Bạn đang xem bài viết ✅ Quyết định 1465/QĐ-TTg Thực hiện thí điểm ký quỹ đối với người lao động đi làm việc tại Hàn Quốc ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Quyết định 1465/QĐ-TTg năm 2013 về thực hiện thí điểm ký quỹ đối với người lao động đi làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình cấp phép việc làm cho lao động nước ngoài của Hàn Quốc do Thủ tướng Chính phủ ban hành.

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
——–

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————————-

Số: 1465/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 21 tháng 08 năm 2013

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC THỰC HIỆN THÍ ĐIỂM KÝ QUỸ ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG ĐI LÀM VIỆC TẠI HÀN QUỐC THEO CHƯƠNG TRÌNH CẤP PHÉP VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NƯỚC NGOÀI CỦA HÀN QUỐC

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Bộ luật dân sự ngày 27 tháng 6 năm 2005;

Căn cứ Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng ngày 29 tháng 11 năm 2006;

Căn cứ Nghị định số 106/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Thực hiện thí điểm ký quỹ đối với người lao động đi làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình cấp phép việc làm cho lao động nước ngoài của Hàn Quốc (sau đây gọi là người lao động) như sau:

Tham khảo thêm:   Kế hoạch 217/KH-BGDĐT Triển khai Đề án “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025” của ngành Giáo dục năm 2019

1. Mức tiền ký quỹ:

a) Người lao động trước khi đi làm việc tại Hàn Quốc phải ký quỹ 100 (một trăm) triệu đồng;

b) Người lao động thuộc đối tượng được vay vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội để đi làm việc ở nước ngoài có nhu cầu thì được vay tối đa 100 (một trăm) triệu đồng tại Ngân hàng Chính sách xã hội để ký quỹ.

2. Sử dụng tiền ký quỹ:

a) Người lao động hoàn thành hợp đồng về nước đúng hạn, người lao động bị chết trong thời gian làm việc theo hợp đồng hoặc phải về nước trước hạn do điều kiện khách quan (thiên tai, ốm đau, tai nạn,…), người lao động không đi làm việc tại Hàn Quốc sau khi đã nộp tiền ký quỹ thì tiền ký quỹ của người lao động (bao gồm cả gốc và lãi) sẽ được hoàn trả cho người lao động sau khi đã trừ các chi phí phát sinh hợp lý (nếu có);

b) Người lao động về nước trước thời hạn do vi phạm hợp đồng thì tiền ký quỹ của người lao động (bao gồm cả gốc và lãi) được sử dụng để bù đắp thiệt hại phát sinh do lỗi của người lao động gây ra (nếu có); nếu còn thừa được trả lại cho người lao động; nếu tiền ký quỹ không đủ thì người lao động phải nộp bổ sung;

c) Người lao động bỏ trốn khỏi nơi làm việc theo hợp đồng hoặc hết hạn hợp đồng không về nước đúng hạn, ở lại cư trú và làm việc trái phép tại Hàn Quốc thì tiền ký quỹ của người lao động (bao gồm cả gốc và lãi) không phải hoàn trả cho người lao động. Số tiền ký quỹ này được chuyển vào Quỹ Giải quyết việc làm tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để hỗ trợ công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật và các hoạt động khác nhằm đẩy mạnh xuất khẩu lao động và giải quyết việc làm tại địa phương;

Tham khảo thêm:   Bài tập trắc nghiệm phần so sánh trong Tiếng Anh Bài tập tiếng Anh

c) Người lao động vay Ngân hàng Chính sách xã hội để ký quỹ mà bỏ trốn khỏi nơi làm việc theo hợp đồng hoặc hết hạn hợp đồng không về nước đúng hạn, ở lại cư trú và làm việc trái phép tại Hàn Quốc thì tiền ký quỹ của người lao động (bao gồm cả gốc và lãi) được sử dụng để trả khoản vay Ngân hàng Chính sách xã hội.

3. Thời hạn thí điểm là 5 năm, kể từ ngày Quyết định này có hiệu lực.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội có trách nhiệm:

– Thông tin, tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật liên quan đến người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, các quy định của Việt Nam và Hàn Quốc về Chương trình cấp phép việc làm cho lao động nước ngoài của Hàn Quốc;

– Theo dõi, giám sát tình hình thực hiện hợp đồng của người lao động và thông báo cho ngân hàng để có cơ sở xử lý tiền ký quỹ của người lao động theo quy định tại Quyết định này;

– Chủ trì, phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn việc ký quỹ, lãi suất tiền ký quỹ;

– Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính hướng dẫn việc quản lý và sử dụng tiền ký quỹ.

2. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm:

Tham khảo thêm:   Top phim đáng xem nhất trong ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3

– Chủ trì, phối hợp với các tổ chức chính trị – xã hội thông tin, tư vấn cho người lao động các quy định của pháp luật liên quan đến người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, các quy định của Việt Nam và Hàn Quốc về Chương trình cấp phép việc làm cho lao động nước ngoài của Hàn Quốc;

– Đôn đốc, vận động các gia đình có người thân đi làm việc ở Hàn Quốc thực hiện đúng hợp đồng, về nước đúng thời hạn;

– Sử dụng tiền ký quỹ của người lao động đúng mục đích theo hướng dẫn của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Bộ Tài chính.

Điều 3. Hiệu lực thi hành

Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 4. Trách nhiệm thi hành

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Tổng Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Nơi nhận:
– Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
– Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
– UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
– Văn phòng TW Đảng;
– Văn phòng Tổng Bí thư;
– Văn phòng Chủ tịch nước;
– Văn phòng Quốc hội;
– Kiểm toán Nhà nước;
– Ngân hàng Chính sách xã hội;
– Cơ quan TW của các đoàn thể;
– VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTCP, Cổng TTĐT, các Vụ: KTTH, QHQT, TKBT, PL, TH;
– Lưu: VT, KGVX (3b).

KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG

Nguyễn Thiện Nhân

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Quyết định 1465/QĐ-TTg Thực hiện thí điểm ký quỹ đối với người lao động đi làm việc tại Hàn Quốc của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *