Bạn đang xem bài viết ✅ Quyết định 20/2013/QĐ-BCĐPPP Kế hoạch hoạt động của Ban Chỉ đạo về đầu tư theo hình thức đối tác công – tư (PPP) ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Quyết định 20/2013/QĐ-BCĐPPP về Kế hoạch hoạt động của Ban Chỉ đạo về đầu tư theo hình thức đối tác công – tư (PPP).

BAN CHỈ ĐẠO PPP
——–
Số: 20/QĐ-BCĐPPP

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———————

Hà Nội, ngày 07 tháng 02 năm 2013

QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG NĂM 2013 CỦA BAN CHỈ ĐẠO VỀ ĐẦU TƯ THEO HÌNH THỨC ĐỐI TÁC CÔNG – TƯ (PPP)
TRƯỞNG BAN CHỈ ĐẠO VỀ ĐẦU TƯ THEO HÌNH THỨC ĐỐI TÁC CÔNG – TƯ (PPP)

Căn cứ Quyết định số 71/2010/QĐ-TTg ngày 09 tháng 11 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế thí điểm đầu tư theo hình thức đối tác công – tư;

Căn cứ Quyết định số 1624/QĐ-TTg ngày 29 tháng 10 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Ban Chỉ đạo về đầu tư theo hình thức đối tác công – tư (PPP);

Căn cứ Quyết định số 161/QĐ-BCĐPPP ngày 11 tháng 12 năm 2012 của Phó Thủ tướng, Trưởng Ban Chỉ đạo về đầu tư theo hình thức đối tác công – tư, ban hành Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt “Kế hoạch hoạt động năm 2013 của Ban Chỉ đạo về đầu tư theo hình thức đối tác công – tư (PPP)” với các nội dung chủ yếu sau:

1. Mục tiêu

Tạo bước đột phá, đẩy mạnh chương trình thí điểm đầu tư theo hình thức PPP (được quy định tại Quyết định số 71/2010/QĐ-TTg ngày 09/11/2010 của Thủ tướng Chính phủ). Đặc biệt, tập trung vào các nhiệm vụ: (1) về khuôn khổ pháp lý; (2) về lựa chọn dự án thí điểm; (3) về bố trí nguồn ngân sách Nhà nước cho các dự án PPP; (4) về tăng cường năng lực; và (5) về sử dụng các nguồn hỗ trợ nước ngoài.

2. Các nhiệm vụ cụ thể

a) Hoàn thiện cơ bản hành lang pháp lý trong việc thực hiện thí điểm mô hình PPP theo Quyết định số 71/2010/QĐ-TTg ngày 09/11/2010 của Thủ tướng Chính phủ:

Sửa đổi, bổ sung một số điều trong Quyết định số 71/2010/QĐ-TTg nhằm phù hợp với điều kiện thực tế triển khai; trong đó, xem xét, sửa đổi các cơ chế, chính sách đặc thù của Nhà nước hỗ trợ các dự án PPP thí điểm.

Ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện: (1) Hướng dẫn về lựa chọn dự án PPP, sử dụng Quỹ hỗ trợ chuẩn bị dự án (PDF); (2) Hướng dẫn quy trình, thủ tục đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư đối với các dự án PPP; (3) Quy định về quy trình, thủ tục giải ngân và cơ chế quản lý phần vốn tham gia của Nhà nước đối với các dự án PPP; (4) Cơ chế đặc thù hỗ trợ các dự án PPP, trong đó bổ sung các chính sách về thuế và ưu đãi đầu tư.

Tham khảo thêm:   Phụ lục Nghị định 11/2020/NĐ-CP Trọn bộ Biểu mẫu đi kèm Nghị định 11/2020/NĐ-CP

b) Tập trung nghiên cứu, đề xuất các dự án có tính thương mại cao, quy mô và lĩnh vực phù hợp để đưa vào danh mục sơ bộ các dự án thí điểm đầu tư theo mô hình PPP. Trên cơ sở kết quả đánh giá của Bộ Kế hoạch và Đầu tư đối với các dự án PPP tiềm năng, Ban Chỉ đạo sẽ tiến hành xem xét, lựa chọn tối thiểu 05 dự án thực hiện đầu tư thí điểm; trình Trưởng Ban Chỉ đạo phê duyệt Danh mục dự án PPP để coi đó là một trong những nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu trong năm 2013 của chương trình PPP.

c) Nghiên cứu, trình Thủ tướng Chính phủ phương án bố trí nguồn vốn ngân sách tập trung ở Trung ương (khoảng 20 nghìn tỷ đồng cho giai đoạn 2013-2015) dành riêng để sẵn sàng phân bổ cho các dự án PPP được lựa chọn thí điểm.

Hoàn thiện thủ tục hình thành Quỹ PDF nhằm hỗ trợ chuẩn bị các dự án PPP thí điểm. Đồng thời, nghiên cứu xây dựng quy chế hoạt động đối với Quỹ đầu tư cơ sở hạ tầng.

d) Đẩy mạnh công tác đào tạo, nâng cao năng lực về PPP cho cán bộ, công chức tại cơ quan Trung ương và địa phương trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ về PPP, cụ thể gồm:

Khảo sát, xác định nhu cầu đào tạo và xây dựng Kế hoạch đào tạo, tăng cường năng lực, kèm theo đề xuất nguồn lực để thực hiện kế hoạch trong ngắn hạn và trung hạn.

Trong năm 2013, thực hiện đào tạo, tăng cường năng lực về PPP, trước mắt tập trung đối với các cán bộ, công chức thuộc Tổ công tác liên ngành về PPP, các đơn vị chuyên trách, chủ trì về PPP và các đơn vị đầu mối, trực tiếp thực hiện dự án PPP tại các Bộ, ngành và địa phương có dự án PPP thí điểm.

đ) Rà soát các nguồn hỗ trợ kỹ thuật từ các Tổ chức tài chính, nhà tài trợ nước ngoài (đặc biệt nguồn vốn ODA) cho việc nghiên cứu, phát triển mô hình đầu tư có sự phối hợp giữa Nhà nước và Tư nhân đang triển khai tại các Bộ, ngành và địa phương trong cả nước.

Tham khảo thêm:   Mẫu thông báo đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê nhà Thông báo đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê nhà

Nghiên cứu, đề xuất phương án phối hợp hành động nhằm thống nhất và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài trợ, các mô hình đầu tư có sự phối hợp giữa Nhà nước và Tư nhân từ các Nhà tài trợ, các Tổ chức tài chính quốc tế.

3. Kế hoạch thực hiện

Trách nhiệm thực hiện (chủ trì hoặc phối hp) và thời gian hoàn thành được nêu tại Phụ lục kèm theo quyết định này.

Điều 2.Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

Điều 3.Các Thành viên Ban Chỉ đạo, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./

Nơi nhận:
Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
Văn phòng Chủ tịch nước;
Văn phòng và các y ban của Quốc hội;
HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
Các thành viên Ban Chỉ đạo;
VPCP: BTCN, các PCN, Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
Lưu: Văn thư, BCĐPPP(3b).

TRƯỞNG BAN
PHÓ THỦ TƯỚNG

(Đã ký)


Hoàng Trung Hải

PHỤ LỤC
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG NĂM 2013 CỦA BAN CHỈ ĐẠO VỀ ĐẦU TƯ THEO HÌNH THỨC ĐỐI TÁC CÔNG – TƯ (PPP)
(Ban hành kèm theo Quyết định số 20/QĐ-BCĐPPP ngày 07/02/2013 của Trưởng Ban Chỉ đạo PPP)

TT

Nhiệm vụ

Thời hạn hoàn thành

Cơ quan chủ trì

Cơ quan phối hợp

I. Hoàn thiện cơ bản hành lang pháp lý cho giai đoạn thí điểm

1

Sửa đổi, bổ sung một số điều trong Quyết định số 71/2010/QĐ-TTg nhằm phù hợp với điều kiện thực tế triển khai.

Tháng 4

Bộ KH&ĐT

Các Bộ, ngành, địa phương

2

Ban hành Hướng dẫn về lựa chọn dự án PPP và sử dụng Quỹ hỗ trợ lập đề xuất dự án (PDF).

Tháng 4

Bộ KH&ĐT

Bộ TC

3

Nghiên cứu xây dựng quy chế hoạt động đối với Quỹ cơ sở hạ tầng.

Trong năm

Bộ TC

Bộ KH&ĐT

4

Ban hành Hướng dẫn quy trình, thủ tục đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư đối với các dự án PPP.

Quý III

Bộ KH&ĐT

Các Bộ, ngành, địa phương

5

Ban hành Quy định về quy trình, thủ tục giải ngân và cơ chế quản lý phần vốn tham gia của Nhà nước đối với các dự án PPP.

Quý IV

Bộ TC

Bộ KH&ĐT

6

Xây dựng Cơ chế đặc thù hỗ trợ các dự án PPP, trong đó bổ sung các chính sách về thuế và ưu đãi đầu tư.

Quý IV

Bộ KH&ĐT và Bộ TC

Các Bộ, ngành, địa phương

II. Lựa chọn dự án PPP thí điểm

1

Tập trung nghiên cứu, đề xuất các dự án có tính thương mại cao, quy mô và lĩnh vực phù hợp; gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư rà soát, đánh giá.

Tháng 4

Các Bộ, ngành, địa phương

Bộ KH&ĐT

2

Rà soát các đề xuất dự án PPP của các Bộ, ngành và địa phương; đánh giá, tổng hp trình Ban Chỉ đạo xem xét, quyết định.

Quý II

Bộ KH&ĐT

Các Bộ, ngành, địa phương

3

Ban Chỉ đạo xem xét phê duyệt lựa chọn tối thiểu 05 dự án thực hiện đầu tư thí điểm.

Quý III

Ban Chỉ đạo PPP

Bộ KH&ĐT

4

Phê duyệt Danh mục dự án PPP thí điểm đầu tư theo mô hình PPP.

Tháng 11

Trưởng Ban CĐ và VPCP

Bộ KH&ĐT

III. Bố trí nguồn vốn ngân sách tập trung ở Trung ương

1

Trình Chính phủ phương án bố trí nguồn vốn ngân sách tập trung ở Trung ương (khoảng 20 nghìn tỷ VNĐ) dành riêng để sẵn sàng phân bổ cho các dự án PPP được lựa chọn thí điểm.

Tháng 9

Bộ KH&ĐT

Bộ TC

2

Hoàn thiện thủ tục hình thành quỹ PDF nhằm hỗ trợ chuẩn bị các dự án PPP thí điểm.

Tháng 3

Bộ KH&ĐT

Bộ TC

IV. Tăng cường năng lực vPPP

1

Khảo sát, xác định nhu cầu đào tạo và xây dựng Kế hoạch đào tạo, tăng cường năng lực; kèm theo đề xuất nguồn lực để thực hiện kế hoạch (trong năm 2013, tập trung đối với Tổ công tác liên ngành về PPP, các đơn vị chuyên trách, đầu mối và chủ trì về PPP).

Tháng 3

Bộ KH&ĐT

Bộ TC

2

Triển khai thực hiện Kế hoạch đào to, tăng cường năng lực vPPP đã được phê duyệt.

Cả năm

Bộ KH&ĐT

Các Bộ, ngành, địa phương

V. Sử dụng các nguồn hỗ trợ nước ngoài

1

Rà soát, xây dựng Báo cáo tổng hp các nguồn hỗ trợ kỹ thuật từ các Tổ chức tài chính, nhà tài trợ nước ngoài (đặc biệt nguồn vốn ODA) cho việc nghiên cứu, phát triển mô hình đầu tư có sự phối hợp giữa Nhà nước và Tư nhân đang triển khai tại các Bộ, ngành và địa phương.

Quý III

Bộ KH&ĐT

Các Bộ, ngành, địa phương

2

Nghiên cứu, xây dựng Cơ chế phối hợp hành động nhằm thống nhất và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài trợ, các mô hình đầu tư có sự phối hợp giữa Nhà nước và Tư nhân từ các Nhà tài trợ, các Tổ chức tài chính quốc tế.

Quý IV

Bộ KH&ĐT

Các Bộ, ngành, địa phương

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Quyết định 20/2013/QĐ-BCĐPPP Kế hoạch hoạt động của Ban Chỉ đạo về đầu tư theo hình thức đối tác công – tư (PPP) của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

Tham khảo thêm:   Báo cáo danh sách và tiền lương viên chức Ban hành theo Thông tư 07/2019/TT-BNV

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *