Bạn đang xem bài viết ✅ Quyết định 2383/QĐ-BTP Tổ chức bồi dưỡng kiến thức pháp luật quốc tế cho công chức, viên chức ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Ngày 22/11/2017, Bộ Tư pháp đã ban hành Quyết định 2383/QĐ-BTP về Chương trình bồi dưỡng kiến thức pháp luật quốc tế và giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế cho công chức, viên chức (CCVC) làm công tác liên quan đến pháp luật. Theo đó, chương trình bồi dưỡng nâng cao kiến thức, kỹ năng về pháp luật quốc tế và giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế cho công chức, viên chức làm công tác liên quan đến pháp luật được chia thành các chương trình bồi dưỡng gồm:

  • Chương trình bồi dưỡng kiến thức về hội nhập kinh tế quốc tế và các vấn đề pháp lý đặt ra đối với Việt Nam.
  • Chương trình bồi dưỡng kiến thức về pháp luật và kỹ năng về điều ước, hợp đồng thương mại, đầu tư quốc tế.
  • Chương trình bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về phòng ngừa tranh chấp và tham gia giải quyết tranh chấp thương mại, đầu tư quốc tế.
  • Thời gian bồi dưỡng của mỗi chương trình là 5 ngày, với thời lượng là 40 tiết (5 ngày x 8 tiết/ngày).

BỘ TƯ PHÁP
——–

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: 2383/QĐ-BTP

Hà Nội, ngày 22 tháng 11 năm 2017

QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG NÂNG CAO KIẾN THỨC, KỸ NĂNG VỀ PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VÀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẦU TƯ QUỐC TẾ CHO CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC LÀM CÔNG TÁC LIÊN QUAN ĐẾN PHÁP LUẬT

BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP

Căn cứ Nghị định số 96/2017/NĐ-CP ngày 16 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp;

Căn cứ Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức;

Căn cứ Quyết định số 2007/QĐ-TTg ngày 16 tháng 11 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng cho công chức, viên chức làm công tác hội nhập quốc tế;

Căn cứ Quyết định số 1063/QĐ-TTg ngày 14 tháng 6 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án nâng cao năng lực cho đội ngũ công chức, viên chức các bộ, ngành, địa phương về pháp luật quốc tế và giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế giai đoạn 2016-2020;

Xét đề nghị của Giám đốc Học viện Tư pháp, Bộ Tư pháp,

QUYẾT ĐỊNH:

Tham khảo thêm:   Quyết định 836/QĐ-TTg Về việc bổ sung nhân sự của Phân ban Việt Nam trong Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam - Hà Lan về thích ứng biến đổi với khí hậu và quản lý nước

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Chương trình bồi dưỡng nâng cao kiến thức, kỹ năng về pháp luật quốc tế và giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế cho công chức, viên chức làm công tác liên quan đến pháp luật.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ trưởng Vụ Pháp luật quốc tế, Cục trưởng Cục Kế hoạch – Tài chính, Giám đốc Học viện Tư pháp và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Nơi nhận:
– Như Điều 3 (để thi hành);
– Bộ trưởng (để b/c);
– Thứ trưởng Nguyễn Khánh Ngọc;
– Các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
– UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
– Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
– Cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp;
– Lưu: VT, HVTP (5b).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Lê Tiến Châu

CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG

NÂNG CAO KIẾN THỨC, KỸ NĂNG VỀ PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VÀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẦU TƯ QUỐC TẾ CHO CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC LÀM CÔNG TÁC LIÊN QUAN ĐẾN PHÁP LUẬT
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2383/QĐ-BTP ngày 22 tháng 11 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp)

I. MỤC TIÊU BỒI DƯỠNG

1. Mục tiêu chung

Bồi dưỡng cập nhật và nâng cao kiến thức về các cam kết quốc tế trong lĩnh vực thương mại hàng hóa, dịch vụ, đầu tư; về pháp luật quốc tế; về các kỹ năng, nghiệp vụ, kinh nghiệm trong đàm phán, ký kết điều ước quốc tế, hợp đồng, giao dịch có yếu tố nước ngoài, giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế cho công chức, viên chức làm công tác liên quan đến các dự án, thỏa thuận, hợp đồng đầu tư có yếu tố nước ngoài để phòng ngừa tranh chấp, rủi ro, đáp ứng kịp thời, hiệu quả yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Cập nhật, bổ sung và nâng cao kiến thức, kỹ năng về:

– Các cam kết quốc tế của Việt Nam trong lĩnh vực thương mại hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, các biện pháp phi thuế quan trong các hiệp định quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia; pháp luật quốc tế về đầu tư quốc tế;

Tham khảo thêm:   Vật lí 10 Bài 27: Hiệu suất Soạn Lý 10 trang 106 sách Kết nối tri thức

– Kỹ năng, kinh nghiệm trong thương lượng, đàm phán, ký kết và thực hiện các điều ước quốc tế, các hợp đồng, giao dịch về đầu tư có yếu tố nước ngoài;

– Kỹ năng, kinh nghiệm về các giải pháp phòng ngừa tranh chấp đầu tư quốc tế; về các phương thức giải quyết tranh chấp và tham gia giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế.

b) Nâng cao nhận thức về trách nhiệm, năng lực làm việc cho công chức, viên chức làm công tác liên quan đến các dự án, các hợp đồng, các thỏa thuận đầu tư có yếu tố nước ngoài tại các bộ, ngành và địa phương.

c) Nhằm phòng ngừa, hạn chế các tranh chấp, rủi ro phát sinh từ hoặc liên quan đến các dự án, các hợp đồng, các thỏa thuận đầu tư có yếu tố nước ngoài.

II. PHƯƠNG PHÁP THIẾT KẾ CHƯƠNG TRÌNH

1. Chương trình bồi dưỡng được xây dựng cho 02 đối tượng sau:

– Công chức, viên chức làm công tác liên quan đến pháp luật của các bộ, ngành, bao gồm: công chức, viên chức làm công tác liên quan đến pháp luật, pháp chế, hội nhập kinh tế quốc tế; quản lý nhà nước, theo dõi, thực hiện đối với các dự án, hợp đồng, giao dịch có yếu tố nước ngoài; xây dựng chính sách liên quan đến hội nhập kinh tế quốc tế.

– Công chức, viên chức làm công tác liên quan đến pháp luật của địa phương, bao gồm: công chức, viên chức làm công tác đến pháp luật, pháp chế, hội nhập kinh tế quốc tế; quản lý nhà nước, thẩm định, cấp phép, theo dõi thực hiện, triển khai các dự án đầu tư, hợp đồng, giao dịch có yếu tố nước ngoài.

2. Nội dung chương trình bồi dưỡng được xây dựng dựa trên:

– Đề án bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng cho công chức, viên chức làm công tác hội nhập quốc tế được phê duyệt theo Quyết định số 2007/QĐ-TTg ngày 16/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ.

– Đề án nâng cao năng lực cho đội ngũ công chức, viên chức các bộ, ngành, địa phương về pháp luật quốc tế và giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế giai đoạn 2016-2020 được phê duyệt theo Quyết định số 1063/QĐ-TTg ngày 14/06/2016 của Thủ tướng Chính phủ.

– Các hiệp định về bảo hộ đầu tư; các hiệp định, các cam kết, thỏa thuận quốc tế về thương mại, đầu tư mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia.

– Tổng hợp kết quả khảo sát về những khó khăn, vướng mắc trên thực tế và đề xuất nội dung các vấn đề cần được bồi dưỡng từ các bộ, ngành và địa phương.

Tham khảo thêm:   Bản đồ thế giới Bản đồ thế giới và các châu lục

3. Chương trình được thiết kế để xây dựng bộ tài liệu bao quát, tổng thể theo hướng gồm các chuyên đề chung cho đến các chuyên đề cụ thể nhằm đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, học tập nâng cao trình độ cho công chức, viên chức ở bộ, ngành Trung ương và địa phương. Đối với những công chức, viên chức chưa được bồi dưỡng các kiến thức về hội nhập kinh tế quốc tế thì sẽ nghiên cứu, tìm hiểu toàn bộ chương trình. Đối với những công chức, viên chức đã được trang bị kiến thức, kỹ năng về hội nhập kinh tế quốc tế thì có thể được bồi dưỡng đối với các nội dung cập nhật, nâng cao.

4. Nội dung chương trình bồi dưỡng được xây dựng không chồng chéo, trùng lặp với các chương trình đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp cho công chức, viên chức; đảm bảo tính chuyên sâu, theo hướng mở để cập nhật, bổ sung các kiến thức, kỹ năng pháp luật quốc tế và giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế.

III. CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG

1. Khối lượng kiến thức và thời gian bồi dưỡng

a) Khối lượng kiến thức:

Chương trình bồi dưỡng nâng cao kiến thức, kỹ năng về pháp luật quốc tế và giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế cho công chức, viên chức làm công tác liên quan đến pháp luật được chia thành các chương trình bồi dưỡng gồm:

– Chương trình bồi dưỡng kiến thức về hội nhập kinh tế quốc tế và các vấn đề pháp lý đặt ra đối với Việt Nam.

– Chương trình bồi dưỡng kiến thức về pháp luật và kỹ năng về điều ước, hợp đồng thương mại, đầu tư quốc tế.

– Chương trình bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về phòng ngừa tranh chấp và tham gia giải quyết tranh chấp thương mại, đầu tư quốc tế.

b) Thời gian bồi dưỡng:

Thời gian bồi dưỡng của mỗi chương trình là 5 ngày, với thời lượng là 40 tiết (5 ngày x 8 tiết/ngày).

Download file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Quyết định 2383/QĐ-BTP Tổ chức bồi dưỡng kiến thức pháp luật quốc tế cho công chức, viên chức của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *