Bạn đang xem bài viết ✅ Quyết định 2101/2012/QĐ-TTg Đề án tái cơ cấu Tổng công ty Cà phê Việt Nam giai đoạn 2012 – 2015 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Quyết định 2101/2012/QĐ-TTg phê duyệt Đề án tái cơ cấu Tổng công ty Cà phê Việt Nam giai đoạn 2012 – 2015 do Thủ tướng Chính phủ ban hành.

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
——————-

Số: 2101/QĐ-TTg

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

—————————————-

Hà Nội, ngày 28 tháng 12 năm 2012

QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN TÁI CƠ CẤU TỔNG CÔNG TY CÀ PHÊ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2012 – 2015

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Quyết định số 929/QĐ-TTg ngày 17 tháng 7 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước giai đoạn 2011-2015;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Hội đồng thành viên Tổng công ty Cà phê Việt Nam,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án tái cơ cấu Tổng công ty Cà phê Việt Nam (Vinacafe) giai đoạn 2012 – 2015 với các nội dung sau:

Tham khảo thêm:   Văn mẫu lớp 12: Tổng hợp dàn ý bài Người lái đò sông Đà (7 mẫu) Dàn ý Người lái đò sông Đà

I. MỤC TIÊU, ĐỊNH HƯỚNG

Bảo đảm Vinacafe có cơ cấu hợp lý, tập trung vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh chính là trồng, sản xuất, chế biến và kinh doanh cà phê; nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và sức cạnh tranh trên cơ sở năng suất, chất lượng, đa dạng hóa các sản phẩm cà phê; phát huy thương hiệu Vinacafe, có uy tín trong nước và thế giới; tích cực tham gia bảo đảm an sinh xã hội, củng cố an ninh quốc phòng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc và khu vực Tây Nguyên.

II. NỘI DUNG TÁI CƠ CẤU

1. Ngành, nghề kinh doanh:

a) Ngành, nghề kinh doanh chính: Trồng, sản xuất, chế biến và kinh doanh cà phê.

b) Ngành, nghề kinh doanh có liên quan phục vụ trực tiếp ngành, nghề kinh doanh chính: Sản xuất đồ uống từ sản phẩm cà phê.

c) Các ngành, nghề kinh doanh khác theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

2. Vốn điều lệ của Tổng công ty Cà phê Việt Nam: Do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định sau khi có ý kiến thoả thuận của Bộ Tài chính.

3. Phân loại, sắp xếp các đơn vị thành viên hiện có của Tổng công ty Cà phê Việt Nam giai đoạn 2012-2015:

Tham khảo thêm:   Đề thi học kì 1 lớp 1 môn Toán, Tiếng Việt theo Thông tư 22 Đề kiểm tra học kì 1 lớp 1

a) Duy trì Công ty mẹ – Vinacafe là doanh nghiệp 100% vốn nhà nước và các đơn vị phụ thuộc Công ty mẹ (13 đơn vị):

Trung tâm Xuất nhập khẩu Vinacafe;

Công ty Xuất nhập khẩu Cà phê Đắk Hà;

Công ty Cà phê 331;

Công ty Kinh doanh tổng hợp Vinacafe Quy Nhơn;

Chi nhánh Tổng công ty Cà phê Việt Nam tại Nam Tây Nguyên;

Công ty Cà phê 719;

Công ty Cà phê Buôn Hồ;

Công ty Cà phê la Sao I;

Công ty Cà phê la Sao II;

Công ty Cà phê 706;

Công ty Cà phê Đắk Đoa;

Công ty Cà phê Đắk Uy;

Trung tâm Ging lúa lai (đơn vị sự nghiệp có thu).

b) Duy trì doanh nghiệp do Công ty mẹ – Vinacafe nắm giữ 100% vốn điều lệ (25 doanh nghiệp):

Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Cà phê Việt Đức;

Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Cà phê 716;

Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Cà phê 720;

Download file tài liệu để xem thêm chi tiết

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Quyết định 2101/2012/QĐ-TTg Đề án tái cơ cấu Tổng công ty Cà phê Việt Nam giai đoạn 2012 – 2015 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

Tham khảo thêm:   Tổng hợp code Soul Knight Prequel và cách nhập

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *