Bạn đang xem bài viết ✅ Quyết định 2497/QĐ-BTC Rút ngắn thời gian đăng ký sử dụng hóa đơn ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Ngày 04/12/2017, Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Quyết định 2497/QĐ-BTC năm 2017 về phê duyệt Đề án Phòng, chống vi phạm pháp luật và phối hợp phòng, chống tội phạm trong lĩnh vực tài chính, chứng khoán, xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa; hành vi chuyển giá, trốn thuế của doanh nghiệp.

Theo đó, Bộ Tài chính sẽ rút ngắn thời gian đăng ký sử dụng hóa đơn tự in, đặt in gửi đến cơ quan thuế (CQT) quản lý trực tiếp từ 05 ngày xuống còn 01 ngày làm việc. Sau đây là nội dung chi tiết, mời các bạn cùng tham khảo.

BỘ TÀI CHÍNH
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: 2497/QĐ-BTC

Hà Nội, ngày 4 tháng 12 năm 2017

QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN PHÒNG, CHỐNG VI PHẠM PHÁP LUẬT VÀ PHỐI HỢP PHÒNG, CHỐNG TỘI PHẠM TRONG LĨNH VỰC TÀI CHÍNH, CHỨNG KHOÁN, XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU HÀNG HÓA; HÀNH VI CHUYỂN GIÁ, TRỐN THUẾ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP

BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19/6/2016;

Căn cứ Nghị định số 87/2017/NĐ-CP ngày 26/7/2017 của Chính phủ Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Căn cứ Quyết định số 623/QĐ-TTg ngày 14/4/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia phòng, chống tội phạm giai đoạn 2016 – 2025 và định hướng đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 199/QĐ-TTg ngày 14/2/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình thực hiện Kết luận số 05-KT/TW ngày 15/7/2016 của Ban Bí thư về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị số 48-CT/TW của Bộ Chính trị khóa X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới và Chiến lược quốc gia phòng, chống tội phạm đến năm 2020;

Xét đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án Phòng, chống vi phạm pháp luật và phối hợp phòng, chống tội phạm trong lĩnh vực tài chính, chứng khoán, xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa; hành vi chuyển giá, trốn thuế của các doanh nghiệp (sau đây gọi tắt là Đề án), bao gồm các nội dung chủ yếu sau:

1. Mục tiêu

1.1. Mục tiêu chung

1.1.1. Thực thi Chiến lược quốc gia phòng, chống tội phạm giai đoạn 2016-2025 và định hướng đến năm 2030 (ban hành theo Quyết định số 623/QĐ-TTg ngày 14/4/2016 của Thủ tướng Chính phủ) trong ngành Tài chính.

1.1.2. Tạo chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, ý thức, trách nhiệm của lãnh đạo các cấp và toàn thể cán bộ, công chức, doanh nghiệp và người dân về việc tôn trọng, chấp hành pháp luật, nhằm góp phần xây dựng xã hội an ninh, an toàn, trật tự, văn minh, nề nếp và thân thiện.

1.1.3. Hoàn thiện hệ thống pháp luật tài chính về phòng, chống vi phạm pháp luật và phối hợp phòng, chống tội phạm trong lĩnh vực tài chính, chứng khoán, xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa, hành vi chuyển giá, trốn thuế của các doanh nghiệp trên tất cả các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý; bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất, hiệu lực, hiệu quả và tiếp thu có chọn lọc các thông lệ quốc tế vào điều kiện cụ thể của Việt Nam.

1.1.4. Làm rõ nguyên nhân và điều kiện phát sinh tội phạm, vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tài chính, chứng khoán, xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa, hành vi chuyển giá, trốn thuế của các doanh nghiệp; khắc phục những tồn tại, hạn chế, khó khăn, bất cập.

1.1.5. Xử lý kịp thời, dứt điểm các vụ việc vi phạm, thể hiện tính nghiêm minh của pháp luật, góp phần nâng cao hơn nữa uy tín, niềm tin của Đảng, Nhà nước và quần chúng nhân dân với ngành Tài chính.

1.2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2020

1.2.1. Nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống vi phạm pháp luật và phối hợp phòng, chống tội phạm trong lĩnh vực tài chính, chứng khoán, xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa; hành vi chuyển giá, trốn thuế của các doanh nghiệp. Trong đó, trọng tâm là kiểm soát chặt chẽ tội phạm liên quan đến an ninh quốc gia, an ninh kinh tế, an toàn cộng đồng; tội phạm có tổ chức, xuyên quốc gia…

1.2.2. Đẩy lùi tội phạm trong lĩnh vực tài chính, chứng khoán, xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa, hành vi chuyển giá, trốn thuế của các doanh nghiệp; phấn đấu đến sau năm 2020 giảm từ 3 – 5% tổng số vụ vi phạm hành chính, so vụ vi phạm hình sự so với giai đoạn 2016 – 2020.

1.2.3. Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực, trình độ, trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp đối với cán bộ, công chức. Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng cơ bản yêu cầu về số lượng và chất lượng, có cơ cấu hợp lý, trình độ chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu của công tác phòng, chống vi phạm pháp luật và phối hợp phòng, chống tội phạm trong lĩnh vực tài chính, chứng khoán, xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa, hành vi chuyển giá, trốn thuế của các doanh nghiệp.

1.2.4. Đẩy mạnh cải cách, hiện đại hóa toàn ngành Tài chính. Phấn đấu đến năm 2020, bảo đảm mức độ hài lòng của cá nhân, tổ chức về thủ tục hành chính đạt trên 80%. Giữ vững và cải thiện chỉ số đánh giá cải cách hành chính của Bộ Tài chính trong nhóm các Bộ, ngành dẫn đầu.

Tham khảo thêm:   Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Toán Sở GD&ĐT TP HCM CÓ ĐÁP ÁN Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Toán

1.2.5. Kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý của ngành đảm bảo thống nhất, phân định rõ chức năng nhiệm vụ và quyền hạn giữa các cơ quan tài chính. Xây dựng bộ máy hiện đại, hiệu quả và hiệu lực, đáp ứng yêu cầu là bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực, thực hiện hiệu quả công tác phòng, chống vi phạm pháp luật và phối hợp phòng, chống tội phạm trong lĩnh vực tài chính, chứng khoán, xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa, hành vi chuyển giá, trốn thuế của các doanh nghiệp.

1.3. Mục tiêu định hướng đến năm 2030

1.3.1. Tiếp tục phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn ngành trong phòng ngừa, đấu tranh, ngăn chặn tội phạm, vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tài chính, chứng khoán, xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa, hành vi chuyển giá, trốn thuế của các doanh nghiệp; giảm vi phạm ở các địa bàn trọng điểm, góp phần đảm bảo an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, tăng thu cho NSNN, phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.

1.3.2. Xây dựng môi trường kinh doanh bình đẳng, lành mạnh, văn minh, để mọi doanh nghiệp, công dân đều có ý thức tôn trọng, tự giác tuân thủ pháp luật về tài chính, chứng khoán, xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa…

1.3.3. Chủ động, tích cực phối hợp với các lực lượng chức năng trong và ngoài ngành trong công tác phòng, chống tội phạm liên quan đến lĩnh vực tài chính, chứng khoán, xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa, hành vi chuyển giá, trốn thuế của các doanh nghiệp.

1.3.4. Nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa, phát hiện, xử lý tội phạm, vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tài chính, chứng khoán, xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa, hành vi chuyển giá, trốn thuế của các doanh nghiệp; đảm bảo xử lý “đúng người, đúng tội, đúng pháp luật”.

2. Nội dung thực hiện

2.1. Hoàn thiện cơ chế, chính sách

2.1.1. Hoàn thiện hệ thống cơ sở pháp lý liên quan đến công tác hải quan theo từng giai đoạn, đảm bảo nội luật hóa đầy đủ, kịp thời, phù hợp, hài hòa với các Điều ước quốc tế và Hiệp định thương tự do đa phương mà Việt Nam đã tham gia, ký kết.

2.1.2. Tổng kết, đánh giá thực hiện Luật Quản lý thuế, nghiên cứu đề xuất sửa đổi quy định Luật Quản lý thuế đảm bảo thống nhất, đồng bộ.

2.1.3. Phối hợp với các Bộ, ngành liên quan nghiên cứu, xây dựng Luật trò chơi có thưởng trình Quốc hội ban hành.

2.1.4. Nghiên cứu, xây dựng Đề án phát triển thị trường kinh doanh trò chơi có thưởng.

2.1.5. Sửa đổi, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về phát hành trái phiếu doanh nghiệp theo hình thức riêng lẻ.

2.1.6. Nghiên cứu, xây dựng và hoàn thiện cơ chế, chính sách về chế độ quản lý tài chính đối với Ngân hàng Nhà nước, các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, kinh doanh dịch vụ đòi nợ.

2.1.7. Nghiên cứu, xây dựng và hoàn thiện cơ chế, chính sách liên quan đến hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Chính sách xã hội, tín dụng đầu tư của Nhà nước và tín dụng chính sách cho người nghèo và các đối tượng chính sách.

2.1.8. Hoàn thiện các văn bản hướng dẫn đối với lĩnh vực kinh doanh mới như casino, đặt cược.

2.1.9. Hoàn thiện cơ chế chính sách và pháp luật chung về chứng khoán, tạo điều kiện cho thị trường chứng khoán phát triển lành mạnh, ổn định, an toàn, hỗ trợ công tác quản lý giám sát hiệu quả đối với thị trường.

2.1.10. Hoàn thiện khung pháp lý về thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm về chứng khoán.

2.1.11. Tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý tài chính đảm bảo chặt chẽ, công khai, minh bạch đáp ứng yêu cầu phòng chống tham nhũng, lãng phí.

2.2. Cải cách hành chính, hiện đại hóa

2.2.1. Cải cách hành chính

a) Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong ngành Tài chính, góp phần cải thiện môi trường kinh doanh, khuyến khích khởi nghiệp, phát triển doanh nghiệp, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh:

a1) Tiếp tục tổ chức thực hiện Nghị quyết số 30c/NQ-CP của Chính phủ về chương trình cải cách tổng thể cải cách hành chính giai đoạn 2011-2020; xây dựng và triển khai các chương trình, kế hoạch nhiệm vụ năm 2017 về cải cách hành chính, kiểm soát thủ tục hành chính.

a2) Tập trung triển khai các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra về cải thiện môi trường kinh doanh, phát triển doanh nghiệp, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia theo Nghị quyết số 19-2016/NQ-CP, Nghị quyết số 35/NQ-CP và Chính phủ điện tử theo Nghị quyết số 36a/NQ-CP của Chính phủ, góp phần thu hẹp khoảng cách năng lực cạnh tranh quốc gia với các nước ASEAN-4.

a3) Mở rộng triển khai hoàn thuế điện tử trên phạm vi toàn quốc; tăng cường phối hợp thu với ngân hàng; phấn đấu thực hiện các dịch vụ công trực tuyến với mức độ cao hơn. Đồng thời, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát để những cải cách thủ tục hành chính đi vào thực tế, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, người nộp thuế.

Tham khảo thêm:   Nghị định 05/2023/NĐ-CP Tăng phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với viên chức y tế dự phòng, y tế cơ sở

a4) Thực hiện đồng bộ, toàn diện các giải pháp cải cách hành chính trong ngành thuế mà trọng tâm là: tiếp tục hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính thuế, rút ngắn quy trình xử lý, hiện đại hóa, ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý nhà nước; giảm thời gian thực hiện thủ tục hành chính, bảo đảm công khai, minh bạch và nâng cao trách nhiệm của cơ quan hành chính nhà nước, phù hợp với thông lệ quốc tế.

a5) Sửa đổi chế độ về in, phát hành, sử dụng hóa đơn để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, chống gian lận thuế.

b) Tăng cường kỷ luật, kỷ cương tài chính, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tham nhũng:

b1) Các cơ quan, địa phương thực hiện nghiêm kỷ luật tài chính – Ngân sách Nhà nước, đảm bảo các khoản thu, chi ngân sách phải được dự toán và do luật định.

b2) Thực hiện triệt để tiết kiệm, chống thất thoát, lãng phí, tham nhũng. Chỉ đạo thực hiện nghiêm các kết luận thanh tra và việc xử lý sau thanh, kiểm tra, kiểm toán đối với những trường hợp vi phạm, gây lãng phí tiền, tài sản nhà nước, tài nguyên thiên nhiên.

b3) Yêu cầu hệ thống Kho bạc Nhà nước tăng cường kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ việc chi tiêu, đảm bảo đúng chính sách, chế độ quy định, nhất là các khoản chi xây dựng trụ sở, mua sắm phương tiện, trang thiết bị đắt tiền.

2.2.2. Ứng dụng công nghệ thông tin, chuyên nghiệp minh bạch trong triển khai hoạt động nghiệp vụ

a) Tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động của các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Tài chính:

a1) Xây dựng và hoàn thành cơ bản hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin của ngành bao gồm hệ thống mạng thông tin, trang thiết bị máy tính, hệ thống thu thập, xử lý, lưu trữ và trao đổi thông tin số, hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về tài chính.

a2) Triển khai hệ thống thông tin GFMIS góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả công quản lý tài chính công.

a3) Công bố danh mục các dịch vụ hành chính công trên mạng thông tin điện tử của Bộ và các cơ quan, đơn vị.

a4) Thực hiện các dịch vụ hành chính công trực tuyến mức độ 3 và 4 (100% khai, nộp và hoàn thuế điện tử), vận hành ổn định hệ thống VINACCS/VCIS, để đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp và người dân. Đến năm 2020, thực hiện mô hình hải quan một cửa quốc gia (NWS) trên toàn hệ thống các đơn vị ngành hải quan và hoàn thành đề án hiện đại hóa công tác quản lý thuế, hệ thống TABMIS của Kho bạc Nhà nước.

b) Ứng dụng, khai thác triệt để công nghệ thông tin, các trang thiết bị hiện đại vào hoạt động nghiệp vụ kiểm soát hải quan, trọng tâm là vận hành, đầu tư nâng cấp hệ thống trang thiết bị kỹ thuật của Phòng Giám sát hải quan trực tuyến và đưa vào vận hành hệ thống seal định vị GPS container; hệ thống theo dõi hoạt động tàu biển vận chuyển xăng, dầu; hệ thống xe chỉ huy giám sát.

c) Áp dụng sâu rộng kỹ thuật quản lý rủi ro trong tất cả các hoạt động nghiệp vụ hải quan, gồm kiểm tra, giám sát hải quan, thanh tra chuyên ngành; triển khai hiệu quả quản lý tuân thủ thông qua các chương trình, kế hoạch hành động phù hợp đối tượng, mục tiêu quản lý; áp dụng các biện pháp hỗ trợ, khuyến khích tuân thủ tự nguyện, hướng đến môi trường tự nguyện tuân thủ pháp luật trong cộng đồng doanh nghiệp xuất, nhập khẩu.

d) Quản lý và tổ chức thực hiện công tác kiểm tra về tiêu chuẩn, chất lượng, kiểm dịch, tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của pháp luật.

e) Đẩy mạnh triển khai hoạt động kiểm tra sau thông quan cả về số lượng, chất lượng trên cơ sở áp dụng đầy đủ mô hình quản lý tuân thủ, kỹ thuật quản lý rủi ro, ứng dụng tối đa công nghệ thông tin, tăng cường trao đổi thông tin với các cơ quan, đơn vị có liên quan.

f) Nắm vững diễn biến tình hình tại các địa bàn trọng điểm; tăng cường công tác tham mưu, chỉ đạo; tổ chức lực lượng đấu tranh quyết liệt, có hiệu quả với hoạt động buôn lậu, sản xuất, vận chuyển, mua bán hàng cấm, vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới, gian lận thương mại và hàng giả.

g) Phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi thủ đoạn gian lận và chiếm đoạt tiền thuế. Thường xuyên nghiên cứu, đổi mới phương pháp kiểm tra, nâng cao chất lượng phân tích hồ sơ khai thuế tại trụ sở cơ quan Thuế. Chú trọng sửa đổi, bổ sung quy trình thanh tra, kiểm tra thuế gắn với xây dựng các ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra. Triển khai việc áp dụng kỹ năng thanh tra, kiểm tra phù hợp với từng đối tượng thanh tra, kiểm tra, đảm bảo đạt hiệu quả cao trong công tác thanh tra, kiểm tra.

h) Giám sát chặt chẽ việc thí điểm cho phép người Việt Nam vào chơi tại các casino và đặt cược bóng đá quốc tế; thực hiện hiệu quả các văn bản, chính sách đối với các lĩnh vực mới như đặt cược, casino.

Tham khảo thêm:   Bộ đề thi học kì 2 lớp 6 năm 2022 - 2023 sách Kết nối tri thức với cuộc sống (9 môn) 55 Đề kiểm tra cuối học kì 2 lớp 6 (Có đáp án + Ma trận)

2.3. Chính quy lực lượng

2.3.1. Nâng cao chất lượng, năng lực, phẩm chất của cán bộ, công chức ngành Tài chính:

a) Thực hiện nghiêm quy định trong công tác cán bộ, cụ thể: về quản lý công chức, viên chức, về đánh giá cán bộ; về trình tự, thủ tục bổ nhiệm cán bộ, về thẩm quyền, trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị, cấp ủy trong công tác cán bộ, về tiêu chuẩn chức danh cán bộ theo Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI về xây dựng Đảng.

b) Phân cấp thẩm quyền quản lý công chức, viên chức gắn với tăng cường kiểm tra, thanh tra, giám sát, bảo đảm tuân thủ quy định pháp luật, nâng cao hiệu quả quản lý công chức, viên chức và hiệu quả hoạt động của đơn vị.

c) Rà soát và có biện pháp khắc phục tình trạng quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý còn khép kín, chưa bảo đảm cơ cấu về tuổi, giới tính như hiện nay; xây dựng quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý giai đoạn 2016 – 2020.

d) Thực hiện nghiêm việc luân chuyển, chuyển đổi vị trí công tác của công chức, viên chức trong từng đơn vị và toàn ngành theo chủ trương của Đảng, Nhà nước và Ban Cán sự Đảng Bộ Tài chính.

e) Đẩy mạnh triển khai công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức, nhất là đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý chuyên gia, cán bộ cấp cơ sở và thực hiện đúng lộ trình phát triển các cơ sở đào tạo thuộc Bộ theo Quy hoạch phát triển nhân lực ngành Tài chính giai đoạn 2012 – 2020.

f) Tiếp tục triển khai “Đề án Đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, công chức” theo Quyết định số 1557/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Đề án vị trí việc làm và xây dựng cơ cấu ngạch công chức, viên chức hợp lý gắn với chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan, đơn vị thuộc Bộ.

g) Nâng cao trách nhiệm, kỷ luật, kỷ cương hành chính và đạo đức công vụ của công chức, viên chức; xây dựng và tổ chức thực hiện chuẩn mực đạo đức của công chức, viên chức ngành Tài chính.

h) Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong ngành tài chính.

i) Tiếp tục thực hiện áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 vào hoạt động của các đơn vị thuộc Bộ.

j) Từng bước hiện đại hóa công sở cơ quan Bộ Tài chính và các đơn vị theo tiêu chuẩn của Chính phủ về hiện đại hóa nền hành chính và điều kiện thực tế của Bộ.

2.3.2. Tiếp tục rà soát chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy và biên chế của các đơn vị. Trên cơ sở kết quả rà soát xây dựng phương án sắp xếp, tổ chức theo hướng tập trung đầu mối theo lĩnh vực, thực hiện chuyên môn hóa, tránh chồng chéo đảm bảo sự thống nhất về đầu mối quản lý, đáp ứng yêu cầu trong tình hình hội nhập trong hiện tại.

2.3.3. Tiếp tục triển khai Đề án Nâng cao năng lực cho lực lượng hải quan chuyên trách chống buôn lậu đến năm 2020; Đề án đầu tư trang bị và quản lý tàu, thuyền của ngành Hải quan giai đoạn 2011 – 2020, hướng tới đầu tư, mua sắm, sửa chữa đội tàu đủ mạnh phục vụ kịp thời nhiệm vụ phòng, chống buôn lậu trên tuyến đường biển.

2.3.4. Xây dựng và tổ chức bộ máy quản lý thuế hiện đại, hiệu lực, hiệu quả phù hợp với yêu cầu thực thi nhiệm vụ của cơ quan Thuế và định hướng phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, đáp ứng yêu cầu quản lý thuế hiện đại theo nguyên tắc tập trung thống nhất.

2.3.5. Xây dựng đội ngũ cán bộ thanh tra, kiểm tra trong sạch, vững mạnh có khả năng hoàn thành tốt nhiệm vụ trong giai đoạn mới.

2.4. Thanh tra, kiểm tra, giám sát đảm bảo hoạt động nghiệp vụ được triển khai đồng bộ, hiệu quả, có chất lượng

2.4.1. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra theo chức năng, nhiệm vụ quản lý ngành Tài chính. Trong đó, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra chuyên đề về chuyển giá, lĩnh vực ngân hàng, gian lận thương mại, trốn thuế, hoàn thuế giá trị gia tăng; kiên quyết xử lý, cưỡng chế, thu hồi nợ thuế theo quy định của pháp luật, giảm nợ đọng thuế… Tăng cường kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc chi tiêu từ NSNN, đảm bảo đúng chính sách, chế độ.

2.4.2. Tiếp tục chú trọng, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra nội bộ ngành nhằm phát hiện, ngăn chặn và phòng ngừa các hành vi tham nhũng, tiêu cực trong phạm vi quản lý của từng đơn vị, xử lý nghiêm những hành vi tiêu cực, tham nhũng, vi phạm pháp luật được phát hiện.

Download file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Quyết định 2497/QĐ-BTC Rút ngắn thời gian đăng ký sử dụng hóa đơn của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *