàn bộ phận (nếu có).

TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG
VIỆT NAM
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: 3226/QĐ-TLĐ

Hà Nội, ngày 20 tháng 9 năm 2021

QUYẾT ĐỊNH 3226/QĐ-TLĐ

VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH CHẾ ĐỘ PHỤ CẤP CÁN BỘ CÔNG ĐOÀN

ĐOÀN CHỦ TỊCH TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

– Căn cứ Luật Công đoàn, Điều lệ Công đoàn Việt Nam;

– Căn cứ Quyết định số 128-QĐ/TW ngày 14/12/2004 về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức cơ quan đảng, Mặt trận và các đoàn thể; Quy định số 169-QĐ/TW ngày 24/6/2008 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về chế độ phụ cấp trách nhiệm đối với cấp ủy viên các cấp của Ban chấp hành Trung ương; Hướng dẫn số 55-HD/BTCTW ngày 31/12/2005 của Ban Tổ chức Trung ương bổ sung thực hiện chuyển xếp lương và phụ cấp đối với cán bộ, công chức, viên chức cơ quan Đảng, Mặt trận và đoàn thể;

– Căn cứ Quyết định số 273/QĐ-TLĐ ngày 07/3/2014 của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành Quy định về tổ chức bộ máy quản lý tài chính công đoàn; tiêu chuẩn, điều kiện, quy trình bổ nhiệm trưởng ban tài chính, trưởng phòng kế toán, bố trí phụ trách kế toán và chế độ phụ cấp trách nhiệm làm nhiệm vụ kế toán trưởng trong các đơn vị kế toán công đoàn;

– Xét đề nghị của Ban Tổ chức, Ban Tài chính Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định chế độ phụ cấp cán bộ công đoàn.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2022, thay thế Quyết định số 1439/HD-TLĐ ngày 14/12/2011 của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Quy định chế độ phụ cấp cán bộ công đoàn.

Điều 3. Các ban, đơn vị trực thuộc Tổng Liên đoàn; các liên đoàn lao động tỉnh, thành phố, công đoàn ngành trung ương và tương đương, công đoàn tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn và các cấp công đoàn chịu trách nhiệm thực hiện Quyết định này./.

Nơi nhận:
– Như Điều 3;
– Ban Tổ chức TW (để b/c);
– Các đ/c UV BCH TLĐ;
– Lưu: VP, ToC.

TM. ĐOÀN CHỦ TỊCH
CHỦ TỊCH




Nguyễn Đình Khang

QUY ĐỊNH

CHẾ ĐỘ PHỤ CẤP CÁN BỘ CÔNG ĐOÀN

(Ban hành kèm theo Quyết định số 3226/QĐ-TLĐ ngày 20/9/2021 của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam).

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Đối tượng và phạm vi áp dụng

Quy định này quy định về chế độ phụ cấp cán bộ công đoàn, bao gồm:

Tham khảo thêm:   Khắc phục lỗi "Memory could not be read" trong Mini World: Block Art

1. Phụ cấp trách nhiệm cán bộ công đoàn các cấp theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam.

2. Phụ cấp kiêm nhiệm đối với người giữ chức danh chủ tịch, phó chủ tịch công đoàn cơ sở; chủ tịch, phó chủ tịch công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở trở lên, nơi được bố trí cán bộ công đoàn chuyên trách theo quy định của Tổng Liên đoàn, nhưng hoạt động kiêm nhiệm.

3. Phụ cấp kiêm nhiệm đối với người được bố trí kiêm nhiệm vụ kế toán và chức danh kế toán trưởng công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở.

Điều 2. Nguyên tắc thực hiện

1. Đảm bảo đúng đối tượng, tiêu chuẩn, định mức, trong phạm vi nguồn tài chính được sử dụng của công đoàn cùng cấp theo quy định của Tổng Liên đoàn và hàng năm phải được dự toán, quyết toán công khai, minh bạch, đủ thủ tục, chứng từ theo quy định.

2. Cán bộ công đoàn tham gia ban chấp hành công đoàn nhiều cấp chỉ được hưởng một mức phụ cấp trách nhiệm ban chấp hành cấp cao nhất. Trong một cấp công đoàn, cán bộ giữ nhiều chức danh có chế độ phụ cấp trách nhiệm chỉ được hưởng một mức phụ cấp trách nhiệm của chức danh cao nhất.

3. Phụ cấp trách nhiệm và phụ cấp kiêm nhiệm đối với cán bộ công đoàn trong Quy định này không dùng để tính đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.

4. Cán bộ công đoàn khi thôi giữ chức vụ thì thôi hưởng phụ cấp kiêm nhiệm, phụ cấp trách nhiệm từ tháng tiếp theo.

5. Công đoàn cấp cơ sở, được sử dụng tối đa 45% số đoàn phí công đoàn được để lại tại công đoàn cơ sở để chi lương (nếu có cán bộ công đoàn chuyên trách) và chi phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp kiêm nhiệm cán bộ công đoàn cơ sở; mức chi do ban chấp hành công đoàn cơ sở quyết định trên cơ sở cân đối nguồn thu; phù hợp với mức chi phụ cấp của cơ quan chuyên môn đồng cấp (nếu có); tối đa không vượt quá mức chi tại quy định này và phải được quy định cụ thể trong quy chế chi tiêu nội bộ của công đoàn cơ sở.

Chương II

PHỤ CẤP TRÁCH NHIỆM

Điều 3. Phụ cấp trách nhiệm cán bộ công đoàn cơ sở

1. Đối tượng chi phụ cấp trách nhiệm cán bộ công đoàn cơ sở

a) Chủ tịch công đoàn cơ sở;

b) Phó chủ tịch công đoàn cơ sở, kế toán công đoàn cơ sở;

c) Ủy viên ban chấp hành công đoàn cơ sở; chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra công đoàn cơ sở, chủ tịch công đoàn cơ sở thành viên (nếu có), trưởng ban nữ công quần chúng (nếu có), thủ quỹ công đoàn cơ sở;

d) Tổ trưởng tổ công đoàn, ủy viên ủy ban kiểm tra công đoàn cơ sở, chủ tịch công đoàn bộ phận (nếu có), ủy viên ban chấp hành công đoàn cơ sở thành viên (nếu có);

đ) Tổ phó tổ công đoàn, thành viên ban nữ công quần chúng; ủy viên ban chấp hành công đoàn bộ phận (nếu có).

2. Hệ số phụ cấp trách nhiệm cán bộ công đoàn cơ sở được xác định theo số lượng đoàn viên công đoàn nộp đoàn phí công đoàn của năm trước liền kề. Cụ thể như sau:

3. Mức chi phụ cấp trách nhiệm cán bộ công đoàn cơ sở hàng tháng = (Hệ số phụ cấp trách nhiệm) x (Mức lương cơ sở theo quy định của Nhà nước).

Điều 4. Phụ cấp trách nhiệm cán bộ công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở

1. Đối tượng chi phụ cấp trách nhiệm cán bộ công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở.

a) Ủy viên Ban Chấp hành công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở;

b) Ủy viên Ủy ban Kiểm tra công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở;

c) Ủy viên Ban Nữ công quần chúng công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở.

Tham khảo thêm:   Lịch sử Địa lí lớp 4 Bài 10: Một số nét văn hóa ở làng quê vùng Đồng bằng Bắc Bộ Giải Lịch sử Địa lí lớp 4 sách Chân trời sáng tạo

2. Hệ số phụ cấp trách nhiệm cán bộ công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở được xác định theo số lao động bình quân tham gia bảo hiểm xã hội làm căn cứ trích nộp kinh phí công đoàn trong phạm vi đơn vị quản lý của năm trước liền kề. Cụ thể như sau:

TT

Số lao động bình quân

Hệ số phụ cấp trách nhiệm

Ủy viên BCH

Ủy viên UBKT

Ủy viên ban nữ công quần chúng

1

Dưới 10.000 lao động

0,20

0,15

0,10

2

Từ 10.000 đến dưới 30.000 lao động

0,25

0,20

0,15

3

Từ 30.000 lao động trở lên

0,30

0,25

0,20

3. Mức chi phụ cấp trách nhiệm đối với cán bộ công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở hàng tháng = (Hệ số phụ cấp trách nhiệm) x (Mức lương cơ sở theo quy định của Nhà nước).

Điều 5. Phụ cấp trách nhiệm cán bộ công đoàn liên đoàn lao động tỉnh, thành phố, công đoàn ngành trung ương và tương đương

1. Đối tượng chi phụ cấp trách nhiệm cán bộ công đoàn liên đoàn lao động tỉnh, thành phố, công đoàn ngành trung ương và tương đương.

a) Ủy viên Ban Chấp hành liên đoàn lao động tỉnh, thành phố, công đoàn ngành trung ương và tương đương;

b) Ủy viên Ủy ban Kiểm tra liên đoàn lao động tỉnh, thành phố, công đoàn ngành trung ương và tương đương;

2. Hệ số phụ cấp trách nhiệm cán bộ công đoàn liên đoàn lao động tỉnh, thành phố, công đoàn ngành trung ương và tương đương được phân loại theo số lao động bình quân là đối tượng xác định là căn cứ trích nộp kinh phí công đoàn trong phạm vi đơn vị quản lý của năm trước liền kề. Cụ thể như sau:

TT

Số lao động bình quân

Hệ số phụ cấp trách nhiệm

Ủy viên BCH

Ủy viên UBKT

1

Dưới 300.000 lao động

0,40

0,30

2

Từ 300.000 lao động trở lên

0,45

0,35

Điều 6. Phụ cấp trách nhiệm Ban Chấp hành, Ủy ban Kiểm tra Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam

1. Đối tượng chi phụ cấp trách nhiệm Ban Chấp hành, Ủy ban Kiểm tra Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

a) Ủy viên Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam;

b) Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam;

2. Hệ số phụ cấp trách nhiệm đối với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam

– Ủy viên Ban Chấp hành, hệ số phụ cấp: 0,50.

– Ủy viên Ủy ban Kiểm tra, hệ số phụ cấp: 0,40.

3. Mức chi phụ cấp trách nhiệm đối với phụ cấp trách nhiệm Ban Chấp hành, Ủy ban Kiểm tra Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam hàng tháng = (Hệ số phụ cấp trách nhiệm) x (Mức lương cơ sở theo quy định của Nhà nước).

Chương III

CHẾ ĐỘ PHỤ CẤP KIÊM NHIỆM

Điều 7. Chế độ phụ cấp kiêm nhiệm đối với chủ tịch, phó chủ tịch công đoàn cơ sở

1. Công đoàn cơ sở đủ điều kiện được bố trí cán bộ công đoàn chuyên trách theo quy định của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, nhưng không bố trí hoặc không bố trí đủ (khuyết) cán bộ công đoàn chuyên trách thì chủ tịch, phó chủ tịch công đoàn cơ sở hoạt động kiêm nhiệm được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm theo nguyên tắc: Nếu khuyết một cán bộ chuyên trách thì chủ tịch hoặc phó chủ tịch công đoàn cơ sở được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm; trường hợp khuyết nhiều hơn 01 cán bộ công đoàn chuyên trách thì cứ mỗi trường hợp còn khuyết tương ứng với 01 người được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm, nhưng tối đa không quá 03 người hưởng phụ cấp kiêm nhiệm trong một công đoàn cơ sở.

2. Mức chi phụ cấp kiêm nhiệm đối với chủ tịch, phó chủ tịch công đoàn cơ sở:

a) Chủ tịch công đoàn cơ sở kiêm nhiệm được hưởng phụ cấp hàng tháng bằng 10% mức lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội theo quy định.

Tham khảo thêm:   Công văn 4733/BHXH-CSXH Hướng dẫn xử lý tồn tại trong tổ chức thực hiện bảo hiểm xã hội

b) Phó chủ tịch công đoàn cơ sở kiêm nhiệm được hưởng phụ cấp hàng tháng bằng 7% mức lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội theo quy định.

Điều 8. Chế độ phụ cấp kiêm nhiệm đối với chủ tịch, phó chủ tịch công đoàn cấp trên

1. Cán bộ lãnh đạo quản lý chuyên môn đồng cấp hoặc cán bộ công đoàn cấp trên được bầu giữ chức danh chủ tịch, phó chủ tịch công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở trở lên nhưng hoạt động kiêm nhiệm thì được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm.

2. Mức chi phụ cấp kiêm nhiệm đối với chủ tịch, phó chủ tịch công đoàn cấp trên:

a) Chủ tịch công đoàn cấp trên kiêm nhiệm được hưởng phụ cấp hàng tháng bằng 10% mức lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội theo quy định.

b) Phó Chủ tịch công đoàn cấp trên kiêm nhiệm được hưởng phụ cấp hàng tháng bằng 7% mức lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội theo quy định.

Điều 9. Chế độ phụ cấp kiêm nhiệm nhiệm vụ kế toán và chức danh kế toán trưởng công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở

1. Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở không có cán bộ chuyên trách đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định của Tổng Liên đoàn để bố trí làm nhiệm vụ kế toán và giữ chức danh kế toán trưởng, thì liên đoàn lao động tỉnh, thành phố, công đoàn ngành trung ương và tương đương bố trí 01 chuyên viên tài chính công đoàn ở cấp mình kiêm nhiệm nhiệm vụ này hoặc có văn bản giao công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở phân công đoàn viên trong phạm vi phụ trách có đủ điều kiện, tiêu chuẩn kiêm nhiệm nhiệm vụ kế toán và chức danh kế toán trưởng.

2. Mức chi phụ cấp kiêm nhiệm nhiệm vụ kế toán và chức danh kế toán trưởng:

a) Người kiêm nhiệm nhiệm vụ kế toán và chức danh kế toán trưởng công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm hàng tháng bằng hệ số 1,0 mức lương cơ sở theo quy định của Nhà nước.

b) Trường hợp một chuyên viên tài chính công đoàn ở cấp trên được giao kiêm nhiệm nhiệm vụ kế toán và chức danh kế toán trưởng của nhiều công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở thì được hưởng tổng mức phụ cấp kiêm nhiệm của các công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở được giao, nhưng tối đa không vượt quá 3,0 mức lương cơ sở theo quy định của Nhà nước.

Chương IV

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 9. Thực hiện Quy định khi có quy định mới của Đảng, Nhà nước

Quá trình thực hiện, nếu Đảng, Nhà nước ban hành quy định mới liên quan thì trong khi chờ sửa đổi, bổ sung Quy định này, Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn sẽ xem xét từng trường hợp cụ thể và chỉ đạo thực hiện phù hợp với quy định mới của Đảng và Nhà nước.

Điều 10. Trách nhiệm thực hiện

1. Nguồn kinh phí chi trả chế độ phụ cấp trách nhiệm và chế độ phụ cấp kiêm nhiệm cán bộ công đoàn tại quy định này được sử dụng trong phạm vi nguồn tài chính được sử dụng của các cấp công đoàn theo quy định của Tổng Liên đoàn.

2. Ban Tổ chức, Ban Tài chính, Ủy ban Kiểm tra Tổng Liên đoàn có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, giám sát các cấp công đoàn thực hiện Quy định này. Quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, báo cáo Đoàn Chủ tịch xem xét, giải quyết./.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Quyết định 3226/QĐ-TLĐ Chế độ phụ cấp cán bộ công đoàn của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *