Bạn đang xem bài viết ✅ Quyết định 298/QĐ-TTg Về việc phê duyệt quy hoạch xây dựng vùng du lịch sinh thái Măng Đen và quy hoạch chung đô thị Kon Plông, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum đến năm 2030 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Quyết định 298/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 05 tháng 02 năm 2013 về việc phê duyệt quy hoạch xây dựng vùng du lịch sinh thái Măng Đen và quy hoạch chung đô thị Kon Plông, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum đến năm 2030.

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
—————-

Số: 298/QĐ-TTg

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

———————-

Hà Nội, ngày 05 tháng 02 năm 2013

QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH XÂY DỰNG VÙNG DU LỊCH SINH THÁI MĂNG ĐEN
VÀ QUY HOẠCH CHUNG ĐÔ THỊ KON PLÔNG, HUYỆN KON PLÔNG,
TỈNH KON TUM ĐẾN NĂM 2030

———————-
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật quy hoạch đô thị số 30/2009/QH12 ngày 17 tháng 06 năm 2009;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Xây dựng,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt quy hoạch xây dựng vùng du lịch sinh thái quốc gia Măng Đen đến năm 2030 với những nội dung chủ yếu sau:

1. Ranh giới, quy mô diện tích

Bao gồm toàn bộ diện tích tự nhiên huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum với quy mô khoảng 138.116 ha. Ranh giới cụ thể như sau:

– Phía Bắc giáp: Tỉnh Quảng Nam.

– Phía Nam giáp: Huyện Kon Rẫy, tỉnh Kon Tum và tỉnh Gia Lai.

– Phía Đông giáp: Tỉnh Quảng Ngãi.

– Phía Tây giáp: Huyện Đăk Tô, Đăk Hà tỉnh Kon Tum.

2. Tính chất

– Là vùng bảo tồn sinh thái, rừng quốc gia.

– Là vùng du lịch nằm trong quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

– Là vùng sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phục vụ phát triển sinh thái.

– Là vùng trọng điểm phát triển kinh tế phía Đông của Tỉnh Kon Tum.

3. Quy mô dân số.

– Hiện trạng 2009: Dân số toàn vùng 21.853 người.

– Dự báo đến 2020: Dân số khoảng 30.000 người. Trong đó, quy mô dân số đô thị dự kiến đến năm 2020: 14.800 người, tỷ lệ đô thị hóa 49,3%; dân cư khu vực nông thôn đến năm 2020 là 15.200 người.

– Dự báo đến 2030: Dân số khoảng 40.000 người. Trong đó, dân số đô thị là 20.700 người, tỷ lệ đô thị hóa 51,7%; dân số nông thôn là 19.300 người.

4. Phân vùng chức năng và tổ chức không gian vùng.

a) Phân vùng và tuyến du lịch

– Toàn vùng Kon Plông được chia làm 04 vùng dựa trên vị trí, điều kiện tự nhiên và tiềm năng phát triển, bao gồm:

+ Vùng du lịch đô thị Kon Plông (vùng du lịch trung tâm) của vùng du lịch Măng Đen: Diện tích tự nhiên là 14.682,7 ha, bao gồm các chức năng: Thương mại, dịch vụ, vui chơi giải trí, thể thao cao cấp có các loại hình du lịch: Cảnh quan sinh thái, lễ hội, ẩm thực, trải nghiệm… Diện tích đất xây dựng khoảng 3.000 ha.

+ Vùng du lịch phía Bắc (vùng liên kết, hỗ trợ): Bao gồm các xã Đăk Tăng – Măng Bút, Đăk Ring – Đăk Nên. Diện tích đất tự nhiên là 67.526 ha có các loại hình du lịch: Cảnh quan, dã ngoại, trải nghiệm, khám phá, chăm sóc sức khỏe…

+ Vùng du lịch phía Đông Bắc (vùng liên kết, hỗ trợ – xã Ngọc Tem) với diện tích tự nhiên là 35.388 ha gồm các loại hình du lịch: Chăm sóc sức khỏe, trải nghiệm, khám phá tự nhiên.

+ Vùng du lịch phía Đông (vùng liên kết, hỗ trợ – xã Hiếu, xã Pờ Ê) với diện tích tự nhiên là 20.159 ha có các loại hình du lịch như: Cảnh quan, trải nghiệm, lễ hội, vui chơi giải trí…

– Các tuyến du lịch:

+ Kon Plông và vùng phụ cận.

+ Tuyến du lịch Kon Plông – Đăk Tăng – Măng Bút: Theo hướng tuyến tỉnh lộ 676 và tỉnh lộ 680B.

+ Tuyến du lịch Kon Plông – Đăk Nên: Theo hướng tuyến tỉnh lộ 676.

+ Tuyến Kon Plông – Ngọc Tem: Theo hướng tuyến đường Đông Trường Sơn.

Tham khảo thêm:   Lịch sử 9 Bài 3: Châu Á từ năm 1918 đến năm 1945 Soạn Sử 9 sách Kết nối tri thức trang 14, 15, 16, 17

+ Tuyến Kon Plông – Hiếu – Pờ Ê: Theo hướng tuyến quốc lộ 24.

b) Hệ thống các trung tâm du lịch

– Trung tâm du lịch chính:

Đô thị Kon Plông là trung tâm du lịch chính của vùng du lịch sinh thái Măng Đen, bao gồm các chức năng: Nghỉ ngơi, điều dưỡng, du lịch sinh thái, thể thao, giải trí, dịch vụ du lịch, lưu trú, ẩm thực, hội chợ triển lãm thương nghiệp, biểu diễn ca múa nhạc, làng văn hóa dân tộc, công viên hoa chuyên đề… có diện tích khoảng 3.000 ha.

– Khu du lịch Đăk Tăng – Măng Bút:

Là khu du lịch cảnh quan, dã ngoại. Quy mô khu trung tâm 1.350 ha, mật độ xây dựng tối đa 5%, các khu vực ngoài khu trung tâm được xây dựng với mật độ nhỏ hơn 5%, dự kiến bao gồm các hạng mục chính: Khu trung tâm, làng văn hóa dân tộc, làng du lịch sinh thái, khu ngắm cảnh ven lòng hồ thủy điện.

– Khu du lịch Đăk Nên:

Là khu du lịch chẩn trị và tắm khoáng. Quy mô khu trung tâm khoảng 350 ha, mật độ xây dựng tối đa 5% các khu vực ngoài khu trung tâm được xây dựng với mật độ nhỏ hơn 5%.

– Khu du lịch Ngọc Tem:

Là khu du lịch cảnh quan, dã ngoại và điều dưỡng. Quy mô khu trung tâm khoảng 725,94 ha, mật độ xây dựng tối đa 5%, các khu vực ngoài khu trung tâm được xây dựng với mật độ nhỏ hơn 5%.

– Khu du lịch xã Hiếu – Pờ Ê:

Là khu vực khai thác về tiềm năng lễ hội, tham quan, sinh hoạt văn hóa. Quy mô khu trung tâm khoảng: 2.507,92 ha, mật độ xây dựng tối đa 10%, các khu vực khác mật độ xây dựng nhỏ hơn 5%.

c) Các vùng lâm nghiệp:

– Đất lâm nghiệp: Diện tích 114.421 ha.

+ Đất rừng phòng hộ có diện tích 43.511,0 ha.

+ Đối với rừng phòng hộ đầu nguồn, được mở các đường trục chính, xây dựng công trình để bảo vệ và phát triển rừng kết hợp phục vụ các hoạt động dịch vụ – du lịch. Mức độ tác động của các công trình hạ tầng phục vụ cho hoạt động du lịch sinh thái tối đa là 20% tổng diện tích được thuê môi trường rừng đối với diện tích thuê từ 50 ha trở xuống, trong đó cho phép sử dụng 5% diện tích được thuê để xây dựng các công trình kiến trúc cơ sở hạ tầng, 15% diện tích còn lại được làm đường mòn, điểm dừng chân, bãi đỗ xe;

Đối với diện tích thuê lớn hơn 50 ha, mức độ tác động tối đa là 15% tổng diện tích được thuê, trong đó cho phép sử dụng 5% diện tích được thuê để xây dựng các công trình kiến trúc cơ sở hạ tầng, 10% diện tích còn lại được làm đường mòn, điểm dừng chân, bãi đỗ xe. Phải đảm bảo rừng phòng hộ đầu nguồn tạo thành vùng tập trung, có cấu trúc hỗn loài, nhiều tầng tán, có độ tán che từ 0,6 trở lên, đảm bảo các chức năng duy trì, điều tiết nguồn nước, bảo vệ đất, giảm xói mòn của rừng đầu nguồn.

+ Đất rừng sản xuất có diện tích 70.909,90 ha, cần khoanh nuôi khôi phục, tăng độ che phủ, có kế hoạch trồng rừng phát triển.

Tỉ lệ diện tích đất được xây dựng các công trình kiến trúc cơ sở hạ tầng không vượt quá 20% diện tích để phục vụ du lịch.

d) Vùng sản xuất nông nghiệp: Diện tích 9.611,01 ha bảo vệ tối đa đất lúa để sản xuất, đất sản xuất nông nghiệp khác cần khoanh trồng, đưa công nghệ mới, tăng năng suất, chất lượng sản phẩm phục vụ tốt cho nhu cầu người dân.

đ) Định hướng phát triển hệ thống đô thị và dân cư nông thôn:

– Hệ thống đô thị:

Đến năm 2020, trong vùng du lịch sinh thái quốc gia Măng đen có 1 đô thị loại IV là đô thị Kon Plông. Đến năm 2030, hình thành 02 đô thị loại 5 (xã Hiếu và xã Đăk Tăng).

– Khu vực dân cư nông thôn:

Hình thành 06 trung tâm xã (Măng Cành, Pờ Ê, Ngọc Tem, Măng Bút, Đăk Nên, Đăk Ring). Các điểm trung tâm xã (quy mô tối tiểu từ 15 đến 50 hộ/điểm – cụm) được đầu tư xây dựng đồng bộ cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội đảm bảo thuận lợi cho cư dân sinh sống và nhu cầu phục vụ khách du lịch. Đối với các đồng bào dân tộc huyện Kon Plông, việc xây dựng buôn làng được giữ gìn theo truyền thống mỗi dân tộc.

Tham khảo thêm:   Quyết định số 1777/QĐ-TTG Về việc bổ nhiệm ông Bùi Cách Tuyến giữ chức Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường

e) Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp

– Các khu khoáng sản hiện có.

+ Hạn chế tối đa phát triển công nghiệp gây ảnh hưởng đến môi trường. Những khu vực khai thác quặng (như mỏ sắt, mỏ bauxit tại xã Hiếu) không được mở rộng quy mô khai thác.

– Tiểu thủ công nghiệp và làng nghề.

+ Di chuyển dự án cụm công nghiệp tiểu thủ công nghiệp quy mô 50 ha hiện có về 02 khu vực: Khu vực I cuối trục đường tránh quốc lộ 24 (phía Đông Bắc) với quy mô 20 ha; khu vực II có quy mô 30 ha tại thôn Kon Leng. Các loại hình công nghiệp ở đây là công nghiệp sạch, chế biến nông lâm sản, sản xuất hàng thủ công, mỹ nghệ.

+ Bố trí 02 trung tâm tiểu thủ công nghiệp nhỏ đáp ứng nhu cầu của dân cư khoảng 1 ha tại 2 thị trấn tương lai là Đăk Tăng và xã Hiếu.

+ Cụm công nghiệp ngành nghề truyền thống tại xã Đăk Long quy mô 5 ha.

+ Cụm công nghiệp ngành nghề truyền thống Konkonăng – Konbring tại xã Măng Cành quy mô 5 ha.

5. Định hướng phát triển hạ tầng

a) Giao thông

– Giao thông đối ngoại

+ Quốc lộ: Bao gồm các tuyến quốc lộ 24, đường Đông Trường Sơn (đoạn qua địa bàn huyện KonPlong trùng với đường tỉnh 669 và đường huyện 32).

+ Đường tỉnh: Gồm đường tỉnh 676, 669 và 680B được nâng cấp từ 3 tuyến đường huyện 33, 62 và 65.

– Giao thông nội vùng: Nâng cấp cải tạo tuyến đường huyện 32 hiện có, đồng thời xây dựng mới đường huyện M1 nối tỉnh lộ 676 với đường huyện 32.

– Các công trình giao thông đầu mối: Bến xe khách loại 4, quy mô khoảng 3 ha.

– Quy hoạch đường hàng không: Sân bay taxi tại Măng Đen được nghiên cứu, xây dựng khi có nhu cầu.

b) Chuẩn bị kỹ thuật đất xây dựng:

– Quy hoạch thủy lợi

Xây dựng mới các công trình thủy lợi tại những xã chưa có và chưa đủ.

+ Nâng cấp, sửa chữa các công trình đã xuống cấp.

+ Cải tạo hệ thống kênh mương hợp lý để phục vụ tốt cho tưới và cấp nước.

– Định hướng san nền.

+ Đối với các điểm dân cư đã ổn định:

+) Khi xây dựng công trình dân dụng mới cần hài hòa với các công trình hiện có.

+) Những vị trí có i <10% chỉ cần san gạt cục bộ. Chỉ san tạo mặt bằng lớn khi thật sự cần thiết, cố gắng cân bằng đào đắp tại chỗ.

+ Đối với các điểm dân cư quy hoạch mới:

+) Lựa chọn đất phải chính xác, tại những khu vực không bị ảnh hưởng của lũ lụt, lũ quét, sạt lở.

+) Nên khai thác những khu vực có i ≤ 10%.

– Định hướng thoát nước mưa

+ Lựa chọn hệ thống thoát nước chung cho nước mưa và nước sinh hoạt, riêng đối với đô thị Kon Plông chọn hệ thống thoát nước riêng.

c) Cấp nước:

– Giải pháp cấp nước đô thị:

+ Khu vực thị trấn huyện lỵ: Nâng công suất trạm xử lý nước hiện có trong giai đoạn đầu lên 3.000 m3/ngày đêm, giai đoạn dài hạn là 4.000 m3/ngày đêm. Nguồn nước mặt suối Đắk Ke.

+ Khu vực trung tâm xã Hiếu: Xây dựng trạm xử lý nước công suất giai đoạn đầu 400 m3/ngày đêm giai đoạn dài hạn là 600 m3/ngày đêm. Nguồn nước mặt lấy từ suối Xa Rách một nhánh của sông Đăk Xo Rách.

+ Khu vực trung tâm xã Đăk Tăng: Xây dựng trạm xử lý nước công suất 400 m3/ngày đêm phục vu giai đoạn đầu và dài hạn. Nguồn nước mặt lấy từ suối Đăk Vi một nhánh của sông Đăk Nghé.

– Cấp nước cho các khu dân cư nông thôn:

Các khu dân cư nông thôn khác có thể xây dựng các hệ thống cấp nước tập trung tự chảy với quy mô công suất nhỏ, nguồn nước suối hoặc bơm giếng.

d) Cấp điện

– Nguồn điện:

+ Giai đoạn 2020: Sử dụng trạm 110 KV Kon Plông 110/22 – 25 MVA đã đảm bảo việc cung cấp điện cho toàn vùng huyện Kon Plông.

+ Giai đoạn sau (năm 2030): Nâng công suất trạm 110 KV Kon Plông thành: 110/22 – 2×25 MVA.

– Lưới điện trung áp:

+ Xây dựng đường dây 22 kV tới các vị trí xây mới các trạm BA 22 KV.

+ Phát triển việc xây dựng hệ thống điện năng lượng mặt trời; nghiên cứu và triển khai việc sử dụng năng lượng gió, khí biogas và các dạng năng lượng khác nhằm đáp ứng nhu cầu của nhân dân các dân tộc, đặc biệt là cho các thôn bản vùng cao, vùng xa, vùng sâu, vùng không có điều kiện để xây dựng thủy điện và phải đầu tư quá cao trong việc phát triển lưới điện.

Tham khảo thêm:   Tổng hợp code Last Pirates và cách nhập

đ) Thoát nước và vệ sinh môi trường

– Quy hoạch thoát nước thải:

+ Xây dựng nhiều hồ làm sạch nước thải trong điều kiện tự nhiên, không cần có trạm bơm chuyển tiếp. Sử dụng các thung lũng, suối cạn, đắp đập giữ nước, tạo các hồ nhỏ có cốt mặt nước khác nhau để tăng hiệu quả làm sạch nước thải tự nhiên, phù hợp địa hình đồi núi.

+ Sơ đồ thoát nước thải: Bể tự hoại – cống thu nước thải – hồ sinh học – tưới cây rừng.

– Định hướng quy hoạch thu gom xử lý chất thải rắn (CTR):

+ Xây dựng khu xử lý chất thải rắn ở thôn Kon Ke xã Đăk Long, quy mô diện tích 2 ha, phục vụ xử lý chất thải rắn cho toàn bộ vùng.

+ Các xã ở gần nhau sẽ xây dựng chung một bãi chôn lấp CTR hợp vệ sinh quy mô 0,6 – 1 ha.

– Định hướng quy hoạch nghĩa trang tập trung:

+ Nghĩa trang mới ở phía Đông xã Đăk Long gần quốc lộ 24, hướng đi Quảng Ngãi, quy mô khoảng 1,2 ha, phục vụ chung cho đô thị Kon Plông phía Tây xã Hiếu và thị trấn Hiếu.

+ 1 nhà tang lễ cho đô thị Kon Plông, xây dựng ở gần khu nghĩa trang liệt sỹ hiện có tại thôn Măng Đen, xã Đăk Long với quy mô diện tích 1 ha.

+ Các xã sử dụng nghĩa trang hiện có mở rộng theo tiêu chuẩn để tiết kiệm đất, các xã ở gần nhau sử dụng chung nghĩa trang. Tổng diện tích đất nghĩa trang các xã khoảng 0,9 – 1,2 ha.

e) Đánh giá môi trường chiến lược

– Dự báo tác động từ quy hoạch đến môi trường:

+ Biến đổi địa hình, địa mạo khu vực làm thay đổi dòng chảy sông suối.

+ Ảnh hưởng đến chất lượng môi trường không khí, nước và đất.

+ Tác động đến rừng tự nhiên.

+ Chất lượng nước mặt về cơ bản được cải thiện.

+ Tác động đến lối sống của các dân tộc sống trên địa bàn.

– Giải pháp bảo vệ môi trường:

+ Thực hiện công tác đánh giá tác động môi trường các dự án đầu tư tại khu vực (các dự án thủy điện, dự án khai thác mỏ sắt…).

+ Lập kế hoạch bảo vệ rừng, giao công tác bảo vệ rừng cho người dân địa phương.

+ Xây dựng kế hoạch quan trắc, giám sát môi trường.

6. Các chương trình, dự án ưu tiên đầu tư giai đoạn đầu (đến năm 2020)

a) Nguồn vốn ngân sách Nhà nước:

– Lập các quy hoạch chi tiết các khu du lịch.

– Lập đề án đưa khu du lịch sinh thái Măng Đen vào hệ thống khu du lịch sinh thái quốc gia.

– Lập quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia Măng Đen, tỉnh Kon Tum năm 2020.

– Đầu tư nâng cấp các tuyến giao thông có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động du lịch: Đường tỉnh 676, đường tỉnh 669, đoạn từ trung tâm xã Đăk Tăng đi trung tâm xã Măng Bút.

b) Các nguồn vốn khác:

Đầu tư các khu du lịch trong hệ thống Khu du lịch Măng Đen bao gồm: Khu du lịch thác Pa Sĩ, thác Lô Ba; khu du lịch tâm linh tượng Đức Mẹ; khu du lịch suối nước nóng thôn Vương, xã Đăk Nên; khu du lịch suối nước nóng Đăk Lô, xã Ngọc Tem; khu du lịch hang đá thôn Kon Du; các làng, bản văn hóa khai thác du lịch cộng đồng: Thôn Kon Tu Rằng – xã Măng Cành, thôn Kon Ke, thôn Kon Chốt – xã Đăk Long, thôn Vi Glơng, Thôn Kon Plông, thôn Đăk Xô – xã Hiếu, thôn Vi O Lắc, thôn Vi K Oa – xã Pờ Ê.

Download file tài liệu để xem thêm chi tiết

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Quyết định 298/QĐ-TTg Về việc phê duyệt quy hoạch xây dựng vùng du lịch sinh thái Măng Đen và quy hoạch chung đô thị Kon Plông, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum đến năm 2030 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *