Bạn đang xem bài viết ✅ Quyết định 307/2013/QĐ-TTg Phê duyệt Quy hoạch tổng thể bảo tồn và phát huy giá trị Khu di tích lịch sử Nhà Trần ở Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Quyết định 307/2013/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tổng thể bảo tồn và phát huy giá trị Khu di tích lịch sử Nhà Trần ở Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh do Thủ tướng Chính phủ ban hành.

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
——–
Số: 307/QĐ-TTg

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———————

Hà Nội, ngày 07 tháng 02 năm 2013

QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH TỔNG THỂ BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ KHU DI TÍCH LỊCH SỬ NHÀ TRẦN Ở ĐÔNG TRIỀU, TỈNH QUẢNG NINH
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật di sản văn hóa ngày 29 tháng 6 năm 2001 và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa ngày 18 tháng 6 năm 2009;

Xét đề nghị của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (tờ trình số 04/TTr-BVHTTDL ngày 03 tháng 01 năm 2013) và Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh (tờ trình số 1228/TTr-UBND ngày 29 tháng 3 năm 2012),

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt “Quy hoạch tổng thể bảo tồn và phát huy giá trị Khu di tích lịch sử Nhà Trần ở Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh” với những nội dung chủ yếu sau:

1. Tên Quy hoạch: Quy hoạch tổng thể bảo tồn và phát huy giá trị Khu di tích lịch sử Nhà Trần ở Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh.

2. Mục tiêu của Quy hoạch:

a) Làm cơ sở cho việc nghiên cứu, khảo sát, khai quật phát lộ các dấu vết khảo cổ để làm rõ các giá trị vật chất hiện còn liên quan đến di tích phục vụ việc bảo tồn và phát huy giá trị Khu di tích lịch sử Nhà Trần ở Đông Triều;

b) Tạo cơ sở cho việc quản lý các hoạt động bảo tồn, xây dựng, phát huy giá trị di tích, gắn việc bảo tồn di tích với phát triển kinh tế – xã hội địa phương; tái hiện hình ảnh di tích thông qua việc trưng bày khảo cổ học tại chỗ và phỏng dựng một số hạng mục công trình quan trọng, có ý nghĩa tâm linh phục vụ các hoạt động lễ hội, tín ngưỡng tôn giáo, khai thác, phát triển du lịch;

c) Làm cơ sở pháp lý cho việc bảo tồn và phát huy giá trị Khu di tích lịch sử Nhà Trần ở Đông Triều trong công tác quản lý, lập, thẩm định và phê duyệt các dự án đầu tư;

d) Hoàn thiện không gian kiến trúc cảnh quan Khu di tích lịch sử Nhà Trần ở Đông Triều, góp phần phát triển kinh tế – xã hội, văn hóa du lịch của huyện và tỉnh.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của Quy hoạch:

a) Đối tượng nghiên cứu: Bao gồm các di sản văn hóa vật thể, di sản văn hóa phi vật thể và cảnh quan môi trường;

b) Phạm vi nghiên cứu của Quy hoạch:

Phạm vi nghiên cứu quy hoạch là 11.095 ha, bao gồm địa bàn các xã An Sinh, Tràng An, Thủy An và Bình Khê, huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh.

Tham khảo thêm:   Bài kiểm tra tiếng Anh lớp 3 chương trình mới Bài kiểm tra Tiếng Anh lớp 3 có đáp án

Quy mô quy hoạch tổng thể là 2.206 ha, bao gồm 14 cụm di tích Nhà Trần và khu vực bảo vệ, dịch vụ du lịch, phát huy giá trị di tích bao quanh. Trong đó:

– Khu vực bảo vệ I: 102,27 ha

– Khu vực bảo vệ II: 189,07 ha

– Khu vực phục vụ du lịch, hỗ trợ phát huy giá trị di tích: 1914,66 ha.

4. Nội dung quy hoạch:

Về bố cục không gian: Chia làm 3 khu vực với các chức năng như sau

– Khu vực bảo vệ I (102,27 ha): Phạm vi ranh giới được xác định trên cơ sở tuân thủ Luật di sản văn hóa.

+ Không xây dựng các công trình kiến trúc mới. Ngoài việc tu bổ các công trình di tích đã bị xuống cấp, chỉ xây dựng bia biển chỉ dẫn, giới thiệu di tích. Các hạng mục này không được làm ảnh hưởng đến yếu tố gốc của di tích, đảm bảo mỹ quan và được bố trí hợp lý.

+ Đối với các hạng mục công trình trong di tích đã bị phá hủy hoàn toàn nhưng có giá trị về mặt lịch sử – văn hóa, tín ngưỡng tôn giáo và có đầy đủ tư liệu khoa học thì có thể được phục hồi hoặc tiến hành bảo tồn khảo cổ (nếu còn nền móng), kết hợp trồng cây xanh tạo hình nền để thấy được vị trí, quy mô công trình, cũng như quy mô tổng thể; có thể phỏng dựng kiến trúc mang dấu ấn thời Trần để phục vụ hoạt động tín ngưỡng tôn giáo và du lịch ở di tích.

– Khu vực bảo vệ II (189,07 ha): Phạm vi ranh giới được xác định trên cơ sở tạo vành đai bảo vệ cảnh quan cho khu vực bảo vệ I của di tích.

+ Diện tích đất trống xung quanh di tích được trồng cây xanh bảo vệ di tích, tạo khoảng đệm ngăn cách giữa di tích với khu vực xây dựng mới.

+ Xây dựng các công trình phục vụ việc phát huy giá trị của di tích với hình thức kiến trúc và vật liệu xây dựng phù hợp, hài hòa với di tích.

– Khu vực dịch vụ du lịch hỗ trợ phát huy giá trị di tích: Đây là khu vực tạo điều kiện thuận lợi cho du khách đến với di tích.

+ Xây dựng hệ thống giao thông kết hợp quảng trường và công trình dịch vụ văn hóa, tham quan, nghỉ ngơi… Đồng thời trồng cây xanh tạo cảnh quan để bổ trợ, kết nối với khu vực bảo vệ II của di tích và bảo vệ môi trường di tích.

+ Khu vực này ưu tiên phát triển công trình dịch vụ du lịch, đất tái định cư; được phép xây dựng mới nhưng có kiểm soát về màu sắc, tầng cao và mật độ xây dựng.

Các công trình xây dựng phục vụ du lịch bao gồm:

Khu trung tâm đón tiếp – phục vụ công cộng, nằm ở phía trước đền An Sinh với khu dịch vụ kết hợp bãi đỗ xe, bến xe điện, không gian xanh… được bố trí một cách đăng đối nhằm tạo 1 trục không gian với điểm nhấn là đền An Sinh. Các khu trung tâm phụ trợ khác nằm lần lượt phía trước đền Thái, phía lăng Đồng Thái.

Khu làng xóm hầu hết được giữ gìn, cải tạo, chỉnh trang và nâng cấp hệ thống hạ tầng kỹ thuật. Đối với một số hộ dân trong diện di dời để thực hiện công tác bảo tồn, tu bổ, phục hồi di tích được bố trí tái định cư ở khu vực cánh đồng nằm xen kẽ trong các khu làng xóm. Khuyến khích phát triển loại hình nhà vườn với hình thức kiến trúc đặc trưng mái dốc, thấp tầng… có vườn cây. Đây cũng là điểm thăm quan, du lịch hoặc dành cho khách nghỉ trọ.

Tham khảo thêm:   Quyết định 1401/QĐ-TCT Quy trình quản lý nợ thuế

Khu nông trại kết hợp – du lịch sinh thái: Các quả đồi gần hồ Khu Chè, hồ Trại Lốc có cảnh quan thiên nhiên đẹp, diện tích đồi được trồng cây ăn quả. Các công trình xây dựng trong khu vực cần có hình thức kiến trúc mái dốc với màu sắc và vật liệu phù hợp, hài hòa với công trình kiến trúc, cảnh quan khu di tích.

5. Các nhóm dự án thành phần:

a) Nhóm dự án đền bù, giải phóng mặt bằng, cắm mốc giới bảo vệ di tích và mốc giới quy hoạch;

b) Nhóm dự án khai quật khảo cổ bổ sung;

c) Nhóm dự án tu bổ, tôn tạo và phát huy giá trị di tích;

d) Nhóm dự án xây dựng các công trình phát huy giá trị di tích;

đ) Nhóm dự án đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao năng lực bảo vệ di tích; thông tin quảng bá phục vụ du lịch cho cộng đồng;

e) Nhóm dự án sưu tầm, bảo tồn, quảng bá các giá trị di sản văn hóa phi vật thể.

6. Vốn đầu tư:

– Các nguồn vốn:

+ Vốn từ ngân sách trung ương bố trí theo kế hoạch hàng năm.

+ Vốn Ngân sách địa phương.

+ Vốn huy động từ sự đóng góp của tổ chức, các thành phần kinh tế trong và ngoài nước, các nguồn vốn đóng góp của nhân dân và các nguồn vốn hợp pháp khác.

7. Trình tự ưu tiên đầu tư, thời gian và phân kỳ đầu tư:

Thời gian thực hiện: Từ năm 2012 đến năm 2025.

a) Nhóm dự án đầu tư tập trung bằng nguồn vốn ngân sách địa phương:

– Nhóm dự án đền bù, giải phóng mặt bằng tái định cư, xây dựng mốc giới khu vực bảo vệ di tích.

– Nhóm dự án khảo cổ bổ sung.

Thời gian thực hiện: Từ năm 2012 đến năm 2020.

b) Nhóm dự án đầu tư tập trung bằng nguồn vốn ngân sách trung ương, ngân sách địa phương, vốn huy động từ sự đóng góp của tổ chức, các thành phần kinh tế trong và ngoài nước, các nguồn vốn đóng góp của nhân dân đầu tư cho nhóm dự án tu bổ, tôn tạo và phát huy giá trị di tích.

Thời gian thực hiện: Từ năm 2012 đến năm 2020.

c) Nhóm dự án đầu tư tập trung bằng nguồn vốn ngân sách địa phương, vốn huy động từ sự đóng góp của tổ chức, các thành phần kinh tế trong và ngoài nước, nguồn vốn đóng góp của nhân dân và các nguồn vốn hợp pháp khác, gồm 3 nhóm dự án:

– Nhóm dự án xây dựng các công trình phát huy giá trị di tích.

Thời gian thực hiện: Từ năm 2012 đến năm 2025.

– Nhóm dự án đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao năng lực bảo vệ di tích, thông tin quảng bá phục vụ du lịch cho cộng đồng.

Thời gian thực hiện: Từ năm 2012 đến năm 2015.

– Nhóm dự án sưu tầm, bảo tồn, quảng bá các giá trị di sản văn hóa phi vật thể.

Tham khảo thêm:   Lời bài hát Nữ siêu anh hùng

Thời gian thực hiện: Từ năm 2016 đến năm 2020.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ:

a) Chỉ đạo chủ đầu tư tiếp tục khai thác, nghiên cứu, sưu tầm tài liệu, khảo cổ để xác định, bổ sung các căn cứ khoa học làm sáng tỏ hơn giá trị lịch sử – văn hóa, kiến trúc nghệ thuật của Khu di tích Nhà Trần ở Đông Triều làm cơ sở cho việc lập, thẩm định, quyết định đầu tư các nhóm dự án thành phần;

c) Lập, phê duyệt các nhóm dự án thành phần trên cơ sở Quy hoạch tổng thể bảo tồn và phát huy giá trị Khu di tích lịch sử Nhà Trần ở Đông Triều được duyệt. Chỉ đạo Ủy ban nhân dân huyện Đông Triều phối hợp với Ban quản lý các di tích trọng điểm tỉnh Quảng Ninh công bố quy hoạch, tiến hành cắm mốc giới, di dời các hộ dân trong khu vực di tích, bàn giao đất để triển khai các dự án đầu tư;

c) Ban hành quy chế quản lý khu di tích, đất đai, cảnh quan môi trường, quản lý các hoạt động đầu tư xây dựng, các hoạt động kinh tế, văn hóa – xã hội trên địa bàn khu di tích và trong từng vùng cụ thể. Ngăn chặn, xử lý kịp thời các hoạt động vi phạm di tích và cảnh quan thiên nhiên thuộc Quy hoạch.

2. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm: Chỉ đạo và thỏa thuận về chuyên môn đối với các dự án thành phần thuộc Quy hoạch. Theo dõi, giám sát việc triển khai thực hiện Quy hoạch đảm bảo đúng mục tiêu đề ra. Phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh quản lý, phát huy có hiệu quả khu di tích.

3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình xem xét, cân đối phần vốn thuộc ngân sách nhà nước để thực hiện các nhóm dự án đầu tư được phê duyệt trong phạm vi Quy hoạch này.

4. Các Bộ, ngành liên quan có trách nhiệm phối hợp, theo dõi, giám sát việc triển khai thực hiện Quy hoạch, đảm bảo phù hợp với các quy hoạch chuyên ngành đã có trong khu vực.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 4. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Nơi nhận:
– Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
– Các Bộ: Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Xây dựng;
– Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh;
– VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTCP, Cổng TTĐT, các Vụ: KTN, KTTH;
– Lưu: Văn thư, KGVX (3b).

KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG

(Đã ký)

Nguyễn Thiện Nhân

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Quyết định 307/2013/QĐ-TTg Phê duyệt Quy hoạch tổng thể bảo tồn và phát huy giá trị Khu di tích lịch sử Nhà Trần ở Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *